Trong vài năm qua, Trung Quốc đã ngày càng quyết liệt trong việc khẳng định đòi hỏi chủ quyền qua việc sự dụng và đe dọa vũ lực. Nay Trung Quốc đặt cược lớn hơn với việc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa. Diện tích của Tam Sa khiến nó là thành phố nhỏ nhất thế giới về diện tích đất (khoảng 15 km2, tương đương với 2% diện tích đất của New York), nhưng lớn nhất thế giới về diện tích biển với gần 2 triệu km2.

Trung Quốc dựa trên vùng nước lịch sử để đòi hỏi 90% diện tích Biển Đông. Đây là phiên bản Đông Nam Á của vùng biển của người La Mã - Biển Địa Trung Hải. Trung Quốc chưa bao giờ giải thích ý nghĩa chính xác của đường 9 đoạn. Đường 9 đoạn không phù hợp mục tiêu chính của UNCLOS 82 là đem lại trật tự trước xu hướng các quốc gia ngày càng khẳng định quyền kinh tế đối với thềm lục địa của mình. Mỹ có vai trò quan trọng trong việc khởi thảo luật biển, đã ký những chưa thông qua. Tuy nhiên, cả 3 chính quyền liên tiếp gần đây đã ủng hộ những nguyên tắc cơ bản của luật biển. Trong khi đó, Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS chỉ áp dụng một cách chọn lọc theo cách có lợi cho mình.

Việc Trung Quốc thành lập khu quân sự mới ở đảo Phú Lâm, “Tam Sa” làm gia tăng căng thẳng ở khu vực, song ít có khả năng làm khả năng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Trách nhiệm bảo vệ lãnh hải vẫn chủ yếu do lực lượng ở “Tây Sa”. Do đó hành động thành lập thành phố và khu quân sự ở đảo Phú Lâm chủ yếu là củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông về khía cạnh hành chính và hậu cần.

Những chia rẽ vừa qua của ASEAN tại Căm-pu-chia, người bạn thân nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, có ảnh hưởng lớn đối với tranh chấp ở Biển Đông. Chia rẽ ASEAN sẽ khiến cho Hiệp hội khó có khả năng thuyết phục Trung Quốc tham gia vào tiến trình đàm phán COC.

Dr. Richard Cronin và MA. Zach Dubel, viện Stimson ( Mỹ)

Thùy Anh(gt)