Tuy nhiên, trên vấn đề Biển Đông, theo giáo sư Hùng, lập trường của Mỹ và TQ “về căn bản không thay đổi”. Riêng đối với ASEAN, các quốc gia ĐNÁ đã biết tăng cường hợp tác với nhau hơn và thu hút được nhiều nước lớn hơn quan tâm đến vùng Biển Đông để cân bằng uy lực của TQ. Tình hình kể trên đã buộc TQ phải tìm kế “đấu dịu” và thỏa thuận về Biển Đông vừa thông qua là nhằm trấn an các láng giềng ĐNÁ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bước tiến rất nhỏ vì văn bản không có “hiệu lực thi hành”. Nhận định chung về quan điểm của TQ trong vấn đề Biển Đông, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đường lối của Bắc Kinh vẫn là “lấy thịt đè người” để chèn ép các nước ĐNÁ, nhưng nếu bị kháng cự mạnh mẽ thì họ sẽ “mềm nắn rắn buông”.

Trong bối cảnh các nước láng giềng của TQ đang lo ngại về việc TQ gia tăng sức mạnh quân sự, kế hoạch đóng tàu sân bay sẽ càng làm rõ thêm hình ảnh một nước TQ hiếu chiến, vì vậy BQP TQ đã phải công khai giải thích tham vọng đóng tàu sân bay của mình.

Nhật báo Tin tức Bắc Kinh trích lại phát biểu ngày 29/7 của tướng La Viện, một nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Khoa học Quân sự TQ rằng: “Nếu nhìn vào các nước láng giềng của chúng ta, Ấn Độ từ nay đến năm 2014 sẽ có 3 tàu sân bay, NB đến năm 2014 cũng sẽ có 3 chiến hạm tương đương với tàu sân bay, vậy thì tôi cho rằng TQ phải có tối thiểu 3 chiếc tàu sân bay nếu chúng ta muốn bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của mình một cách hiệu quả”. Trước đó, vào ngày 27/7, NFN/BQP TQ Cảnh Nhạn Sinh đã thừa nhận đang đóng chiếc tàu sân bay đầu tiên và cho biết nước này sẽ sử dụng chiếc tàu sân bay đầu tiên được nâng cấp từ vỏ tàu mua của Ukraine cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu.

Nếu như thông tin xung quanh chiếc tàu sân bay đầu tiên đang được các nước láng giềng của TQ theo dõi với mối quan ngại đặc biệt, thì vào ngày 29/7, Mỹ đã hoan nghênh việc TQ công khai dự án tàu sân bay, coi đó là một bước tiến lớn tới sự minh bạch hơn giữa hai nước.

Hoàng Hải (tổng hợp)