Vấn đề an ninh lãnh thổ Trung Quốc tuy đã được thảo luận nhiều nhưng tình hình lại phát triển theo xu hướng ngày càng leo thang. Đa số công chúng Trung Quốc đều nhận định “Mỹ thực hiện bao vây Trung Quốc theo hình chữ C” nên cho dù Trung - Mỹ không trực tiếp có những xung đột vì các cuộc diễn tập quân sự này nọ thì các nước được ủng hộ xung quanh cũng càng thêm hung hăng. Trên thực tế, việc Việt Nam tuyên bố “sẵn sàng chiến đầu vì Biển Đông” và chính quyền Lee Myung-bak không ngừng gây ra các vấn đề mới xung quanh sự kiện tầu Cheonan cho thấy sự xung đột chỉ có tăng mà không hề giảm đi. Chính vì tình hình nghiêm trọng khiến một số báo chí và học giả Trung Quốc đã không ngừng đưa ra các kiến nghị, chủ trương về biện pháp đối phó của CP Trung Quốc, trong đó kiến nghị mang tính đại diện nhất và được nhiều cư dân mạng ủng hộ nhất là trước tiên phải dạy cho VN một bài học”.  

 

Nếu lấy cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia để làm tham khảo trong xây dựng đối sách của Trung Quốc thì chủ trương “trước tiên phải dạy cho Việt Nam một bài học” quả thực là có ý nghĩa quy hoạch và điều trị trực tiếp. Nếu có thể “nghiêm khắc trừng phạt những hành vi sai trái của Việt Nam” không chỉ có tác dụng cảnh cáo các nước có mưu đồ ở Biển Đông liên quan mà còn thể hiện được hình ảnh kiên nghị của Trung Quốc. Tuy nhiên, áp dụng mô hình thành công của một sự việc lên một sự việc có hoàn cảnh khác chưa chắc đã là lựa chọn có hiệu quả. Do chiều hướng chiến lược của Mỹ có ảnh hưởng rất sâu sắc tới tình hình thế giới, cộng thêm xu thế Mỹ đang chuyển hướng từ bao vây Nga sang Trung Quốc nên việc Nga tấn công thành công Gruzia không thể tái diễn trong tình huống như Trung Quốc dạy cho Việt Nam bài học. Đồng thời, nếu điều đó xảy ra, những diễn biến tiếp theo cũng rất khó dự báo chính xác. Mặt khác, nếu so sánh bối cảnh và thực lực cuộc xung đột giữa Nga - Gruzia với khả năng xung đột giữa Trung Quốc – Việt Nam rõ ràng là có sự khác biệt. Nga có ưu thế áp đảo so với Gruzia, Trung Quốc thì chỉ có một số ưu thế hơn so với Việt Nam; kết quả cuộc xung đột giữa Nga - Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia tuyên bố độc lập, vậy nếu Trung Quốc với Việt Nam xung đột thì Trung Quốc sẽ được lợi ích gì? Trong bối cảnh các nước phương Tây đã trở thành đối tác hợp tác dầu khí với Việt Nam, nếu hành động vũ lực của Trung Quốc không thu về được một cục diện có lợi thì các hành động đó trở nên vô nghĩa; nếu Trung Quốc thu hồi lại các tài nguyên ở Biển Đông thì sự xung đột giữa Trung Quốc với nước ngoài càng lan rộng.

 

Trên thực tế, sự phức tạp của vấn đề không chỉ có vậy. Trung Quốc cần ý thức được rằng cuộc xung đột Nga - Gruzia chỉ trong 1 tuần là kết thúc, nếu có khả năng xảy ra xung đột Trung - Việt e rằng 2 tháng khó có thể kết thúc. Đây không chỉ là kinh nghiệm lịch sử từ “cuộc chiến tranh tự vệ Trung - Việt” mà còn xuất phát từ sự lo ngại về chiều hướng chiến lược của Mỹ. Tuy hai nước Việt - Mỹ chưa có hiệp ước quân sự nhưng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam những trang bị quân sự tinh nhuệ. Nếu sự việc diễn ra như vậy, cuộc chiến Trung - Việt sẽ kéo dài; Mỹ sẽ càng tăng cường mức độ can dự; Nhật Bản, Ấn Độ, Úc cũng tranh thủ nhảy vào, sẽ khiến tình hình càng thêm nguy hiểm.

 

Do Mỹ có ảnh hưởng sâu sắc, cộng thêm với nhiều toan tính của các nước nên vấn đề cấp thiết nhất đối với giới báo chí và học giả Trung Quốc hiện nay là nhìn nhận và đánh giá chính xác nguyên nhân tại sao quan hệ “Trung - Mỹ từng được đánh giá là thời kỳ tốt nhất” lại chuyển sang tình hình như hiện nay. Nếu không đi sâu nghiên cứu nguyên nhân điều chỉnh chiến lược của Mỹ, chỉ tự thổi lên cái gọi là “dạy cho Việt nNam bài học” thì kết quả cuối cùng chỉ làm cho môi trường an ninh của Trung Quốc càng thêm xấu đi. Việc nghiên cứu sự sắp xếp chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc đang là vấn đề cấp bách.

Trần Nam (gt)