Ngày 17/5 tại Bắc Kinh, Báo Văn hối Hồng Công đã tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề Biển Đông, tham gia buổi tọa đàm có Trung tướng Mi Chấn Ngọc - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự, Thiếu tướng La Viện - Phó Hội trưởng kiêm TTK Hội Xúc tiến Văn hóa Chiến lược TQ, Thiếu tướng Bành Quang Khiêm - PTTK Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia thuộc Hội Nghiên cứu khoa học chính sách TQ, Thiếu tướng Phan Chấn Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược ĐH Quốc phòng TQ, Thiếu tướng Từ Quang Cốc - Hiệp hội Giải trừ quân bị TQ, Thiếu tướng Vương Hải Vận - Nguyên Trưởng Tùy viên Quân sự tại Nga. Các tướng lĩnh nhất trí cho rằng, sự trỗi dậy hòa bình của TQ không đồng nghĩa với việc không có chiến tranh.

Sáu vị khách mời cho rằng, vấn đề quy thuộc các đảo bãi tại Biển Đông là lợi ích cốt lõi của TQ, việc giải quyết sự kiện đảo Scarborough có hiệu ứng hình mẫu cho cả vấn đề Biển Đông, chỉ được thành công, không được thất bại, cần phải nổi bật lập trường kiên định ta là chủ, chủ quyền thuộc ta, thể hiện rõ quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của TQ.

Mi Chấn Ngọc nêu, căng thẳng Trung - Phi tại đảo Scarborough đã kéo dài hơn một tháng, không có cọ sát quân sự là thượng sách, vẫn cần thiết phải thông qua đàm phán ngoại giao để giải quyết. La Viện nói: “Hiện TQ đang trỗi dậy hòa bình, tuy nhiên đây không đồng nghĩa với việc chúng ta treo cao biểu ngữ “không có chiến tranh”, nếu không họ sẽ không ngừng thách thức giới hạn cuối cùng của chúng ta”. Trong khi đó, Bành Quang Khiêm cho rằng, hiện các nước xung quan Biển Đông và Mỹ đang xem TQ xử lý sự kiện Scarborough như thế nào, nếu xử lý tốt, cả cục diện sẽ mở ra, xử lý không tốt cả quốc gia sẽ không có thế chủ động chiến lược.

Đối với tiêu chuẩn xử lý sự kiện Scarborough, Từ Quang Cốc cho rằng, chỉ cần TQ bảo vệ, thực hiện và vận dụng quyền lợi của mình, có thể tự do tiến hành đánh bắt, thăm dò, tuần tra, diễn tập tại các vùng biển liên quan thì có thể coi là thành công. Từ Quang Cốc và Bành Quang Khiêm cùng cho rằng, cần tăng cường quản lý thường xuyên đối với Scarborough, tầu PLP đến là phải bắt, cần phạt là phải phạt. Từ Quang Cốc nhấn mạnh: “trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, anh không được nói rằng anh gầy yếu, anh có thể phạm luật”.

Vương Hải Vận nêu ra cách giải quyết vấn đề Biển Đông theo “phương thức Hoàng Nham (Scarborough)”: “TQ cần phải thay đổi cục diện bị động để đối phương gặm nhấm chiếm lĩnh đối với vấn đề Biển Đông”, trên cơ sở nhấn mạnh yêu cầu PLP rút khỏi Scarborough, thực sự khôi phục sự quản lý của TQ đối với Scarborough, từng bước có lựa chọn, xây dựng sự tồn tại thực chất tại các đảo bãi khác”.

La Viện kiến nghị, TQ cần nhanh chóng xây dựng chiến lược biển quốc gia, tăng cường “6 tồn tại” tại Biển Đông bao gồm phân chia hành chính, pháp luật, quân sự, chấp pháp, kinh tế và dư luận; thành lập Ủy ban Hải dương Quốc gia và Đội Cảnh vệ biển Quốc gia do lãnh đạo nhà nước đứng đầu.

Đối với chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” lâu nay của TQ, La Viện và Vương Hải Vận cho rằng cần phải xem xét lại. La Viện nói, tình hình hiện nay đã thay đổi, “thế hệ chúng ta cần phải có sự đóng góp, cần phải thể hiện sự dám làm và trí tuệ”, vấn đề Biển Đông không thể cứ kéo dài mãi. Vương Hải Vận cảnh tỉnh, nếu cứ để kéo dài, rất có khả năng TQ sẽ mất đi chủ quyền đối với một diện tích lớn tại Biển Đông, mất đi cơ nghiệp của tổ tông, trở thành “thiên cổ tội nhân” của dân tộc Trung Hoa.

Theo Văn Hối

Quốc Trung (gt)