Nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho vấn đề Biển Đông nổi song là do một số. quốc gia và cá nhân đã có sự nhận thức sai lầm.

Sai lầm thứ nhất là cho rằng chủ trương chủ quyền của Trung Quốc là toàn bộ vùng biển ở Biển Đông. Đây là sự nhận thức sai, thậm chí là ác ý bẻ cong chủ trương quyền lợi của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ trương quyền lợi của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu gồm 3 nội dung: (1) Trung Quốc có chủ quyền với toàn bộ các đảo và vùng lãnh hải xung quanh các đảo trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. "Tuyên bố về Lãnh hải 1958" và “Luật về Lãnh hải và vùng phụ cận 1992" của Trung Quốc và những tuyên bố Ngoại giao “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển phụ cận ở Biển Đông" là cơ sở pháp lý cho chủ trương này. (2) Trung Quốc là nước.tham gia Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa không quá 350 hải lý tính từ vùng tiếp giáp lãnh hải dọc đất liền và vùng tiếp giáp lãnh hải của các đảo phù hợp điều kiện nằm trong đường 9 đoạn. (3) Theo các quy định về quyền.lợi mang tính lịch sử của (UNCLOS) và “Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998" và cả những phán quyết liên quan của tòa án quốc tế Trung Quốc được ưu tiên hưởng các quyền lợi mang tính lịch sử về đánh cá, tự do hàng hải và chấp pháp trên vùng biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế bên trong đường 9 đoạn. So với chủ trương về quyền lợi của các nước xung quanh, Trung Quốc có các căn cứ đầy đủ, lâu đời và có tính thuyết phục hơn.

Sai lầm thứ hai là cho rằng Trung Quốc chỉ có thể giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương thức hòa bình. Ngay từ năm 1984 , Đặng Tiểu Bình đã nêu 2 lựa chọn đối với tranh chấp ở Trường Sa "một biện pháp là Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi lại hết các đảo; một biện pháp khác là gác lại vấn đề chủ quyền, cùng khai thác chung". Xuất phát từ chính sách hòa bình, láng giềng hữu nghị, Trung Quốc đã xác định giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng phương thức hòa bình. Tuy nhiên, điều nhảy không có nghĩa Trung Quốc không có quyền sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo đã bị xâm chiếm. Điều 51 Hiến chương LHQ và một số Nghị quyết liên quan của LHQ đã cung cấp đầy đủ các cơ sở pháp lý rằng khi một nước bị xâm lược và tấn công bằng vũ lực nước bị xâm hại có quyền tự.vệ thu hồi phần lãnh thổ bị xâm chiếm. Theo đó bất kỳ khi nào, Trung Quốc đều có quyền sử dụng vũ lực thu hồi các đảo đã bị xâm chiến, càng có quyền chiếm đóng và quản lý các đảo không người bên trong đường 9 đoạn. Các nước xung quanh đem chính sách giải quyết hòa bình các tranh chấp của Trung Quốc xem thành Trung Quốc không có quyền hoặc Trung Quốc không đủ sức sử dụng vũ lực, nhiều năm qua làm hỏng môi trường giải quyết hòa bình tranh chấp mà Trung Quốc và trong nước Trung Quốc dầy công xây dựng.

Sai lầm thứ ba là cho rằng sự can dự của nước lớn bên ngoài sẽ giúp ích cho giải quyết vấn đề Biển Đông. Để đối trọng với Trung Quốc, một số nước đã lôi kéo các nước lớn bên ngoài để chống lại Trung Quốc. Cách làm này không giúp ích cho giải quyết vân đề mà còn làm thâu thuẫn càng thêm gay gắt, khiến bản thân phải chịu thêm rủi ro lớn hơn. Không có bữa ăn nào là miễn phí. Việc lôi kéo các nước lớn bên ngoài nhất định sẽ phải trả giá cho những yêu cầu về lợi ích của các nước lớn đó. Đối chọi với Trung Quốc nhất định sẽ tổn hại đến trao đổi thương mại với Trung Quốc, đổi lại là mâu thuẫn với Trung Quốc càng thêm gay gắt và một sự cam kết trống rỗng không có bảo đảm của nước lớn bên ngoài. Một khi có xung đột vũ trang, khả năng can dự của các nước lớn bên ngoài là rất nhỏ bởi họ không thể không tính đến các lợi ích lớn với Trung Quốc.

Sai lầm thứ tư là cho rằng Trung Quốc đề xuất "cùng khai thác chung" là kiến nghị làm cũng được mả không làm cũng được. Việc Trung Quốc bảo lưu chủ quyền, gác tranh chấp đề xuất cùng khai thác chung tài nguyên ở Biển Đông là kiến nghị thực chất và chân thành. Tuy nhiên, các nước liên quan xung quanh lại phớt lờ, tiếp tục hợp tác với các công ty nước ngoài, đơn phương khai thác dầu khí. Mỗi năm khai thác 60 triệu tấn dầu và 40 tỷ m3 khí ở Biển Đông đã hình thành cục diện Trung Quốc gác khai thác; chưa thực hiện bất kỳ một giếng dầu nào, nhưng giếng dầu của các nước khác lại mọc như rừng, thi nhau đơn phương khai thác. Do đó, người dân Trung Quốc và các cơ quan chức năng dần mất đi sự kiên nhẫn, việc bắt tay khai thác tài nguyên ở Trường Sa đã thành lời kêu gọi chung của các giới TQ. Cùng là khai thác, nếu hợp tác với các nước bên ngoài sẽ làm mâu thuẫn thêm gay gắt, nếu hợp tác với Trung Quốc sẽ làm hòa dứt mâu thuẫn. Nếu các nước liên quan khác vẫn cố tình làm gay gắt mâu thuẫn thì tự làm tự chịu hậu quả.

Xin khuyên các nước liên quan cần làm nhiều các việc có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực, cùng Trung Quốc nỗ lực thiết thực thực hiện DOC./.

Theo Hoàng Cầu

Quốc Trung, cộng tác viên tại Bắc Kinh (gt)

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.