Quan điểm của các bên về vấn đề Biển Đông có khác biệt rõ rệt. VN đề cập quốc tế hóa nhưng bày tỏ hoan nghênh thực hiện “Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC”.

Do Hội nghị lần này được tổ chức ngay sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và ARF, dư luận các nước vẫn rất quan tâm liệu Hội nghị này có đề cập đến vấn đề Biển Đông hay không. Thông tin từ Hội nghị cho thấy, đại diện của hải quân VN và PLP đã đề cập đến vấn đề Biển Đông tại Hội nghị và hy vọng ASEAN tham gia nhiều hơn vào vấn đề này. Tuy nhiên, quan chức Singapore, Myanmar không có hứng thú lắm đối với vấn đề Biển Đông và kêu gọi “cần giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở nhận thức chung và tự nguyện”.

Với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị lần này, phát biểu và bày tỏ của phía quân đội VN rất được quan tâm. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VN Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại buổi khai mạc bày tỏ, VN ủng hộ hải quân các nước ASEAN tiến hành hợp tác song phương, đa phương và với các nước đối thoại của ASEAN. Thứ trưởng BQP VN Nguyễn Văn Hiến bày tỏ: “Chúng tôi hoan nghênh việc TQ và ASEAN vừa qua đã ký “Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC”, nhưng vẫn cần các bên tạo ra nhận thức chung trong các cấp, các ngành, thậm chí là ở tầng lớp nhân dân và cần thống nhất cả trong lời nói và hành động. Tình hình hiện nay đối với hải quân các nước vừa là cơ hội mới nhưng cũng vừa là thách thức mới. ASEAN cần đoàn kết, tập trung trí tuệ và lực lượng tập thể để ứng phó. Báo Thanh niêncủa VN ngày 28/7 đã dẫn quan điểm của ông Nguyễn Văn Hiến về quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Phó Tư lệnh hải quân PLP cũng bày tỏ, hy vọng các nước ASEAN ủng hộ việc thông qua kênh song phương và đa phương giải quyết tranh chấp Biển Đông. Nhưng quan điểm của các quan chức hải quân 10 nước ASEAN bày tỏ tại Hội nghị đã cho thấy lập trường của các bên có không ít khác biệt đối với việc VN và PLP có ý đồ thúc đẩy quốc tế hóa Biển Đông. Tư lệnh hải quân Malaysia bày tỏ, vấn đề chủ quyền trên biển của các nước hiện nay rất phức tạp, nhưng các vấn đề như môi trường biển, an ninh hàng hải có thể cùng nhau giải quyết. Tư lệnh hải quân Myanmar bày tỏ, tiến hành hợp tác an ninh trên biển, xử lý hài hòa các lợi ích liên quan là nguyện vọng chung của các dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Hợp tác hải quân trong nội bộ ASEAN có xu hướng ngày càng sâu sắc. Brunei kiến nghị mở rộng cơ chế Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, mời các nước như Mỹ, TQ tham gia.

Kết quả chính mà Hội nghị lần này đạt được không đề cập đến vấn đề Biển Đông, mà là thể hiện ở việc đẩy nhanh bước điều phối trong hải quân ASEAN, điều này cũng phù hợp với xu thế làm sâu sắc hợp tác trong nội khối ASEAN hiện nay. Tư lệnh hải quân các nước tại Hội nghị đã trao đổi về tầm quan trọng và các biện pháp cụ thể trong hợp tác hải quân ASEAN thời gian tới nhằm ứng phó với các thách thức. Hội nghị đã đạt được nhận thức chung về việc hải quân các nước ASEAN triển khai cứu hộ nhân đạo trên biển, xây dựng đường dây nóng giữa hải quân các nước và chia sẻ thông tin tình báo. Tư lệnh hải quân Brunei đã kiến nghị mở rộng quy mô Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, tham khảo cơ chế Hội nghị BTQP ASEAN mở rộng, mời Mỹ, TQ và các nước tham gia, xây dựng cơ chế Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN mở rộng.

Hai xu thế phát triển của Hải quân ASEAN đáng được quan tâm: một là một số nước ASEAN dựa vào Mỹ, hai là 10 năm tới có 6 nước ASEAN sở hữu tàu ngầm. Giới phân tích cho rằng, phát triển của lực lượng hải quân các nước ASEAN có 2 xu thế đáng quan tâm. Một là, hải quân một số nước ASEAN không ngừng tăng cường hợp tác với hải quân Mỹ. Báo “Dân tộc” của Thái Lan ngày 28/7 cho rằng, nhiều nhà quan sát đều đánh giá mặc dù các cuộc diễn tập quân sự liên hợp giữa PLP, VN với Mỹ mới đây đã có kế hoạch từ trước, nhưng rõ ràng đây là hành động của Mỹ nhằm tăng cường thực lực quân sự cho các nước này để kiềm chế TQ. Hai là, một số các nước ASEAN đẩy nhanh việc nâng cấp lực lượng hải quân, đua nhau mua tàu ngầm. Năm 2009, VN đã đặt mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp “Kilo” với giá trị lên tới 1,8 tỷ USD, dự kiến năm 2014 sẽ giao hàng. Theo hải quân PLP tiết lộ, PLP đang có kế hoạch trước năm 2020 sẽ mua chiếc tàu ngầm đầu tiên nhằm tăng cường lực lượng tuần tra trên biển. Cách đây không lâu, hải quân PLP đã mua một chiếc tàu tuần tra cũ của Mỹ, dự kiến tháng 8/2011 tàu này sẽ đến PLP. Hải quân Thái Lan cách đây không lâu cũng đã quyết định chi 257 triệu USD để mua 6 chiếc tàu ngầm cũ của Đức.

Trong số các nước ASEAN, Indonesia là nước có tàu ngầm đầu tiên, sau đó đến Singapore và Malaysia. Nếu cộng thêm Thái Lan, VN, PLP thì trong vòng 10 năm tới sẽ có 6 nước ASEAN có tàu ngầm, điều này khiến cho vùng biển xung quanh trở nên “nhộn nhịp” hơn.

Chuyên gia quân sự cho rằng, tàu ngầm mà các nước này mua đều là loại tàu ngầm động cơ thông thường, chức năng chính là thực hiện tấn công trên biển. Một khi tàu ngầm của một nước nào đó bị phát hiện đi vào vùng biển tranh chấp thì rất có thể sẽ xảy ra xung đột.

Mặc dù một số nước ASEAN lợi dụng vấn đề Biển Đông để tranh thủ nguồn kinh phí lớn hơn cho phát triển quân sự, nhưng cần chú ý rằng, việc một số nước ASEAN tăng cường lực lượng hải quân không chỉ liên quan đến TQ mà còn nhằm vào các nước xung quanh. Trên thực tế, vấn đề an ninh và chủ quyền giữa các nước ASEAN và với các nước xung quanh vẫn chưa được giải quyết. Hải quân Thái Lan khi mua tàu ngầm đã bày tỏ rõ, một là để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Thái ở vịnh Thái Lan và biển Andaman, hai là để sánh cùng với việc hiện đại hóa của hải quân các nước láng giềng.

Văn Báu (gt)