Mỹ cảnh báo các tàu chiến quân sự của Trung Quốc không được phép quấy nhiễu các tàu thuyền của các quốc gia khác tại khu vực Biển Đông, có thể nhận thấy rằng hành vi cũng như lối ứng xử cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông từ trước tới nay chưa bao giờ bị gián đoạn.

Chính phủ Trung Quốc luôn luôn giành được quyền chủ động trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, mặc dù dư luận trong nước cũng như tiếng nói từ quần chúng nhân dân trước đó đã luôn nhận định rằng: sức mạnh của lực lượng quân sự nước này trong vấn đề tranh chấp Biển Đông là mềm yếu và bất năng lực. Tuy nhiên sự thật như thế nào? Chân tướng sự thật ra sao? Tất cả mọi vấn đề rốt cuộc đã diễn biến theo quy trình như thế nào?

Ngay từ trong giai đoạn còn rất sớm khi mới xảy ra cuộc xung đột về quá trình hợp tác khai thác các mỏ dầu khí trên hai giàn Mộc Tinh và Hải Thạch của công ty Dầu Khí Anh Quốc (BP) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), đã có thể nhìn nhận ra quan điểm cũng như thái độ đơn phương của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông này.

Xét từ góc độ khách quan khi nhìn nhận vấn đề liên quan đến các mỏ khai thác dầu khí, các quốc gia ASEAN luôn luôn tồn tại trong tình trạng bị động và khó hành xử. Cuộc xung đột này khi mới bị Bắc Kinh quấy nhiễu một lần, có thể coi rằng tình hình vẫn chưa đến nỗi nào cho lắm. Tuy nhiên khi vụ việc lại bị liên tiếp quấy nhiễu và hành vi đó được lặp lại với mức độ nhiều lần thì đã đến lúc phải nhận định rằng, những vụ việc này thật sự không còn thiên trời đạo lý nữa rồi.

Lại thêm một vấn đề xuất phát từ nguyên nhân do không có năng lực tự thân trong quá trình khai thác dầu khí, cho nên các quốc gia ASEAN từ trước tới nay đều luôn có nhu cầu đi tìm sự trợ giúp của các công ty Âu Mỹ để tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông. Thế nhưng do các tàu chiến, máy bay thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đã liên tục không ngừng bố trí dải đều trận địa trên khắp bề mặt khu vực Biển Đông hòng mục đích phá hoại và quấy nhiễu, đặc biệt trong số đó với một loạt các hành vi như quá trình thực thi cho việc thành lập thành phố Tam Sa, việc đầu tư cho sân bay trên địa phận đảo Vĩnh Hưng v.v... đã khiến cho việc khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông dường như càng không thể nào có thể an tâm mà tiến hành được nữa. Đã có một số công ty muốn tiến hành áp dụng thử, tuy nhiên cùng với các hoạt động của tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) đã lùng sục khắp chốn trên toàn thế giới với mục đích mua lại dầu khí cũng như liên kết với các khu vực khác, không ít các công ty nhỏ đã bị hai công ty dầu khí quy mô cỡ bự này tiến hành khống chế cổ phần và hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong thời gian một ngày hai ngày nhất thời nữa.

Đối với các giếng khí đốt của Việt Nam trong giai đoạn trước khi xảy ra vụ việc này, phía bên Việt Nam kỳ thực đã chủ động đi đầu trong quá trình tiến hành các hoạt động khai thác. Các nguồn tài nguyên dầu khí đốt đã vượt qua giới hạn của mức tranh luận. Phương vị khoảng chừng bắt đầu từ vịnh Cam Ranh dọc theo chiều thẳng đứng hướng về phía nam, còn bãi Tư Chính - khu vực Trung Quốc đã dự định tiến hành khai thác từ trước đó lại bị kẹp trong vùng thuộc phạm vi giữa giếng khí đốt của Việt Nam với các hòn đảo mà Việt Nam chiếm đóng. Ngoại trừ Malaisia có không ít các giếng khí đốt băng qua khu vực của Việt Nam, thì phần lớn tất cả các giếng khí đốt của Biển Đông đều đã được tiến hành khai thác từ trước đó. Bởi vì trong vấn đề tranh chấp này, không một quốc gia nào muốn kích thích hay gây gổ khiến cho Trung Quốc vượt quá mức độ giới hạn cho phép, tránh cho việc gây phiền lụy đến những quốc gia láng giềng khác.

Tuy nhiên nếu đặt ra giả thiết rằng Malaisia vượt qua khu vực trong phạm vi cho phép, nhưng nếu mở tấm bản đồ ra xem, khu vực mà Trung Quốc yêu sách trong vấn đề Biển Đông lại trực tiếp kéo dài đến ranh giới cửa khẩu gần lãnh hải của Malaisia, nếu chỉ căn cứ vào lãnh hải đặc quyền 12 hải lý thì điều này cũng tương đương với ý nghĩa rằng: Kuala Lumpur không còn phần nào của vùng đặc quyền kinh tế nữa.

official chinese map of south china sea with nine dotted line_duong luoi bo.gif

Dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) dưới độ sâu hơn 20 m đã luôn được cho là lãnh thổ nằm sát ranh giới cực nam của Trung Quốc. Nếu như căn cứ theo quy định này vẽ bản đồ, tiếp tục vẽ thêm vùng lãnh hải 12 hải lý theo hướng phía nam, thì quy định này sẽ minh chứng lên vấn đề rằng: đến bờ biển phía đông Malaysia cũng đều thuộc về Trung Quốc. Để tin được điều này không những cần phải có sức tưởng tượng vô cùng lớn lao mà hơn nữa, dường như càng cần phải có một tinh thần gian tà tột cùng mới có thể chấp nhận được.

Từ trước đến nay, đối với các quốc gia như Bruney hay Malaisia, phía Trung Quốc đều luôn đưa bút vẽ ranh giới đến tận cổng ngõ của nhà người khác, sau đó phân hóa các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia hòng thuận lợi cho việc chia rẽ và phân tán các quốc gia ASEAN, cũng như nhằm mục đích nhấn chìm tất cả Philippines và từ đó dần dần tiến hành các hành vi nuốt chửng toàn bộ Việt Nam.

Vào những năm của thập niên 30, cũng chính là giai đoạn thập niên hoàng kim của chính phủ Quốc Dân, trong thời kỳ đó đã xuất hiện một số chuyên gia bắt đầu tiến hành các công cuộc kiếm tìm mở rộng các lợi ích dân tộc. Một tập hợp các chuyên gia vốn là du học sinh hải ngoại quay về nước đã mang theo tấm bản đồ vẽ các lãnh hải xuất xứ từ các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc thì sẽ đánh dấu hết lên trên đó. Còn tập hợp các chuyên gia trong nước tuy không thể so sánh được với các du học sinh từ hải ngoại trở về này nhưng cũng đã tìm ra được cách riêng của họ. Họ tiến hành lục khắp và lôi ra một chồng các tư liệu sử sách cũ, đảo qua đảo lại, giày vò hết các tư liệu trong các cuốn sổ sách đó, tìm từ triều đại nhà Thanh đến triều đại nhà Minh, tìm từ triều đại nhà Minh đến triều đại nhà Nguyên, rồi lại ngược lên tìm đến triều đại nhà Tống hay triều đại nhà Đường, xuất phát từ chính sử lại tìm đến thời kỳ dã sử, đi tìm dọc theo đường vẽ về lộ trình thám hiểm hàng hải của Thái giám Tam Bảo hạ Tây Dương.

Không cần phải nói, nếu như họ thật sự tìm thấy các vấn đề suy ra được từ trong các chồng sử sách tư liệu đó, thì khoảng cách từ đường lãnh hải đến đại lục cũng ngày một trở nên xa tắp, càng ngày càng xa hơn, và cho đến một hôm đột nhiên họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James.

Suy ngẫm đến vấn đề rằng, ranh giới có thể vẽ được đã hoàn toàn nằm tận cùng khu vực phía cực nam, cho nên việc mở rộng ranh giới cũng chỉ có thể mở rộng đến phạm vi mức độ này, kỳ thực không còn biện pháp nào có thể tiến hành tiếp tục mở rộng thêm được nữa, bởi vì nếu như lại mở rộng thêm nữa thì địa phận phía đông của Malaisia cũng sẽ thuộc luôn về phạm vi ranh giới của Trung Hoa Dân Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc đã cho công bố tên gọi của dải đá ngầm này là Dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal), tuyên bố rằng đây chính là ranh giới nằm theo hướng cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. Kỳ thực do đã kinh qua quá trình suy xét đến việc ông tổ Trịnh Hòa khi thực hiện hành trình thám hiểm hàng hải có khả năng lộ trình qua dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) này, nên chính phủ Nam Kinh đã vô cùng thuận lợi khi dõng dạc đưa yêu sách rằng những khu vực này là địa bàn của chính họ. Đối với dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) này, chính phủ Dân Quốc từ trước tới nay chưa bao giờ tỏ thái độ hổ thẹn, thậm chí còn nhận định rằng đây là cơ nghiệp do cha ông tổ tiên lưu truyền lại cho con cháu của họ từ thời kỳ cổ đại rất rất xa xưa trở về trước, nhấn mạnh rằng nhất thiết phải giữ cho bằng được dù phải kinh qua bất kỳ một phương pháp nào.

Thế nhưng nếu suy xét vấn đề đến cùng thì tình hình sẽ diễn biến ra sao, cũng chỉ là cha ông tổ tiên thời kỳ cổ đại rất rất xa xưa trở về trước đã đi qua khu vực này, nhìn thấy dải đá ngầm này và từ đó vẽ nên vài nét bút lưu giữ trong những cuốn sổ sách tư liệu cũ. Ai khiến cho giai đoạn đó chính là thời kỳ thiên triều, còn Đông Nam Á thì vẫn chỉ là khu vực của những chú khỉ, có lẽ đến việc viết chữ cũng vẫn còn chưa biết đến. Đợi cho đến thời kỳ kiến quốc, Bắc Kinh cai quản toàn thiên hạ, thì Dân Quốc vẫn còn tất bật chiến đấu đánh trả tại Đài Loan. Mặc dù hai nhân vật này đánh chiếm lẫn nhau và tranh đấu đến mức độ một sống một chết, thế nhưng khi đối diện với vấn đề tồn tại này thì họ đều cùng chung một tiếng nói như nhau. Dù là Bắc Kinh hay là Đài Bắc thì hai nhân vật này cũng đều tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với cả một dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal), đặt tên xưng địa phận sát cực nam của phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù vùng biển nằm xung quanh khu vực này đều đã được chính phủ Malaisia vẽ vào địa phận khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của phía Malaisia.

Tuy nhiên xét từ góc độ của vấn đề biển và hải dương, chính phủ Bắc Kinh thời kỳ đó vẫn còn trong giai đoạn mù mờ đen tối khi vừa mới bước chân ra khỏi bối cảnh thành lập đất nước, không những không có sức mạnh năng lực tiến hành bảo hộ chủ quyền tổ quốc mà dường như vẫn chưa đủ để có thể tìm hiểu và nắm rõ vấn đề thật sự được bao nhiêu. Những tàu ngư lôi đó đã dời xa khỏi sự bảo hộ che chở của pháo binh ven biển, nếu muốn làm nên công trạng gì thì cũng vô cùng khó khăn. Thế nhưng chính vì Bắc Kinh nhìn thấy thời kỳ Dân Quốc vô cùng xa hoa nên đã vẽ ra một vòng tròn vô cùng lớn, có biết bao vùng đất đã nằm trong phạm vi của vòng tròn đó, căn theo tấm bản đồ để tiến hành vẽ một loạt các điểm, đã vạch đến tận cổng ngõ ngoài nhà của người khác, theo lẽ tự nhiên Trung Quốc sẽ không còn bị thiệt thòi nữa, như vậy nghiễm nhiên mà được kế thừa truyền thống của Dân Quốc, và cũng ngay lập tức đã vẽ được đường đến tận cổng ngõ nhà đối phương. "Địa phận này đều thuộc về chúng tôi, những ai không đồng ý cứ đến đây mà đơn phương huấn luyện".

Thế nhưng do địa lý Biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa tuy nhiên điều này không có nghĩa sẽ tượng trưng được cho vấn đề rằng đây chính là địa phận ao cá thuộc về Trung Quốc, nếu như vậy thì Ấn Độ Dương chẳng phải cũng hoàn toàn thuộc về Ấn Độ hay sao?

Mặc dù cần thiết phải sử dụng đường vẽ này để vạch tròn toàn bộ khu vực Biển Đông lại, tuy nhiên xét trên góc độ các nguyên lý đạo đức mà nhìn nhận vấn đề thì không thể nào có thể giảng giải một cách thông suốt được. Cho nên điều này đã khiến Trung Quốc phải giày vò xoay xở mãi đến tận những năm của thập niên 90 mới cơ bản hoàn thành nên bản vẽ đo đạc cuối cùng. Thế nhưng Bắc Kinh đã chơi một trò chơi tiểu xảo ngay tại đây, chỉ cho tuyên bố công khai vô số những điểm vẽ cơ bản mà lại không tuyên bố bất kỳ một dữ liệu đã thông qua đo lường hay bất cứ một số liệu nào. Như vậy các quốc gia Biển Đông không còn là một khu vực ồn ào ầm ĩ đơn lẻ nữa. Bắc Kinh đã không phát ra bất cứ một tiếng động nào rồi, thì những quốc gia không chịu khuất phục có thể coi thường sức mạnh của lực lượng hải quân Trung Quốc, họ có thể cử các tàu thuyền đến tô vẽ, đo lường, thế nhưng xét trên khả năng an toàn thì ...

Bãi đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) cách địa phận của quốc gia Malaisia 80 km, cách khu vực Tam Á của đảo Hải Nam hơn 800 km, trong đó bao hàm những nguyên tắc đạo lý đã được hiểu một cách quá rõ ràng, kỳ thực khi Ủy ban Thẩm tra Bản đồ Các vùng thủy - lục địa kêu gọi "Phong trào vận động địa phận khép kín" vào năm 1935 thì Trung Quốc khi đó vẫn chưa thể có đủ năng lực tiến hành các cuộc đo lường tại các vùng biển và hải dương, chẳng qua chỉ là căn cứ theo các tư liệu xuất xứ từ nước ngoài kết hợp với sổ sách do cha ông tổ tiên ghi chép lại để từ đó mới tiến hành mở rộng được thêm diện tích đến 2.12 kilomet vuông . Các khu vực dải đá ngầm tại vùng nước nông nhất với độ sâu của mực nước 21 m đã được Trung Quốc tự xưng là địa bàn của chính mình.

Tháng 5 năm 1983, hạm đội hải quân đã tiến đến tuần tra tại khu vực Trường Sa. Đúng 8 giờ 19 phút ngày 22 tháng 05 năm đó, tại cảng neo của dải đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal), từ sau khi Trung Quốc lên tiếng tuyên bố về các yêu sách chủ quyền, địa bàn khu vực này dường như đã được xác định thuộc lãnh thổ cố định của Trung Quốc, chính là lãnh thổ quốc gia nằm sát địa phận cực nam của Trung Quốc.

Ai đã khiến cho Biển Đông dậy sóng? Trận chiến trên biển Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc đã chỉ huy nhiều tàu ngầm Chasers, Bắc Kinh đã cả gan tấn công với thái độ một sống một chết vào các tàu bảo hộ hải quân của Nam Việt. Vừa đánh vừa xông lên, lưỡi lê nhuốm đỏ trên khắp mặt biển, không chỉ mở pháo binh xông lên phía trước, thậm chí còn ném những hòn lựu đạn chất đầy thành đống xuống các tàu thuyền bảo hộ của Nam Việt, các nòng súng điên cuồng nã đạn liên tiếp không ngớt, chỉ còn thiếu một cách nữa chưa được áp dụng đến là ném dây thừng tung lên buộc các tàu thuyền đó và tiến hành các hành vi làm nhục người khác.

Tiếp đến cuộc chiến trên biển Trường Sa năm 1988, Trung Quốc lần này đã thay đổi phương pháp mới, sử dụng các tàu thuyền lớn mạnh hơn tiến hành đả kích các tàu nhỏ của Việt Nam, kết quả thu được là không ai không biết vụ việc xảy ra này cả. Các vấn đề tiếp theo sau đó là việc điên cuồng chiếm lĩnh địa bàn, cướp bóc công việc sửa chữa công sự. Từ Đá Gạc Ma thời gian ban ngày đứng trong vũng nước, buổi đêm quay về thuyền ngủ, đến các đồn tạm trú được xây dựng không khác gì những mô hình lô cốt, tiếp đến là công cuộc tốn đến 89 năm thời gian trên dải đá Chữ Thập (TA: Fiery Cross Ree, TQ:Vĩnh Thử), đã tiêu tốn một số lượng ngân bạc vô cùng lớn hòng mục đích điền được thêm vào 8000 mét vuông tại khu vực ranh giới bờ, trong số đó không chỉ bao gồm 5000 tấn cấp bến cảng và các sân ga chuyên dành cho các máy bay trực thăng, mặc dù vẫn phải kể thêm các kho lương thực. Công cuộc đầu tư được tiến hành đến giai đoạn thời gian khi bản thân với vai trò là một trong năm nước ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc, đã lôi kéo UNESCO lập nên đài quan sát hải quan, điều này cũng tương đương với ý nghĩa rằng ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập (TA: Fiery Cross Ree, TQ:Vĩnh Thử) thì chính là tự đối đầu với Liên Hợp Quốc, và điều này cũng hàm ý rằng hãy chờ đợi sự xét xử của chính nghĩa.

Để cuối cùng, Bắc Kinh đã làm nên một cứ điểm mang tính chất cực đoan gian tà - trạm radar trên đá Su Bi (Subi Reef). Liên quan đến Bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough), do tổ chức Vô tuyến Điện Nghiệp dư Quốc tế muốn lập đài phát thanh tại hầu hết khắp mọi nơi ngoại trừ khu vực Nam Bắc Cực, tuy nhiên lại không tiến hành áp dụng tại hai địa bàn được nhận định vô cùng tốt là Triều Tiên và bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough). Theo đó, dưới các cuộc vận động kêu gọi do các Hoa Kiều quốc tịch Mỹ tổ chức tiến hành, khi tổ chức Vô tuyến Điện Nghiệp dư Quốc tế đã đưa ra đề nghị với Trung Quốc thì kết quả nhận được rằng Bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough) cũng được trở thành một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc

Dường như sau khi xảy ra các vụ việc đó, Trung Quốc ngày càng thích thú trong việc lợi dụng và vẽ ra các điểm trên bản đồ Biển Đông, Trung Quốc đã tự tay tát vào mặt của người khác, thế nhưng vẫn quay lại và tỏ thái độ tức giận rằng mặt của người khác đã chạm ngay vào bàn tay của chính mình.

Bản gốc tiếng Trung “中国在南海不是太软而是太硬

Theo Hoàn Cầu

Đinh Thị Thu (lược dịch)