BQP ÂĐ đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 13 tỷ USD và quyết định cử thêm 100.000 quân đội tới biên giới Trung - Ấn trong vòng 5 năm tới. Đây được xem là động thái trong giai đoạn 2 của ÂĐ nhằm tăng cường quân sự dọc biên giới Trung - Ấn. Ngay khi được thông qua, kế hoạch này sẽ trở thành kế hoạch mở rộng lớn nhất của quân đội ÂĐ và là mức tăng cường lực lượng lớn nhất của ÂĐ dọc biên giới với TQ kể từ xung đột biên giới Trung- Ấn năm 1962.

(1) Động thái này liên quan tới việc điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia, theo đó ÂĐ bắt đầu coi TQ là đối thủ và vấn đề biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tiếp tục cho thấy rõ việc một số nước có thái độ ghen tị và thù ghét TQ.

Những thay đổi trong bối cảnh an ninh khu vực và quốc tế đã tác động tiêu cực đến TQ và một số nước liên quan khác nhưng lại có lợi cho Ấn Độ. Mỹ gần đây đã tăng cường quan hệ với ÂĐ và coi ÂĐ là liên minh chiến lược quan trọng. Đồng thời, NB cũng đang bận rộn với việc tạo thuận lợi cho ÂĐ mở rộng ảnh hưởng quân sự tại Đông Á.

ÂĐ đã không chỉ can dự vào vấn đề Biển Đông, một vấn đề rất nhạy cảm với TQ mà còn tăng cường quân đội dọc biên giới Trung - Ấn và hiện đại hóa vũ khí cũng như tăng cường trao đổi quân sự với các nước xung quanh TQ. Theo tin của một quan chức quân sự TQ khi được cử tới Trung tâm Đào tạo Cán bộ Quân sự ÂĐ để tham gia trao đổi năm 2007 và 2008 thì tại đây có cả các cán bộ quân sự của VN, Lào, Mông Cổ, Afghanistan và Kazakhstan.

(2) Động thái này có liên quan tới một số vấn đề thực tế trong quan hệ Trung - Ấn. Nhìn chung, xu hướng phát triển quan hệ Trung - Ấn về cơ bản là tốt. Quan hệ chính trị và trao đổi đoàn cấp cao hai nước vẫn hoàn toàn hài hòa, tuy nhiên người dân hai nước chưa hiểu nhau nhiều và tin tưởng quân sự lẫn nhau vẫn chưa đủ mạnh.

Giữa TQ và ÂĐ không chỉ có vấn đề biên giới do lịch sử để lại mà còn có nhiều vấn đề thực tế như quan hệ tam giác phức tạp TQ - ÂĐ - Pakistan. ÂĐ luôn lo ngại về quan hệ tốt giữa TQ và Pakistan, đây là vấn đề lớn nhất trong quan hệ Trung - Ấn. Trong khi đó, ÂĐ hợp tác với VN can dự vào vấn đề Biển Đông. Tất cả những nhân tố này sẽ không góp phần thúc đẩy niềm tin lẫn nhau giữa giới quân sự hai nước. ÂĐ sai lầm khi cho rằng TQ sẽ phát triển Tây Tạng như cái khiên chắn và do đó AĐ tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự tại biên giới nhằm kiềm chế và chống TQ.

Sự mở rộng quân sự của ÂĐ cũng liên quan tới môi trường chính trị trong nội bộ nước này. Một vài nhà lãnh đạo của ÂĐ luôn lấy TQ như một mô hình tham khảo cho sự phát triển của ÂĐ. Bởi rõ ràng TQ luôn hơn ÂĐ trong nhiều lĩnh vực mà họ thì lo ngại rằng AĐ có thể bị tụt hậu TQ trong việc chiếm giữ các nguồn năng lượng và do đó coi sự phát triển hòa bình của TQ là “thách thức”. Một vài lãnh đạo ÂĐ và các phương tiện truyền thông đã liên tục chỉ trích chính phủ ÂĐ vì thiếu đầu tư cho lực lượng quân sự và điều này đã dẫn tới sự phát triển chậm của quân đội ÂĐ.

Tuy nhiên, việc ÂĐ phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây đã tạo nền tảng vững chắc cho việc củng cố lực lượng quân sự. ÂĐ hiện đang trở thành người mua chính trên các thị trường quân sự quốc tế và một lượng vũ khí lớn tiên tiến nhập từ Mỹ, Nga, Israel và các nước châu Âu đã được bổ sung cho quân đội ÂĐ đang được tăng cường dọc biên giới với TQ.

Thực tế việc triển khai hơn 100.000 quân dọc biên giới với TQ mang động cơ chính trị nhiều hơn là quân sự. Sau khi cân nhắc thận trọng, TQ chỉ cần tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và tuân thủ chiến lược an ninh đã đề ra thì việc ÂĐ có tăng triển khai quân cũng không có hiệu quả.

 Thanh Hằng (gt)