Gần đây, Mỹ đã có sự thay đổi về cách làm đối với công việc quốc tế như không vội vã rút quân khỏi Iraq và Afghanistan; tấn công Libya, chỉ ném bom 1 tuần rồi để cho Pháp, Anh và các nước NATO khác làm tiếp; liên tục cho máy bay trinh sát không người lái tấn công vào nước khác. Tại Biển Đông, Mỹ lợi dụng tranh chấp các đảo để thúc đẩy các nước khác tranh chấp nhằm hưởng lợi. Một trợ lý cao cấp của Obama khi trả lời báo giới bày tỏ những cách làm nêu trên của Mỹ chính là áp dụng chính sách “học thuyết lãnh đạo phía sau” của Tổng thống.

Lão Tử đã từng nói “người có lý lẽ mà đặt vị trí của mình đứng ở phía sau thì sẽ chiến thắng, nếu đặt vị trí của mình ở bên ngoài thì sẽ bảo đảm được tính mạng”. Xem ra, học thuyết mà Obama đề xướng khác rất xa với học thuyết của Lão Tử, Mỹ đặt mình ở phía sau, tuy nhiên lại không phải ở bên ngoài, vẫn cố gắng giữ vị trí lãnh đạo của mình, theo đuổi lợi ích riêng của bản thân, do vậy không thể nói là vô tư được.

Xét về hiện tượng mà nói, sự lãnh đạo từ phía sau cũng giống như là lùi xe. Nhiều năm trở lại đây, Mỹ đã đơn độc một mình đối phó với hai cuộc chiến tranh IraqAfghanistan, Mỹ vẫn còn chút sức lực để “khoa tay múa chân” đối với các công việc của quốc tế. Cùng với việc đạt được những huy hoàng thì Mỹ cũng phải tiêu hao cạn kiệt sức lực. Hiện nay, nợ công của Mỹ khoảng 100% so với thu nhập quốc dân, thâm hụt tài chính lớn hơn 68% so với thu nhập tài chính, tỉ lệ thất nghiệp cao đạt 9,2%.

Nghèo thì tư tưởng sẽ thay đổi. Có câu, khi khó khăn thì điều tốt nhất là “ngậm miệng lại”. Anh nói anh có sức mạnh quân sự, có đủ tiền để can thiệp công việc của châu Á, kết quả là càng nói càng hở đuôi, không có ai tin tưởng. Phương pháp tốt nhất để thoát khỏi khó khăn là kiên trì tuân thủ đại nghĩa, làm việc theo quy luật, nghiêm túc giải thoát “mớ bòng bong” của bản thân, khi cần thiết, cũng cần phải giấu mình lại, giống như TQ “giấu mình chờ thời, tu tâm dưỡng khí”.

Lãnh thổ của Mỹ rộng lớn, tài nguyên phong phú, không những thế Mỹ còn có hệ thống giáo dục và cơ chế thị trường tốt. Doanh nghiệp Mỹ cũng có sức sáng tạo. Đáng ra, chút khó khăn này không thấm vào đâu, nếu làm theo cách nêu trên, không cần đến 10 năm, Mỹ sẽ thoát được khó khăn để bước vào quỹ đạo phát triển lành mạnh.

Tuy nhiên, sự tham lam muốn lãnh đạo thế giới làm cho Mỹ “biết tiến không biết lùi”, vẫn muốn lãnh đạo từ phía sau, đã khó khăn lại còn “cương”, vẫn tham gia vào tất cả các công việc tại mọi nơi trên thế giới, Đài Loan, Biển Đông, Trung Đông v.v… tất cả đều cho rằng thuộc lợi ích quốc gia của Mỹ. TQ và các nước khác làm sao có thể kiên quyết phản đối cách làm của Mỹ? Hậu quả có thể là giống như việc treo hòn đá vào cổ, con đường phía trước là nhà tù.

Tình hình Biển Đông hiện nay đối với TQ là “đại cát đại lợi”. Điều then chốt là vận dụng tốt một từ, đó là “tiêu hao”. Tức là “lấy tĩnh chế động”, vừa có thể làm tiêu hao tài nguyên, nhân lực, sự nhẫn nại của đối phương, trong quá trình đó sẽ làm lớn mạnh bản thân, không chiến mà lại có thể khuất phục người khác.

Biển Đông từ trước đến nay là lãnh thổ của TQ, bảo vệ chủ quyền là hành động chính nghĩa. Chính nghĩa chính là xu hướng của ý dân, không thể thay đổi được. Đây chính là căn bản của việc chiến thắng tranh chấp. Còn đối với đối phương, hoặc có tranh quyền xưng bá, hoặc là tranh tài nguyên, lời nói không thể thay đổi được sự thật lịch sử. TQ cần kiên trì chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác, có lợi thì cùng lợi còn nếu không thì ngược lại. Đồng thời, cần mang một lượng tài nguyên vừa phải sang sử dụng tại ĐNÁ. Cùng kết hợp sử dụng hợp tác ngoại giao với thương mại.

Sức mạnh quân sự của TQ, đặc biệt là năng lực hải, không quân so với quy mô và xu thế phát triển kinh tế của TQ là lạc hậu nghiêm trọng. Còn các tàu quân sự của Mỹ liên tục qua lại khu vực biển gần TQ, liên tục cùng các nước xung quanh tiến hành tập trận. Điều này khiến TQ buộc phải tăng cường hiện đại hóa quân sự. Về phương diện này, điều TQ thiếu không phải là tiền, cũng không phải là sức người, mà là sự cấp bách cũng như động lực. Ngoài ra, việc bỏ tiền trong lĩnh vực này không phải là điều đáng lo, bởi vì kiểu gì thì cũng phải làm việc này. Các nước khác nếu không thức thời, muốn chạy đua vũ trang với TQ thì xin mời tự nhiên. Mỹ muốn tăng thêm lực lượng quân sự tại Biển Đông thì Mỹ hãy nêu yêu cầu với Quốc hội Mỹ. Tình hình Biển Đông vì vậy mà không có tiến triển, cứ dậm chân tại chỗ bản thân chính là tiêu hao. Tiêu hao càng nhiều, khi xảy ra tranh chấp càng không có cách giải quyết. Ngược lại, khi đó lại có lợi cho việc hòa bình giải quyết tranh chấp, muốn không để cho TQ tiêu hao, cần phải ngừng việc thị uy với TQ.

Tàu hải giám cần phải đi Biển Đông, mỗi một lần đều cần phải sẵn sàng chờ địch. Bất kỳ nước nào, cho dù nước đó có nhỏ như thế nào, tàu quân sự cũ như thế nào thì cũng không thể lấy nhỏ bắt nạt lớn. Có gan dám nổ súng vào tàu quân sự của TQ, sau khi phản công lại, hãy để cho nước đó trở về và suy nghĩ lại. Có những việc TQ cần phải nhẫn nhịn, những việc không cần nhịn thì không thể tự biên tự chế ra chuyện để dọa bản thân. Biển Đông không thể xảy ra đánh nhau được. Tuy nhiên, có bao nhiêu là tàu quân sự chen chúc tại đây, việc vô tình nổ súng là việc sớm hay muộn mà thôi.

Nhân tố căn bản của việc thắng thua tại Biển Đông không nằm ở Biển Đông mà nằm ở trong nước TQ. Chỉ cần TQ có thể xử lý các mâu thuẫn trong nước, thì trong vòng 10 năm tới, TQ tăng trưởng kinh tế với tốc độ 8 - 9%. Nếu như vậy, TQ có thể tiêu hao được, không những thế kinh tế TQ tăng trưởng có thể tạo ra sức sống, có thể khiến thái độ của một số người mềm đi. Khi đó, TQ bị ép phải tăng cường hiện đại hóa quân sự, năng lực tự vệ tăng lên, quy mô kinh tế lớn hơn, lập trường tranh chấp tại Biển Đông không có sự thay đổi, vẫn là “chủ quyền thuộc ta, hợp tác khai thác”.

Ngọc Toàn (gt)