Việc tăng cường quân sự và các hoạt động của hải quân, không quân Trung Quốc  vẫn là mối quan ngại của nhiều quốc gia trong khu vực. Nhật Bản cần phải nỗ lực thương thảo với Trung Quốc, mạnh mẽ và kiên trì kêu gọi Trung Quốc loại bỏ những quan ngại đó.

 

Sách Trắng quốc phòng 2010 của Nhật nói sự mập mờ về chính sách quốc phòng và sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối lo lắng của Nhật và các nước khác trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Sách Trắng cũng nói cần thiết phân tích kỹ lưỡng các hoạt động của Trung Quốc.

 

Trong những năm gần đây, sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn là một chủ đề quan trọng trong Sách Trắng quốc phòng, tuy nhiên mức độ quan ngại được thể hiện nhiều hơn trong Sách Trắng năm 2010. Đó cũng là điều dễ hiểu khi Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa và mở rộng tầm hoạt động của lực lượng quân sự.

 

Ở Biển Đông, va chạm giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã tăng lên. Trong những tháng đầu năm 2010, một hạm đội 10 tầu chiến Trung Quốc, gồm cả tàu khu trục, đã vào khu vực phía Tây, hòn đảo Okinotorishima, cực Nam của Nhật, và một trực thăng từ khu trục đã bay rất cận một khu trục của Lực lượng Phòng vệ Nhật trong 2 lần.

 

Hoạt động của Hải quân Trung Quốc được xem như một phần trong “chiến lược chống tiếp cận” nhằm đánh dẹp sự can dự của quân lực Mỹ trong các xung đột khu vực, ví dụ trong trường hợp khẩn cấp giữa Trung Quốc và Đài Loan xảy ra. Mỹ, do vậy, cũng rất cảnh giác với các hoạt động hải quân của Trung Quốc.


Sự bành trướng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

 

Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng khẩu hiệu “lợi ích cốt lõi”, được dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ Đài Loan đến biển Biển Đông. Một khẩu hiệu tương tự chắc chắn sẽ được sử dụng trong tương lai cho các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo các lợi ích hàng hải của mình ở biển Hoa Đông. Vậy Nhật nên ứng xử đối với những bước đi của Trung Quốc như thế nào ?

 

Trên tiên, Nhật phải tái cấu trúc một hệ thống trong đó liên minh Nhật-Mỹ có thể phát huy tác dụng một cách đầy đủ., khôi phục niềm tin của Washington mà đã bị sứt mẻ vì ngoại giao non nớt của chính phủ do Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lãnh đạo gây ra.

 

Các hoạt động giám sát và cảnh báo trong thời bình của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phải được tăng cường mạnh mẽ. Các hoạt động đó hướng theo thúc đẩy “răn đe tích cực” qua các hoạt động của quân đội, thay vì “răn đe thụ động” chỉ nhờ việc sở hữu những thiết bị và đơn vị quân sự đơn thuần.

 

Về điều này, chi tiêu quốc phòng của Nhật trong thập kỷ qua giảm đi 5% đang là một vấn đề. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng khoảng 4 lần, và của Mỹ, Hản Quốc tăng gấp đôi.

 

Đồng thời, thông qua đối thoại an ninh và các chương trình trao đổi quốc phòng, nỗ lực thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường minh bạch về chi tiêu và các hoạt động quân sự, và tuân thủ luật pháp quốc tế là rất quan trọng.


Không có những kết quả cụ thể.

 

Những năm gần đây, có những bước tiến trong trao đổi các chuyến thăm của Bộ trưởng, sĩ quan quốc phòng, và tàu chiến quân sự giữa Nhật và Trung Quốc. Nhưng những hoạt động đó không mang lại kết quả cụ thể, như thiết lập cơ chế trao đổi thông tin về hàng hải để tránh tai nạn và huấn luyện chung cho các hoạt động tìm kiếm và cứu vớt.

 

Sách Trắng lẽ ra được công khai vào tháng 7 như thường lệ, nhưng đã bị hoãn lại đến tuần vừa qua do cần bổ sung thêm tình hình phản ứng của Mỹ đối với vụ chìm tàu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, phần bổ sung đó chỉ có duy nhất một đoạn văn và một tiêu đề phụ. Lý do thực sự là quá ngần ngại về việc đưa ra trước dịp 100 năm kết thúc thống trị của Nhật ở bán đảo Triều Tiên vào tháng 8. Chính phủ nên tránh những cách nhìn phiến diện chỉ dựa trên một nguyên tắc hòa bình với mọi giá như vậy.

 

Trần Quang Nhật (gt)

 

 

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)