Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc đang chuẩn bị cho trận đấu với Mỹ để giành Đài Loan. Các tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị tên lửa chống tàu và liên lục địa. Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc đó là thiết lập sự thống trị đối với biển Biển Đông.

 

Trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về tình hình lực lượng vũ trang của Trung Quốc cho biết sau khi cán cân lực lượng trong quan hệ với Đài Loan thay đổi có lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ chuyển sang bành trướng thế lực của mình ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việc cải thiện lực lượng vũ trang của Trung Quốc là đi liền với sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

 

Báo cáo của Lầu Năm Góc chỉ rõ việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang diễn ra trong tất cả các binh chủng. Các tàu ngầm động cơ hạt nhân đã được hạ thủy, được trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đã diễn ra các cuộc thử tên lửa đạn đạo chống tàu, có khả năng đánh đòn các tầu hàng không mẫu hạm tại phần phía tây của Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích của Mỹ thậm chí cho rằng loại tên lửa này đang cáo chung sự thống trị của Mỹ trên biển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Mỹ cũng không ủng hộ ý kiến này với lý do Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí vũ trụ, trong quân đội của nước này có biên chế đơn vị chiến tranh thông tin. Nhiệm vụ của đơn vị này là nghiên cứu các virus để tấn công hệ thống máy tính của đối phương nhằm phá hủy hệ thống chỉ huy của đối phương. Các quan chức Mỹ thừa nhận các haker của Trung Quốc đã thâm nhậm vào cơ sở dữ liệu sản xuất “máy bay tiềm kích tấn công” mới nhất của Mỹ. Hiện nay, sự chú ý của các nhà chiến lược Trung Quốc trước hết tập trung vào Đài Loan. Mục tiêu là nhằm loại bỏ khả năng của Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột, nếu như sự việc diễn ra đến mức “giải phóng” Đài Loan bằng vũ lực. Vì mục tiêu này Trung Quốc đã gia tăng hạm đội tàu ngầm và hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa.

 

Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc tấn công được tàu sân bay của Mỹ là hạn chế vì: Trung Quốc chưa tiến hành thử các tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân, nước này chưa đủ số lượng các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp và hiện nay Trung Quốc chỉ có 50% hạm đội tầu ngầm được cho là hiện đại. Hơn nữa, phần lớn kỹ thuật và trang bị quân sự, bao gồm vũ khí của Trung Quốc, trong đó có lực lượng hải quân là được mua từ Nga.

 

 

Theo Pavel Kamennov, nghiên cứu viên của Viện Viễn đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, thì Trung Quốc thực sự có ý định tạo ra một đối trọng toàn diện chống lại các lực lượng của đối thủ tiềm tàng tại biển Biển Đông và Ấn Độ Dương. Ông cho rằng “nhiệm vụ trước mắt là bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý”. Hiện nay, trong tay của bộ chỉ huy Trung Quốc có vài chục tàu ngầm tấn công, có các tên lửa lớp “tàu đối tàu” và “bờ biển đối tàu”. Trung Quốc có 3 tàu ngầm chiến lược, nhưng đều được đóng trong những năm 1980 và không có khả năng tuần tra chiến đấu. Hai tàu ngầm khác có động cơ hạt nhân thì thuộc thế hệ thứ hai, được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và hoàn toàn có khả năng chiến đấu”.