Bề ngoài, đây là cuộc tranh cãi đối với những dải san hô, trai quý hiếm và việc đánh bắt cá mập trái phép mà Hải quân Philippines đã cố thu hồi vào đầu tháng 4 trước hoạt động đánh bắt tại Bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông trước khi 2 tàu Hải giám Trung Quốc đến can thiệp. Sau 12 ngày, tàu Philippines – loại tàu tuần duyên được tân trang lại do Mỹ cung cấp hồi năm ngoái nhằm tăng cường khả năng phòng thủ yếu kém cho đồng minh Philippines – đã rút lui.

Nhưng những lợi ích lại lớn hơn nhiều. vì những yêu sách liên tiếp được khẳng định đối với chủ quyền Bãi cạn bởi cả hải chính phủ Philippines và Trung Quốc đưa ra minh chứng rõ ràng về điều này. Vụ việc dấy lên những nghi vấn vốn từ lầu của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng chiến lược, nguồn năng lượng phong phú tiềm tàng của Biển Đông đang ngày trở nên cấp bách trong năm nay khi cả Mỹ, quốc gia vốn có ưu thế vượt trội từ lâu và một Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng đang cố gắng gia tăng sức mạnh hải quân của mình trong khu vực.

Roberto Romulo, nguyên bộ trưởng ngoại giao Philippines, người cho rằng Trung Quốc đang phô trương cơ bắp trong nỗ lực gia tăng tiếp cận không bị ngăn cản đối với nguồn dự trữ khí ga và dầu dồi dào được tin là tồn tại dưới Biển Đông, nói “ Chúng ta chỉ là những con tốt”. Ông cũng cho rằng “Trung Quốc đang thử Mỹ, đó là tất cả. Và Trung Quốc đang ăn mất bữa trưa của người Mỹ tại Đông Nam Á”

Gần đây hơn, một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc thậm chí còn bác bỏ vài trò chính đáng của Mỹ tại Biển Đông. “Vấn đề Biển Đông không phải là việc của người Mỹ”, tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu PLA tuyên bố tại buổi phóng vấn của đài Phượng Hoàng tại Hồng Công. “Đây là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước láng giềng”.

Tuyên bố của vị tướng này đem đến thách thức đối với chính quyền Obama khi trong 6 tháng qua đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của mình quanh khu vực tây Thái Bình Dương và Đông Á, khu vực mà Biển Đông được xem như là hải trình thiết yếu không chỉ đối với Hải quân Mỹ mà còn đối với phần lớn thương mại thế giới.

Từ việc đặt căn cứ hải quân tại cảng phía bắc thành phố Darwin của Úc tới việc gia tăng môi quan hệ quân sự với Việt Nam, một quốc gia có mối quan hệ không mấy dễ chịu với Trung Quốc, Washington đã đánh tín hiệu về ý định ở lại chứ không phải rời bỏ của mình.

Trong một tín hiệu gần đây nhất về việc quyết tâm đối trọng sự mạnh bạo của Trung Quốc đối với Biển Đông, chính quyền Mỹ đã cử Ngoại trưởng Hillary Rohdam Clinton và Bộ trưởng quốc phong Leon E. Panetta điều trần trước Ủy ban  Đối ngoại Thượng viện hồi tuần trước về sự cần thiết đối với Mỹ trong việc phê chuẩn Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc là 1 trong 162 quốc gia phê chuẩn Công ước Luật biển. Nhưng Mỹ lại không làm điều này, Công ước đã chính thức bị chính quyền Mỹ bác bỏ kể từ khi tổng thống Ronald Reagan từ chối phê chuẩn khi công ước được đưa ra vào năm 1982.

Các quan chức chính quyền Mỹ cho rằng, mục tiêu chính của phiên điều trần chung là tăng cường tính pháp lý của Mỹ để hải quân của mình có thể được đảm bảo tự do hàng hải bên ngoài lãnh hải 12 hải lý của bất kỳ quốc gia nào theo như Công  ước cho phép.

Trái lại, theo các nhà ngoại giao phương Tây, Trung Quốc lại lập luận rằng tự do hàng hải chỉ có hiệu lực bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, một quan điểm trái ngược với Luật biển, và nếu điều này có hiệu lực, thì cơ bản Biển Đông sẽ trở thành cái hồ riêng của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc có thể không có lợi ích trong việc phong tỏa tuyến đường biển tại Biển Đông, nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường sức mạnh của mình trong khu vực. Ví dụ, Việt Nam đã tuyên bố rằng tàu của Trung Quốc đã hai lần phá hoại những nố lực khai thác dầu khí vào năm ngoái khi cố ý cắt cáp tàu thăm dò trong vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc thì cho rằng một trong những vụ việc chỉ là sự tình cờ.

Trong khi đó, Trung Quốc được cho rằng là  sẽ triển khai chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình trong năm nay.

Hai phần ba lượng thương mại khí ga thế giới đi qua vùng Biển Đông, theo như một báo cáo của Yang Jiemian, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải. Vùng biển này là hải trình chủ yếu trong việc vận chuyển dầu từ Trung Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác.

Giờ đây Biển Đông đã thực sự được cho là có lượng dữ trữ tài nguyên, một số chuyên gia ước tính rằng bên dưới Biển Đông có trữ lượng 130 tỷ thùng dầu và 900 nghìn tỷ feet khối khí ga.

“Rất có khả năng và hy vọng Biển Đông sẽ là một nguồn sản xuất năng lượng phong phú”, Xu Xiaojie, nguyên giám đốc đầu tư nước ngoài Tập đoàn Đàu khí Quốc gia Trung Quốc phát biểu trong một buổi phỏng vấn. Ông Xu nói rằng Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc đã tiến hành những nghiên cứu về nguồn năng lượng tại Biển Đông, nhưng những chi tiết kết quả vẫn không được tiết lộ.

Vào tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, là tập đoàn đến nay vẫn chỉ có khả năng công nghệ khoan tại khu vực nước nông, đã bắt đầu dự án khoan nước sâu đầu tiên của mình tại khu vực không có tranh chấp của Biển Đông về phía nam Hồng Công.

Đối với Trung Quốc, Biển Đông là một phần không tách rời của lịch sử nước này. Sau những ngày rắc rối tại Bãi cạn Scarborouhg, Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một số sự kiện do chính Trung Quốc giải thích. Vào năm 1279, nhà thiên văn Trung Quốc Gou Shoujing được Hoàng đế Kublai Khan phái đi khảo sát những vùng biển xung quanh Trung Quốc. Đảo Hoàng Nham đã được chọn làm điểm khởi đầu cho cuộc khảo sát, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Ông Romulo, nguyên bộ trưởng ngoại giao Philippines, nhớ lại rằng Chu Ân Lai, người đứng thứ hai trước đây dưới thời Mao Trạch Đông, đã từng đưa ra một tấm bản đồ và cho cha ông xem, ông Carlos P. Romulo, người từng giữ chức ngoại trưởng Philippines, và nói rằng Philippines thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, có 3 quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng có yêu sách tại Biển Đông là Brunei, Malaysia và Việt Nam, và còn có cả Đài Loan cũng có yêu sách tại Biển Đông.

Phức tạp nhất trong những yêu sách là sự khẳng định của Trung Quốc về việc viện dẫn tẫm bản đồ 9 đoạn mà Bắc Kinh cho rằng nó thể hiện yêu sách của mình. Đường  9 đoạn đầu tiên có 11 đoạn được vẽ vào năm 1947, trước khi ĐCS Trung Quốc giành chiến thắng, và sau đó được bỏ đi 2 đoạn tại Vịnh Bắc Bộ vào đầu những năm 1950.

Bản đồ đường 9 đoạn bao phủ khoảng 80% Biển Đông. Bản đồ này bao phủ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có yêu sách. Hai quốc gia này đã có những giao tranh do yêu sách đối lập nhau vào những năm 1970 và 1980.

Từ mỗi thực thể trong đường 9 đoạn – một số chúng chỉ là những đảo đá nhỏ- Trung Quốc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, từ đó mỗi thực thể có được quyền đối với nguồn tài nguyên theo như Công ước Luật biển quy định.

Theo các quan chức tại Manila, đường 9 đoạn của Trung Quốc lấn vào trong vùng 80 hải lý kéo dài từ vùng biển giữa đảo Palawan và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi mà một công ty của Philippines cho rằng họ đã tìm thấy mỏ khí ga thiên nhiên lớn tại đây. Chính phủ Philippines của tổng thống Aquino III khôi phục lại dự án để bắt đầu khai thác ngoài khơi Bãi Cỏ Rong trong một vài tháng tới.

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào đang là một câu hỏi mở. Tình cảm chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang tăng cao về vấn đề Biển Đông, và bản thân chính phủ nước này dường như đang bị chia rẽ, ít nhất là về mặt chiến thuật.

Những nhà ngoại giao phương Tây cho rằng Bộ ngoại giao Trung Quốc,  trong khi vẫn giữ lập trường, rất muốn tìm kiếm một giải pháp đối với cuộc tranh cãi với Philippines, có thể là liên quan đến việc hợp tác chung giữa các công ty của cả hai nước. Nhưng Nhật báo PLA, tờ báo của quân đội, lại đăng những xã luận cứng rắn, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ cho Philippines hay bất kỳ quốc gia nào khác yêu sách những gì thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp.

“Nếu lãnh đạo Trung Quốc hành động theo người dân Trung Quốc, thì chính sách đối với Biển Đông và Đông Nam Á sẽ trở nên rất cứng rắn”, Shi Yinhonh, giáo sư về quan hệ quốc tế trường Đại học Renmin tại Bắc Kinh nói.

Phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của Washington về vấn đề Biển Đông, ông Panetta, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, sẽ có bài phát biểu được cho là chính sách chủ yếu của Washington vào cuối tuần tại hội thảo thường niên do Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London, tổ chức, hội thảo quy tụ những nhân vật chính khách có ảnh hưởng tại châu Á đến dự tại Sinhgapore vào cuối tuần này.

Những người khác cũng sẽ tập trung sát sao về những gì mà ông Panetta phải nói. Sau khi Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ trong năm nay về viêc công ty dầu khí Ấn Độ khai thác trong vùng biển ngoài khơi của Việt Nam, công ty này đã rút lui với lý do về công nghệ. Tuy nhiên đó khong phải là lời nói cuối cùng của Ấn Độ.

“Biển Đông là tài sản của thế giới”, S. M. Krishna, Ngoại trưởng Ấn Độ nói.

Theo New York Times

Trần Quang (gt)