Việc báo chí trong thời gian gần đây đề cập nhiều đến tranh chấp kéo dài tại Biển Đông đã cho chúng ta ấn tượng rằng các cuộc tranh luận về lãnh thổ đang trở thành một điểm nóng tiềm tàng cho một cuộc xung đột vũ trang và các tranh chấp chiến lược quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực đang ngày càng gia tăng.

Nguy cơ về các cuộc đụng độ vũ trang giữa hải quân các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin và Việt Nam hoặc các tàu của những quốc gia có tham gia tranh chấp đang ngày một gia tăng. Điều này chắc chắn là rất đáng lo ngại. Năm ngoái, Việt Nam đã phản đối một cách mạnh mẽ sau khi tàu tuần tra của Trung Quốc cắt cáp giám sát địa chấn trị giá hàng triệu đô-la được sử dụng bởi tàu thăm dò dầu và khí đốt của Việt Nam tại khu vực mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Mùa xuân năm nay, một tàu tuần duyên của Phi-líp-pin và một số tàu đánh cá của Trung Quốc đã níu chân nhau vào một giai đoạn bế tắc kéo dài trong vài tuần tại vùng tranh chấp bãi cạn Scarborough. Vụ việc chỉ được lắng dịu cho đến khi Bắc Kinh và Manila đạt được một thỏa hiệp tạm thời. Tuần trước, một tàu chiến của Trung Quốc đã bị mắc cạn tại vùng quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, đáng lo ngại là khu vực này lại nằm gần với đảo Palawan của Phi-líp-pin.

Trong khi đó, cuộc chơi giữa các cường quốc lớn cũng đang diễn ra tại vùng biển đầy “sóng gió” này. Hai năm trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã làm bất ngờ phía Trung Quốc bằng tuyên bố Biển Đông là “lợi ích sống còn” của Mỹ, đặt Mỹ đứng vào vị trí ủng hộ cho các đối thủ của Trung Quốc. Điều này đã khiến cho tầm quan trọng địa chính trí của vùng tranh chấp tăng lên một cách đáng kể.

Washington, trong thời gian đầu, đã khai thác sai lầm của Bắc Kinh trong những năm gần đây – như việc từ chối các đàm phán đa phương và việc sử dụng quá nhiều các chiến thuật đàn áp mạnh tay– cũng như đã có các động thái hỗ trợ để củng cố quyết tâm của một vài số tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Phi-líp-pin. Nhìn ngược dòng thời gian, thì điều bất ngờ mà bà Clinton đã dành cho phía Trung Quốc là động thái mở đầu cho chiến lược “xoay trục” của Washington đến vùng Đông Á, đây là một sự định hướng lại trọng tâm của chính sách an ninh của Mỹ đến khu vực.

Bên trong nội trị Trung Quốc, một quan điểm chung đã được định hình nhanh chóng. Khi xét trên một mức độ rộng hơn về chiến thuật, chiến lược “xoay trục” của Mỹ được phía Trung Quốc hiểu là một động thái mang tính thù địch, hoặc chí ít cũng là một bước đi hướng tới một chiến lược kiềm chế rõ ràng hơn. Trong các tranh chấp tại Biển Đông, Bắc Kinh coi việc chuyển dịch chính sách của Washington như một sự can dự ngấm ngầm vào trong một cuộc tranh cãi mà chính bản thân nước này (Mỹ) không liên quan, và đó cũng là nguyên nhân làm cho Việt Nam và Phi-líp-pin tự tin hơn trong việc đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Nhưng, có vẻ như sau bước lùi ngoại giao lớn nhất của họ - vụ việc tại Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề dựa trên chính sách “đánh trả”. Đối nghịch với các kì vọng rằng sẽ có một cách tiếp cận đàm phán linh hoạt hơn – như việc chấp nhận cách tiếp cận đa phương, tuyên bố tuân thủ theo Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và kí kết bộ quy tắc ứng xử, Bắc Kinh vẫn không có một động thái tích cực nào cho đến thời điểm hiện tại.

Trung Quốc đã lựa chọn một lập trường đám phán có vẻ như ngày càng không vững chắc và phản tác dụng. Một lý do khả dĩ giải thích cho vấn đề đó là Bắc Kinh hiểu được rằng yêu sách đường chín đoạn bị chỉ trích nhiều của nước này – trong đó cơ bản tuyên bố toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ biển của Trung Quốc - không thể có được sự hỗ trợ từ luật pháp quốc tế hiện hành.

Việt Nam cũng có yêu sách chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng không giống Bắc Kinh, Hà Nội đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán đa phương và thể hiện sự tuân thủ với các nguyên tắc của luật quốc tế. Hà Nội hiểu rằng lập trường như vậy sẽ có lợi cho họ bởi Việt Nam kiểm soát khoảng 80% thực thể (ví dụ như các đảo đá và các rạn san hô) trong phần lớn khu vực tranh chấp của quần đảo Trường Sa.

Do có được sự kiểm soát thực tế, Việt Nam có thể sẽ có được sự công nhận pháp lý theo luật quốc tế đối với yêu sách về các vùng biển bao quanh. Ngược lại, Trung Quốc chỉ kiểm soát 6 thực thể và nếu nước này đồng ý giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chắc chắn nước này sẽ gặp bất lợi.

Do đó bản chất chiến lược của Trung Quốc là trì hoãn và từ chối. Đương nhiên, Trung Quốc cho rằng bằng cách kéo dài tình hình bế tắc hiện tại, nước này sẽ có thể phủ nhận lập luận của các bên tranh chấp khác - đặc biệt là Việt Nam và Phi-líp-pin. Đây cũng là cách Trung Quốc sử dụng nhằm giảm đi cơ hội để yêu sách của các nước này có được sự công nhận pháp lý cũng như cơ hội để các nước này tiếp cận đến nguồn tài nguyên dồi dào tại các khu vực tranh chấp.

Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp, nhưng chỉ theo cách của riêng họ. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra một khi Trung Quốc đạt được sự thống trị rõ ràng tại khu vực và các bên tranh chấp khác không còn sự lựa chọn nào ngoài cách tham gia vào cách giải quyết của Trung Quốc

Bắc Kinh đương nhiên nhận thức được rằng chiến lược này, ít nhất là trong ngắn hạn, luôn đi cùng với một chi phí ngoại giao khổng lồ. Đề bù đắp các chi phí này, Trung Quốc phải tìm cách để có được sự ủng hộ của một vài nước tại khu vực Đông Nam Á để từ đó khiến cho các bên yêu sách khác không thể lập nên một liên minh khu vực về vấn đề Biển Đông để cô lập Trung Quốc.

Do ASEAN – tổ chức mà các bên yêu sách đều là thành viên – chỉ có thể ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, nên điều mà Trung Quốc cần làm là đảm bảo việc có một vài nước thành viên trong ASEAN đứng về phía mình và từ đó, các nước này từ chối việc ủng hộ một lập trường chung - lập trường mà có thể sẽ làm suy yếu vị thế của Trung Quốc.

Do Trung Quốc có đủ nguồn lực kinh tế để đạt được mục tiêu này, nên nước này có thể đã thành công ở một mức độ nhất định. Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tuần trước tại Campuchia, ASEAN đã không thể có được một lập trường chung về tranh chấp Biển Đông, đó là một thắng lợi rõ ràng cho phía Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc không phải là không có những rủi ro. Do không có một cách giải quyết dựa trên ngoại giao, Trung Quốc chỉ có thể kỳ vọng những cuộc đối đầu với Phi-líp-pin và Việt Nam trong vấn đề đánh bắt cá và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tiếp diễn và leo thang. Trong trường hợp xấu nhất, các vụ va chạm có thể trở thành các cuộc đụng độ vũ trang quy mô nhỏ trên biển.

Đặt trong bối cảnh Trung Quôc luôn nói rằng nước này ưu tiên cho sự hòa bình và ổn định trong khu vực, thì liệu Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng như vậy hay chưa? Chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng Trung Quốc đã để tâm đến vấn đề này.

Minxin Pei là giáo sư tại trường Cao Đẳng Claremont McKenna và là thành viên không thường trú cao cấp thuộc Quỹ German Marshall của Mỹ. 

Theo The National 

Tiến Tiệp (gt)