Lúc đầu những bài báo này chĩa mũi nhọn vào Campuchia (CPC), nhưng gần đây đã xem xét toàn diện từ góc độ phát triển của ASEAN và khu vực, bàn càng sâu thì người ta càng nhận thức được vấn đề Biển Đông một cách lý tính, khách quan và toàn diện. Báo Dân tộc của Thái Lan ngày 16/8 đưa tin, mới đây tại Diễn đàn Câu lạc bộ Thương mại ASEAN, Nguyên Ngoại trưởng (NT) Singapore Yang Rongwen đã kêu gọi, các nhà lãnh đạo thương nghiệp ASEAN cần đoàn kết và nỗ lực phát huy ưu thế khu vực, gác lại xung đột chính trị do tranh chấp chủ quyền gây ra và kéo theo sự can dự của các nước lớn Trung, Mỹ.

Sau Hội nghị NT ASEAN ở CPC, một số ít nước ASEAN như PLP đã chỉ trích CPC, cho rằng CPC đã làm cho Hội nghị không ra được tuyên bố chung. Đại sứ CPC tại Philippines (PLP) đáp trả và nói rằng PLP và Việt Nam đã kiên trì đòi đưa tranh chấp giữa họ với TQ vào tuyên bố chung, có ý đồ ép buộc Hội nghị. Ông này cũng chỉ trích 2 nước trên “diễn trò chính trị bẩn thỉu ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN”. Hiện ĐSQ/CPC tại PLP đã chuyển thông điệp miệng tới BNG/PLP nói rằng Đại sứ của họ sẽ sớm về nước. Giới phân tích cho rằng, CPC làm như vậy là nhằm chủ động làm dịu căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Vấn đề Biển Đông không thể định vị quan hệ TQ - ASEAN. TTK ASEAN Surin cho rằng, TQ và ASEAN nên ưu tiên phát triển thương mại, vấn đề kinh tế cần chiếm vị trí chủ đạo. Ngoại trưởng Singapore Shanmugam bày tỏ, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa TQ và một số nước ASEAN không thể định vị toàn bộ quan hệ TQ - ASEAN, mà đó chỉ là một bộ phận tương tác trong quan hệ song phương. Việc tăng cường hợp tác giữa TQ và ASEAN, nhất là hợp tác trong lĩnh vực thương mại phù hợp với lợi ích của hai bên. Ông Shanmugam cho rằng, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không đạt được nhận thức chung là do lập trường của các nước thành viên ASEAN tồn tại khoảng cách và bất đồng. Việc thiếu sự điều phối ở Hội nghị này là một thất bại lớn, nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu nhất thể hóa ASEAN vào năm 2015.

Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Á và toàn cầu hóa thuộc Đại học quốc lập Singapore Huang Jing cho rằng, biện pháp giải quyết tốt nhất là, một mặt cần tái khẳng định sự đoàn kết và lòng tin trong ASEAN, mặt khác thông qua cơ chế đàm phán và bàn bạc trong nội bộ ASEAN để khuyên các nước có lợi ích ở Biển Đông đạt được một thỏa thuận thiết thực. Những dự án cùng khai thác với TQ không phải không có. Nếu các nước liên quan không thách thức giới hạn cuối cùng về vấn đề chủ quyền của TQ, việc thực hiện cùng thắng không phải không có khả năng.

Việc tăng cường hợp tác mới là cốt lõi trong quan hệ giữa ASEAN với TQ. Báo Dân tộc của TL cho rằng, Mỹ là đồng minh của PLP, nếu không có chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ thì PLP sẽ hành động thận trọng hơn trong vấn đề Biển Đông, chứ không o ép người khác như hiện nay. Ông Huang Jing cho rằng, có nước ASEAN muốn Mỹ tăng cường sự hiện diện ở khu vực CÁ - TBD, nhưng ASEAN không muốn lựa chọn giữa TQ và Mỹ. Có phân tích cho rằng, việc cấp bách hiện nay của ASEAN là tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, đảm bảo xây dựng thị trường nhất thể hóa ASEAN vào năm 2015, do đó cần tăng cường hợp tác với TQ. Nếu ASEAN chỉ tính đến lợi ích trong vấn đề Biển Đông của một số nước thành viên mà đối lập với TQ, sẽ không phù hợp với lợi ích căn bản của ASEAN.

Từ ngày 9 - 13/8, NT/TQ Dương Khiết Trì đã thăm chính thức Indonesia, Brunei, Malaysia. Tuyên bố chung giữa TQ và Indonesia bày tỏ: “Việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông là trách nhiệm chung của các nước trong khu vực. TQ, Indonesia và các nước ASEAN khác sẽ cùng nỗ lực thực hiện có hiệu quả và toàn diện DOC”. Có phân tích cho rằng, chủ đề chính trong hội đàm giữa NT Dương Khiết Trì với lãnh đạo 3 nước trên vẫn là hợp tác giữa TQ và ASEAN. Điều đó đã phát đi một tín hiệu với bên ngoài là, việc làm thế nào để làm sâu sắc hợp tác giữa TQ và ASEAN mới là vấn đề cốt lõi.

Theo Nhân dân nhật báo (ngày 17/8)

Lê Sơn (gt)