Một là, bắt cóc ASEAN. PLP và VN “ASEAN hóa” vấn đề Biển Đông rõ ràng muốn ép các nước ASEAN khác lên “chiến xa” của mình, lên gân cho hành vi mờ ám của họ, trợ giúp cho việc “nước nhỏ bắt nạt nước lớn” của họ, tạo thanh thế cho hành vi lừa gạt, gây rối trên trường quốc tế, đánh cược ngoại giao cho trò vô lại của họ. Nhưng đây chỉ là kiểu vừa ăn cắp vừa la làng. Trong những nước không có yêu sách chủ quyền tại “Biển Đông, một số lo lắng ASEAN sẽ bị vấn đề Biển Đông gây chia rẽ, một số đủ tỉnh táo về chiến lược, một số hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với TQ. Những nước này đều không muốn bị PLP và VN bắt cóc lên “chiến xa” của hai nước này.

Hai là, bắt cóc cơ chế ASEAN+. Đầu tiên là xung đột với cơ chế hợp tác ASEAN - TQ. Nếu vấn đề Biển Đông bị ASEAN hóa, tất nhiên sẽ bắt cóc quan hệ ASEAN - TQ. Vấn đề Biển Đông sẽ trở thành nghị trình chính trong quan hệ song phương, sự phát triển của quan hệ song phương tất nhiên sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, việc này còn khiến quan hệ hai bên rơi vào vòng kìm kẹp được các thế lực bên ngoài dựng nên. Ngoài ra, các cơ chế lấy ASEAN làm trung tâm như 10+3, 10+6 đều bị trói buộc về một mức độ nào đó. Việc PLP và VN thúc đẩy thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN là có ý bắt cóc cơ chế ASEAN+. Các bên có liên quan cần đề cao cảnh giác. Tiến trình hợp tác và đại cục phát triển hòa bình của khu vực liệu có thể để một hai nước cá biệt âm mưu bắt cóc?!

Hành vi bắt cóc quốc tế này tất sẽ mang đến 3 hậu quá xấu.

Một là, nguy hại đến tiến trình nhất thể hóa của ASEAN. Nếu ASEAN bị bắt cóc, vấn đề Biển Đông sẽ trở thành gánh nặng mà ASEAN không thể kham nổi. Sự đoàn kết bên trong ASEAN sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, sau khi PLP và VN bắt cóc thành công ASEAN sẽ ngày càng khiêu khích, làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông, tiếp tục phá hoại môi trường bên ngoài hòa bình ổn định cần thiết cho việc xây dựng nhất thể hóa ASEAN.

Hai là, nguy hại đến quan hệ hợp tác giữa ASEAN và TQ. Các thế lực bên ngoài khu vực càng dễ dàng nhúng tay vào vấn đề Biển Đông, dễ dàng chia rẽ và gây rối đối với quan hệ song phương, lợi ích song phương sẽ bị tổn hại, tạo nên cục diện cùng thua. Nói tóm lại, không gian hợp tác của TQ trên trường quốc tế càng lớn, TQ càng có khả năng thông qua các kênh khác để tìm sự cân bằng nào đó, để giảm thiểu tổn thất.

Ba là, nguy hại đến vai trò của ASEAN trong hợp tác khu vực và tương lai hợp tác của khu vực. TQ luôn ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác khu vực, tình nguyện để ASEAN ngồi vững vào vị trí “cầm lái”. Trong khi với việc quay trở lại CÁ -TBD, Mỹ không can tâm chỉ làm hành khách, thậm chí còn không can tâm ở vị trí phụ lái. Một trong những hậu quả nếu để xảy ra việc ASEAN hóa vấn đề Biển Đông là việc ASEAN nhiều khả năng sẽ không thể giữ được vị trí “cầm lái” của mình, thậm chí bị đẩy sang một bên. Nếu ASEAN mất đi vai trò chủ đạo, thì cục diện và trật tự vốn có của hợp tác khu vực sẽ bị tấn công, sự hợp tác và điều tiết chiến lược Trung - Mỹ sẽ càng có ảnh hưởng lớn hơn.

Vì vậy, hậu quả của việc ASEAN hóa vấn đề Biển Đông sẽ vô cùng nghiêm trọng. Các nước ASEAN cần phải có đủ sự cảnh giác. Là một bên có lợi ích to lớn liên quan, TQ sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Mưu đồ ASEAN hóa vấn đề Biển Đông của PLP và VN cuối cùng sẽ chỉ tốn công phí sức mà thôi.

Theo Nhân dân Nhật báo

Tiến Tiệp (gt)