Hôm 24/9/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Philippin, Esteban Conejos nói: Philippin đã khởi đầu trong việc hình thành một mặt trật thống nhất với các láng giềng Đông Nam Á chống lại điều má họ gọi là sự xâm chiếm bất hợp pháp của TQ phần lớn Biển Đông. Tại một cuộc họp ở Manila đại diện các nước thành viên Hiệp hội ASEAN đã nhất trí rằng Công ước của LHQ về Luật Biển sẽ là khuôn khổ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Philippines đã lên án hành động hiếu chiến của TQ ở Biển Đông gồm cả hành động bắn vào ngư dân, đưa xuồng tiến vào gần các đảo và quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines. Philippines kêu gọi tổ chức một cuộc họp nhằm hình thành một mặt trận thống nhất ASEAN để chống lại điều họ gọi là việc đòi chủ quyền “bất hợp pháp" của TQ đối với toàn bộ vùng biển, kể cả vùng nước gần bờ biển của các nước Đông Nam Á. Các đại biểu dự họp đã tán thành một kế hoạch tạm thơi do Philippines đề xướng nhằm làm giảm căng thẳng, theo đó Philippines kêu gọi cần phân định các vùng tranh chấp.

Esteban Conejos nói với các phóng viên: Chúng tôi không chỉ đạt được sự ủng hộ đối với đề nghị của Philippines mà còn khẳng định cách tiếp cận trước tiên để đi đến một giải pháp là phải dựa trên luật pháp.

Chuyên gia pháp lý các nước Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan Brunei, Msalaysia và Việt Nam đã tham dự cuộc họp trong khi Lào và Campuchiạ không cử đại diện tham dự.

Esteban Conejos nói tiếp: Báo cáo của các chuyên gia sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN vào tháng tới ở Indonesia  và có thể sẽ được thông qua tại cuộc họp Ngoại trưởng các nước ASEAN và sau đó trình lên Hội nghị Thượng đỉnh những người đứng đầu nhà nước ASEAN vào tháng 11  tới Trung Quốc  không tán thành sáng kiến của Philippin vì đó là một nỗ lực nhằm đẩy nhanh thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thế hệ nhưng đây là việc chúng tôi đề nghị cần làm.

Philippines xác nhận rằng quần đảo Trường Sa nằm trên nguồn dầu khí khổng lồ, gần các tuyến đường biển quan trọng, là một phần của tranh chấp biển. Điều đó có nghĩa là TQ. và các nước khác có tranh chấp chủ quyền hợp pháp. Nhưng họ khẳng định rằng các khu vực vừa qua họ cho phép thăm dò dầu khí là một phần thuộc lãnh thổ của Philippin.

Theo AFP/Inquirer

Trần Quang (gt)