20/11/2012
Theo báo “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” (Hồng Công) số ra ngày 18/11, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng giờ đây nhà lãnh đạo này đang chỉ huy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bằng việc chủ trì một cuộc họp đặc biệt của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc họp đặc biệt này diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Tập Cận Bình bắt đầu nắm giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 17/11, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người vừa trao lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương cùng với chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho Tập Cận Bình, đã thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với người kế nhiệm mình. Tại cuộc họp có sự tham dự của toàn bộ các quan chức Quân ủy Trung ương vừa mãn nhiệm và đương nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói rằng Tập Cận Bình là “một Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương giỏi,” đồng thời đề cao kinh nghiệm của nhà lãnh đạo này.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn phát biểu của Hồ Cẩm Đào tại cuộc họp nêu rõ: “Đồng chí Tập Cận Bình có thể, chắc chắn là như vậy, gánh vác trách nhiệm lớn lao trong vai trò Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đồng thời đoàn kết và dẫn dắt Quân ủy Trung ương thực hiện đầy đủ những sứ mệnh vĩ đại và mang tầm lịch sử.”
Cũng tại cuộc họp, Tập Cận Bình đã nói với các đại biểu rằng quyết định của Hồ Cẩm Đào từ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương ngay sau khi từ chức Tổng Bí thư “đã chứng tỏ tầm nhìn xa của Hồ Cẩm Đào trong vai trò một lãnh tụ và một chiến lược gia Mácxít, cũng như là trí tuệ rộng lớn và cá tính nổi bật” của nhà lãnh đạo này.
Người tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, vẫn giữ lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm sau khi từ chức Tổng Bí thư năm 2012. Từ Quang Dụ, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc ở Bắc Kinh nhận định: “Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đang nói với tất cả các nhà lãnh đạo về hưu rằng họ không nên bám giữ quyền lực thêm nữa và phải tin tưởng vào thế hệ lãnh đạo tiếp theo.”
Bài phát biểu của Tập Cận Bình cũng đánh dấu một sự chuyển biến lớn so với trước đây. Khi thừa hưởng chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ Giang Trạch Dân năm 2004, trong bài phát biểu nhậm chức, Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh rằng theo “nguyên tắc chính trị” của PLA, lực lượng này “sẽ không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực” để đảm bảo việc tái thống nhất với Đài Loan. 8 năm sau, trong bài phát biểu nhậm chức, Tập Cận Bình đã hoàn toàn gạt bỏ vấn đề Đài Loan sang một bên. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia Từ Quang Dụ nhấn mạnh: “Các mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan năm 2008. Không cần thiết phải đề cập đến một vấn đề nhạy cảm như vậy để khiêu khích những người đồng bào Đài Loan.” Chuyên gia này cũng nói thêm rằng Tập Cận Bình đã có 17 năm ở Phúc Kiến, một tỉnh chỉ nằm cách Đài Loan một eo biển, và rõ ràng tự tin về vấn đề này.
Đề cập tới quan điểm của Tập Cận Bình về những tranh chấp lãnh hải với các nước khác, chuyên gia Từ Quang Dụ nêu rõ: “Tập Cận Bình cũng đã nhấn thấy rằng vấn đề khó khăn thực sự hiện nay nằm ở biển Hoa Đông và Biển Đông, những nơi cần cả Bắc Kinh và Đài Bắc cùng hợp tác để bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng ta.”
Trong khi đó, chuyên gia bình luận chính trị người Đài Loan Lâm Bảo Hoa, người nổi tiếng với bút danh Linh Phong, cho rằng Tập Cận Bình cũng muốn cho Nhật Bản và Mỹ thấy rằng nhà lãnh đạo này sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết vấn đề Đài Bắc. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Tập Cận Bình nhận thấy rằng nếu ông ấy sử dụng sức mạnh quân sự để giải phóng Đài Loan, cái giá phải trả sẽ cao hơn nhiều so với việc sử dụng những sức mạnh kinh tế.”
Cũng tại cuộc họp Quân ủy Trung ương, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã tái khẳng định sự trung thành tuyệt đối của PLA đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng các sĩ quan cấp cao nên làm gương cho các binh sĩ trong các chiến dịch chống tham nhũng.
Theo South China Morning Post
Văn Cường (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...