15/01/2014
Theo Tân Hoa xã , “Đấu trí, điều chỉnh và hợp tác” sẽ là xu hướng chính của quan hệ nước lớn trong năm mới 2014.
Nước lớn có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hòa bình thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc và châu Âu sẽ cùng nhau tiến lên trong sự đấu trí, điều chỉnh và hợp tác.
Quan hệ Trung-Mỹ, Trung-Nga, Trung Quốc-châu Âu: về đại cục là có lợi cùng thắng
Về triển vọng năm 2014, quan hệ song phương Trung-Mỹ sẽ xoay quanh việc thực hiện nhận thức chung mà nguyên thủ hai nước đã đạt được, tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao, thực hiện đối thoại, giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực và cấp độ, để thực tiễn quá trình hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới bước vào giai đoạn chạy thử và tăng tốc. Đồng thời, do vừa bắt đầu hình thành quan hệ nước lớn kiểu mới nên lòng tin chiến lược giữa hai bên cần được tăng cường. Mỹ cần từ bỏ tiêu chuẩn kép trong các vấn đề quốc tế, tôn trọng và xem xét hài hòa lợi ích cốt lõi cũng như các mối lo ngại của Trung Quốc hơn, tạo điều kiện tốt để hai bên thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới.
Năm 2013, nguyên thủ hai nước Trung Quốc và Nga đã nhiều lần gặp mặt, đặt nền móng vững chắc và làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện song phương. Như lời Tổng thống Nga Putin đã nói, xu thế quan hệ Nga-Trung “đạt độ cao chưa từng thấy” vẫn đang tiếp tục. Năm 2014, quan hệ Trung-Nga dự báo sẽ duy trì xu hướng phát triển ổn định, lành mạnh và tích cực, hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên Trung-Nga hàng năm sẽ được khởi động, mong chờ gặt hái được nhiều thành quả trên các lĩnh vực như quân sự, năng lượng, kinh tế thương mại và giao lưu nhân dân…
Trung Quốc và châu Âu đã công bố “Quy hoạch chiến lược hợp tác Trung Quốc-châu Âu đến năm 2020”, đề ra lộ trình hợp tác cho nhiều năm sau, hai bên nhận thức được rằng chỉ có kiên trì đối thoại, đem lại lợi ích cho hai bên và cùng thắng mới có thể tiếp thêm động lực phát triển cho quan hệ song phương.Năm 2014, lãnh đạo các cơ quan chủ chốt của châu Âu sẽ thay đổi, quan hệ Trung Quốc-châu Âu sẽ tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, hợp tác thực chất đi vào chiều sâu và tương tác tích cực vẫn là chủ lưu trong quan hệ song phương, trong đó, hợp tác về đô thị hóa được kỳ vọng là “động lực mới” trong quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Quan hệ Nga-Mỹ: đấu nhưng không chiến
Edward Snowden, người đã tiết lộ cho cả thế giới biết về chương trình do thám bí mật PRISM sau khi được tị nạn tại Nga đã khiến mối quan hệ Nga-Mỹ rơi vào thời kỳ băng giá. Nhưng nói theo cách của chuyên gia Ted Galen Carpenter, Viện nghiên cứu chính sách Cato ở Washington, quan hệ Nga-Mỹ chưa tới mức “va chạm mạnh hơn”. Cùng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga và Mỹ cần phối hợp và hợp tác trên các vấn đề như chống khủng bố, Syria, hạt nhân Iran, Afghanistan, giải trừ quân bị… “Đấu nhưng không chiến” vẫn sẽ là trục chính trong quan hệ Nga-Mỹ.
Năm 2014, cục diện trong hợp tác có đối kháng, trong đối kháng có hợp tác của quan hệ Nga-Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì. Về việc giải quyết nguy cơ cuộc chiến Syria hay vấn đề hạt nhân Iran … Nga và Mỹ đều sẽ lấy ý nguyện chính trị chung làm tiền đề, tiếp tục tìm ra biện pháp hợp tác cùng có lợi, nhưng đối với các vấn đề liên quan chặt chẽ đến lợi ích địa chính trị của mình như bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa, vấn đề nhân quyền hay vấn đề Ukraine…, Nga sẽ kiên quyết đến cùng và đấu với Mỹ. Nga và Mỹ cùng nhìn thấy lợi ích của mình nhưng thiếu lòng tin chính trị, điều này dẫn tới việc quan hệ song phương Nga-Mỹ chỉ có thể gần rồi lại xa, xa rồi lại gần.
Quan hệ Mỹ-châu Âu: mục tiêu lấy lại lòng tin
Cơ quan tình báo Mỹ thực hiện chiến dịch nghe lén lớn nhất từ trước đến nay khiến các nước đồng minh châu Âu vô cùng phẫn nộ. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ-châu Âu cực kỳ phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, sự gắn kết về lợi ích kinh tế cũng như an ninh giữa hai bên có thể giảm thiểu những ảnh hưởng xấu do thiếu lòng tin gây ra, vụ bê bối nghe lén điện thoại chỉ có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ vượt Đại Tây Dương. Nhưng sau sự việc này, nguy cơ mất lòng tin giữa Mỹ và châu Âu sẽ tồn tại lâu dài, và ảnh hưởng đến sự phát triển mối quan hệ song phương. Làm thế nào để lấy lại lòng tin giữa Mỹ và châu Âu sẽ là một trong những bài toán quan trọng mà Mỹ cần giải quyết trong năm 2014 này, để có thể tiếp tục phát triển quan hệ với châu Âu.
Chương trình do thám bí mật PRISM lan sang cả châu Âu, quan hệ giữa Mỹ và châu Âu nhất thời rơi vào tình trạng khó xử, “anh em” châu Âu bị tổn thương, liên tiếp gây sức ép với Mỹ. Nhưng trách cứ vẫn chỉ là trách cứ, vụ bê bối nghe lén điện thoại về cơ bản không phương hại đến quan hệ đồng minh giữa châu Âu và Mỹ. Năm 2014, quan hệ châu Âu-Mỹ cần củng cố lòng tin và tăng cường triển khai hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương, trong đó trọng tâm là đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Với việc có chung lợi ích kinh tế chiến lược to lớn, châu Âu và Mỹ sẽ kiềm chế bất đồng, tích cực thúc đẩy đàm phán TTIP để có được tiến triển mới.
Quan hệ Nga-EU: Trong hợp tác phát triển vẫn tiềm ẩn nguy cơ
Cuối năm 2013, Nga đã thành công trong “trận chiến tranh giành Ukraine” với châu Âu, nhưng cùng với đó cũng cho thấy một nguy cơ tiềm ẩn trong sự sự phát triển của mối quan hệ Nga-EU. Năm 2014, để bảo vệ lợi ích địa chính trị của mình, Nga sẽ có va chạm căng thẳng với việc mở rộng sang hướng Đông của EU. Bất đồng về vấn đề phòng thủ tên lửa cũng tiếp tục gây trở ngại cho quan hệ Nga-EU. Nhưng hợp tác kinh tế thương mại vẫn là trục chính trong việc phát triển quan hệ song phương, triển vọng sẽ khá lên và ổn định. Năm 2014, sự giằng co trong bức tranh sáng, tối của quan hệ EU-Nga vẫn tiếp tục diễn ra. Năm 2013, Ukraine thất bại trong việc “thoát khỏi Nga để gia nhập EU” khiến EU không thể đạt được lợi ích cốt lõi trong kế hoạch mở rộng sang hướng Đông, cũng lộ rõ mâu thuẫn căn bản về chọn lựa chiến lược giữa Nga và EU, bộc lộ hai bên thiếu lòng tin trên các vấn đề chiến lược. Có thể thấy rằng vấn đề Ukraine sẽ tiếp tục là vấn đề trong quan hệ Nga-EU, hai bên đấu trí không chỉ dừng lại ở lĩnh vực địa chính trị./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...