Tóm tắt

Việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) là một hình thức biểu hiện khác trong bước phát triển đầy nỗ lực về an ninh khu vực ở Đông Á. Thông qua điều được gọi là cuộc chiến pháp lý, Trung Quốc đã công cụ hóa luật pháp về không phận quốc tế, luật biển và luật về sử dụng vũ lực để củng cố học thuyết an ninh toàn diện của mình cả về quân sự cũng như kinh tế. Theo đó, Trung Quốc đã thúc đẩy những lợi ích về chủ quyền thông qua từng khía cạnh này của luật quốc tế khi mở rộng nội luật đối với không gian bên trên vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), khẳng định chủ quyền đối với các đảo tranh chấp và đang chuẩn bị để đối phó với những mối đe dọa sẽ xảy ra. Trái lại, dưới danh nghĩa của một liên minh về quyền tự do hàng không, các bên phản đối vùng này đều đã sử dụng các khuôn khổ mang tính nguyên tắc để bảo vệ những lợi ích chiến lược và địa chính trị của mình tại Đông Á.

….

6. Kết luận

Sự bế tắc giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và yêu sách biển tồn tại dai dẳng đã đưa đẩy các bên đi theo chiều hướng sẵn sàng cho xung đột và quân sự trong tình thế có thể bùng phát bạo lực. Lối tư duy chiến lược như vậy đã không còn giới hạn chỉ trên cơ sở sức mạnh quân sự; Trung Quốc cũng đã triển khai mặt trận pháp lý để thúc đẩy lợi ích kinh tế và lợi ích quốc gia của mình – như vậy nó phù hợp với chương trình nghị sự của chính phủ mới của Trung Quốc, đó là quản trị bằng luật quốc gia và cũng như trên phương diện toàn cầu. Việc Trung Quốc thiết lập vùng ADIZ cho thấy mục đích đó của Trung Quốc. Theo đó, nước này lập luận theo kiểu bên lề luật quốc tế, cụ thể hơn là thông qua các nhánh luật trên không gian bầu trời, luật biển và luật về sự dụng vũ lực, để thách thức quan điểm chi phối của Mỹ, ngược lại bảo vệ quan điểm của Trung Quốc về áp dụng vượt ranh giới lãnh thổ nội luật của một quốc gia về quản lý không phận nằm ngoài lãnh thổ, quyền tự do bay qua, quyền tự vệ trước.

Cách diễn giải và áp dụng khác nhau các quy chuẩn quốc tế về thẩm quyền thiết lập và điều tiết phương thức hoạt động đối với vùng ADIZ đã phản ánh sự bất tương xứng giữa các cường quốc toàn cầu và khu vực. Mặt khác, sự khác biệt như vậy giữa Trung Quốc, các quốc gia láng giềng và Mỹ có thể gây nguy hiểm cho an ninh tập thể vượt ra ngoài phạm vi khu vực Đông Á và có thể gây rủi ro làm xói mòn hơn nữa một khuôn khổ mang tính quy tắc như vậy. Mặt khác, tính không rõ ràng trong các quy định đó có thể tạo đủ không gian linh hoạt cho các bên duy trì sự cân bằng giữa các lợi ích chủ quyền, theo đó tránh sa vào tranh cãi về tính hợp pháp/bất hợp pháp đối với các hành động, yêu sách và tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin và mối quan hệ giữa các bên.[1] Tuy nhiên, khi năng lực quân sự Trung Quốc ngày càng phát triển, điều đó sẽ tiếp tục tác động đến cách mà Trung Quốc nhận thực về lợi ích cũng như khả năng bảo vệ các lợi ích đó ở các vùng biển của mình.[2]

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Bài viết của các tác giả được đăng trên China Review, Vol. 16, No. 1, 2016 do The Chinese University Press xuất bản.

Trần Quang (dịch)

Đinh Tuấn Anh (hiệu đính)

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.


[1] Mel Gurtov and Byong-Moo Hwang, China’s Security: The New Roles of the Military (Boulder, CO: Lynne Rienner, 1998), tr. 133.

[2] Byers, Custom, Power and the Power of Rules, tr. 152.