24/01/2010
(BBC Vietnamese) Kế hoạch mở các tour thăm quan cho du khách và Việt kiều tới quần đảo Trường Sa.
Chính phủ Việt Nam loan báo kế hoạch mở các tour thăm quan cho du khách và Việt kiều tới quần đảo Trường Sa.
Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) trích lời ông Nguyễn Viết Thuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cho hay giới chức huyện này "đang nghiên cứu định hướng và đề xuất cấp trên để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển".
Ông Thuân nói: "Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách trong nước, và kiều bào khi có nhu cầu."
Động thái mới này được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối kế hoạch khai thác du lịch tại Hoàng Sa của chính quyền tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đây, Việt Nam đã từng tổ chức đoàn du lịch tới Trường Sa, nhưng cũng gặp phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Hồi tháng Tư 2004, một đoàn 60 khách đã tới thăm quan một số đảo Việt Nam nắm giữ chủ quyền, cho dù Bắc Kinh gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Tuy nhiên, chưa có tuyến du lịch thường xuyên, một phần vì lý do mà phía Việt Nam giải thích là "điều kiện thực tế thời tiết sóng gió, thuỷ triều…" không thuận lợi.
Nay ông Phó Chủ tịch Trường Sa cho hay: "Trong tương lai nếu được trên quan tâm đầu tư, tôi tin tưởng dự án này (du lịch Trường Sa) sẽ thành công và đạt hiệu quả kinh tế".
Ông Thuân nói, để làm việc này cần có sự kết hợp giữa quân đội và dân sự.
Mới đây, Ủy ban Người Việt ở nước ngoài cũng cho biết ý định tổ chức một chuyến thăm Trường Sa vào tháng Tư tới, có sự tham gia của Việt kiều.
Theo ông Nguyễn Viết Thuân, đang có nhiều dự án phát triển kinh tế tại Trường Sa, như khai thác hải sản, năng lượng sạch và đóng âu tàu. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục trên một số đảo lớn cũng đang được Nhà nước đầu tư.
Trong tương lai nếu được trên quan tâm đầu tư, tôi tin tưởng dự án này (du lịch Trường Sa) sẽ thành công và đạt hiệu quả kinh tế. Để làm được việc này, cần có kết hợp giữa quân đội và dân sự.
Phó Chủ tịch Trường Sa Nguyễn Viết Thuân
Các hoạt động kinh tế - du lịch như loan báo chắc chắn sẽ gặp sự phản đối của phía Trung Quốc, tuy nước này cũng đang ráo riết thúc đẩy các dự án kinh tế tại những vùng biển đảo còn tranh chấp.
Quốc hội Trung Quốc vừa công bố tài liệu về phát triển du lịch ở đảo Hải Nam bao gồm cả Hoàng Sa. Cuối năm ngoái, cơ quan lập pháp của Trung Quốc cũng thông qua Luật bảo vệ hải đảo, trong có nhiều khu vực đang tranh chấp.
Hồi tháng 3/2009, Công ty du lịch quốc tế Châu Giang của Trung Quốc đã mở tour du lịch ra đảo Vĩnh Hưng (Việt Nam gọi là Phú Lâm) thuộc quần đảo Tây Sa mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng khu vực Biển Đông rộng lớn hơn vẫn bị cho là vấn đề nan giải trong quan hệ Việt-Trung.
Hai nước hôm thứ Hai 18/01 đã rầm rộ tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm nay, 2010, cũng được coi là năm hữu nghị Việt - Trung.
Tuy nhiên, nói về Biển Đông, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc đồng thời là nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy cho rằng "lập trường và suy nghĩ của hai nước còn khoảng cách rất lớn".
Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường kêu gọi hai bên "gác tranh chấp để cùng khai thác" tiềm năng kinh tế biển. Thế nhưng, theo ông Dy, thiếu hành động thiện chí cụ thể thì kêu gọi này chỉ là thể hiện ý đồ "gác tranh chấp theo kiểu Trung Quốc".
Cập nhật: 04:32 GMT - thứ ba, 19 tháng 1, 2010
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...