10/03/2010
(BAODATVIET - 10/03/2010)Hoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Đó là phát biểu của Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tại “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010” diễn ra ngày 9/3, tại thành phố Đà Nẵng.
Trước thông tin của một số tờ báo nước ngoài cho rằng, Việt Nam đang tiến hành mua vũ khí để chạy đua vũ trang ở khu vực Biển Đông, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng nhấn mạnh: “Hoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là làm sao xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chứ không nhằm vào bất cứ ai. Chúng ta giải quyết những tranh chấp trên cơ sở hòa bình và sẵn sàng đàm phán với các quốc gia có tranh chấp mà không dùng đến vũ lực”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền theo hướng sâu rộng hơn về vị trí, vai trò tiềm năng thế mạnh của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường phổ biến những kiến thức cơ bản về luật biển quốc tế và của Việt Nam, đặc biệt là những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng tại Hội nghị này, ông Nguyễn Tiến Thắng, Phó chủ nhiệm chính trị Bộ đội biên phòng (BĐBP), cho biết năm 2009, các đơn vị BĐBP đã phát hiện trên 2.007 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, chủ yếu là đánh bắt hải sản và neo đậu tránh gió, tăng trên 500 lượt chiếc so với năm 2008.
Ông Thắng cho biết, dù Hiệp định nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc đã thực hiện từ năm 2004, nhưng hiện vẫn có nhiều tàu cá Trung Quốc đánh bắt sâu vào vùng biển nước ta. “Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Bộ Quốc phòng, BĐBP xác định lấy tuần tra, xua đuổi là chính. Những trường hợp vào sâu trong vùng biển nước ta thì kiên quyết xử lý nhưng phải hết sức mềm dẻo, bình tĩnh, khôn khéo, không để xảy ra điểm nóng trên biển gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước”, ông Thắng nói.
Đoàn Nguyên
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...