19/06/2013
Ngày 8/5/2013, Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố bản “Báo cáo phát triển biển Trung Quốc năm 2013”. Phó Phòng luật biển thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển Ngô Kế Lục, Phó chủ biên bản Báo cáo nói trên, cho biết năm 2012 Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đã xác lập chiến lược xây dựng cường quốc biển mang tính lịch sử.
Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) khóa 12 đã quyết định thành lập Ủy ban Hải dương quốc gia, cơ cấu lại Cục Hải dương quốc gia, nâng công tác biển lên một tầm cao mới, ý thức biển của toàn dân cũng được nâng cao hơn bao giờ hết từ trước đến nay. Tình hình như vậy khiến cho “Báo cáo phát triển biển Trung Quốc 2013” được biên soạn một cách toàn diện hơn, thể hiện một cách cụ thể hơn thành tích quan trọng trong công tác biển của quốc gia trong một năm qua và phương hướng phát triển biển trong năm tới. Chính vì thế trong “Báo cáo” nói trên có nhiều số liệu và tư liệu trước nay chưa công bố, nội dung “Báo cáo” cũng nhiều hơn các năm trước. Theo Mạng Nhân dân và các trang mạng khác ở Trung Quốc , bản “Báo cáo” đã tổng kết những đặc điểm trong phát triển biển của Trung Quốc, các nước xung quanh Trung Quốc và thế giới, trình bày hiện trạng và xu hướng phát triển biển, đánh giá “một cách khách quan” những vấn đề nóng về biển được công chúng xã hội quan tâm, ghi nhận một cách toàn diện tiến trình và những thành tích phát triển biển của Trung Quốc. Báo cáo bao gồm các nội dung chính về môi trường quốc tế; luật biển, quyền lợi và lợi ích biển; kinh tế biển và khoa học công nghệ biển; môi trường biển và tài nguyên biển; chính sách biển và quản lý biển; phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc.
Thứ nhất, đặc điểm trong các công việc về biển trên thế giới ngày càng được các nước coi trọng và quan tâm hơn. Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện luật biển, ngày càng có nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế không ngừng thúc đẩy phát triển biển quốc tế ở các cấp độ sâu hơn và phạm vi rộng hơn. Trong rất nhiều vấn đề về biển, việc nuôi trồng và bảo vệ nguồn sinh vật biển, trong đó bao gồm bảo tồn và phát triển nguồn sinh vật ở biển sâu, cũng như các vấn đề về sử dụng biển bền vững, bảo vệ biển, sẽ được coi là điểm nóng trong các công việc quốc tế về biển, được cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm. Có rất nhiều vấn đề chuyên ngành đáng được đi sâu thảo luận, bao gồm các vấn đề về áp dụng thích hợp nhiều quy chế, nhiều điều khoản trong khuôn khổ của “Công ước luật biển” và những quan hệ tế nhị giữa các quy chế, điều khoản đó, cũng như các vấn đề về việc sử dụng thích hợp giữa “Công ước luật biển” và các công ước mang tính chất quốc gia hoặc khu vực khác.
Thứ hai, việc triển khai và hoàn thiện quy chế luật biển Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nhân tố trong và ngoài nước, vừa phải đáp ứng đòi hỏi yêu cầu bảo vệ chủ quyền và các hoạt động khai thác sử dụng biển, lại vừa phải hòa nhập và phối hợp hài hòa với việc phát triển luật biển quốc tế. Việc làm luật về bảo vệ quyền và lợi ích biển, bảo vệ môi trường biển tiếp tục có được bước phát triển mới. Do được định hướng bởi công tác lập pháp của quốc gia, công tác xây dựng luật về biển ở các địa phương cũng phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoàn thiện quy chế luật biển quốc gia. Để triển khai tốt hơn các hoạt động chấp pháp trên biển, việc giám sát biển, giám sát quy chế cũng phát triển, được ngành lập pháp coi trọng và hỗ trợ. Trong tương lai luật biển của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển theo hướng sử dụng biển hòa bình, phối hợp đồng bộ các công việc về biển. Năm 2012, đứng trước tình hình phức tạp về lợi ích và an ninh biển, Trung Quốc kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích biển, kiên trì một đi theo con đường phát triển hòa bình, thi hành chiến lược cùng có lợi và cùng thắng, tích cực tham gia các công việc biển quốc tế, nỗ lực thúc đẩy xây dựng biển hài hòa.
Thứ ba, với vai trò thúc đẩy mạnh mẽ của rất nhiều ngành nghề mới nổi liên quan đến biển và vai trò bình ổn tăng trưởng của đại bộ phận các ngành nghề chủ yếu về biển, giá trị tổng sản lượng biển của Trung Quốc giữ được mức tăng trưởng tương đối cao, ưu thế đặc biệt của khu vực kinh tế biển đã cho thấy rõ rệt hơn, tỉ lệ việc làm của nhóm dân số biển trong tổng dân số có việc làm ở khu vực ven biển tiếp tục nâng cao. Giá trị sản phẩm biển của Trung Quốc năm 2012 vượt ngưỡng 5.000 tỉ nhân dân tệ, cụ thể là 5.008 tỉ nhân dân tệ, tăng 7,9%. Giá trị sản lượng biển chiếm 9,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, về cơ bản giữ mức như năm 2011. Trong 5 năm tới, thậm chí còn là hơn 5 năm nữa, sẽ là thời kỳ then chốt và là thời cơ để Trung Quốc phát triển kinh tế biển. Từ khi bước vào thời kỳ “5 năm lần thứ 12” đến nay, Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng phát triển khoa học công nghệ biển, đã triển khai kế hoạch chiến lược quan trọng về khoa học công nghệ biển. Trong các năm 2011 – 2012, Trung Quốc đã thu được nhiều thành quả to lớn về khảo sát khoa học địa cực và khảo sát khoa học biển, hoàn thành một cách toàn diện dự án chuyên đề (Dự án 908) về điều tra và đánh giá biển gần, đạt nhiều thành quả lớn và phong phú. Khoa học công nghệ cao về biển của Trung Quốc có được tiến triển đột phá trong các lĩnh vực quan trọng như thiết bị lặn có người điều khiển, vệ tinh hải dương, giàn khoan biển nước sâu….
Thứ tư, Hội nghị Liên Hợp Quốc năm 2012 về phát triển bền vững có ý nghĩa dấu mốc quan trọng đối với việc thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững của thế giới. Là một nước lớn đang phát triển về biển, các yếu tố như con đường, cơ hội và thách thức trong phát triển biển bền vững của Trung Quốc ở “thời đại hậu Rio de Janeiro” cũng cùng tồn tại song song với nhau. Những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển biển bền vững, công tác bảo vệ môi trường biển và xây dựng sinh thái biển được nhà nước và các ngành các cấp quản lý ở địa phương quan tâm, số lượng và diện tích các khu bảo vệ biển không ngừng tăng lên, mô hình quản lý các khu bảo vệ biển tự nhiên từng bước được kiện toàn, những điển hình về công tác khôi phục và xây dựng sinh thái biển đảo, phòng trừ ô nhiễm tàu thuyền trên biển… được thể hiện rõ. Năm 2011, về tổng thể tình hình môi trường biển của Trung Quốc được duy trì ở mức độ tương đối tốt. Diện tích các vùng biển đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại một của quốc gia chiếm khoảng 95% diện tích vùng biển do Trung Quốc quản lý, chất lượng các vật thể trầm tích dưới hải dương rất tốt. Tuy nhiên, bởi nguồn chất thải từ lục địa đổ ra biển vẫn tiếp tục không giảm nên tình hình ô nhiễm môi trường vùng biển gần vẫn nghiêm trọng, tình trạng một số nơi bị nước biển xâm nhập, đất bị ngập mặn, bờ biển bị xâm thực… chưa giảm.
Thứ năm, Trung Quốc phát triển sự nghiệp biển toàn diện, thời cơ để Trung Quốc xây dựng cường quốc biển kiểu mới mang đặc sắc Trung Quốc đã chín muồi. “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển sự nghiệp biển” được Quốc vụ viện (Chính phủ) phê chuẩn đã bao hàm các phương diện về tài nguyên biển, môi trường biển, sinh thái biển, quyền lợi và lợi ích biển, an ninh biển… đã chỉ rõ phương hướng và mục tiêu về sự nghiệp phát triển biển giai đoạn “5 năm lần thứ 12”. Theo 5 yêu cầu đặt ra về “sử dụng biển đúng quy hoạch, sử dụng biển chất lượng cao, sử dụng biển sinh thái, sử dụng biển trên cơ sở khoa học công nghệ và sử dụng biển theo luật”, năm 2012 các dự án quản lý biển đã được triển khai một cách có trình tự xoay quanh kế hoạch công tác của Quốc vụ viện về “xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển”, ra sức phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo nhiều hướng nhiều chiều, khả năng quản lý biển về tổng thể tiếp tục được nâng cao một cách hữu hiệu. Công tác quản lý trong các lĩnh vực kinh tế biển, sử dụng biển, xây dựng môi trường sinh thái biển, quan trắc dự báo hải dương, khoa học công nghệ biển, tài nguyên biển và văn hóa biển… không ngừng được tăng cường. Công tác chấp pháp trên biển được thúc đẩy toàn diện, năng lực chấp pháp không ngừng được nâng cao. Các bộ ngành hữu quan như Cục Hải dương quốc gia… đã tiếp tục hoàn thiện các biện pháp quản lý kinh tế biển, phát triển kinh tế biển được hỗ trợ bằng nhiều phương thức như chính sách và tài chính, tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng phát triển các ngành nghề mới nổi mang tính chiến lược liên quan đến biển, nâng cao một cách hữu hiệu năng lực và trình độ dịch vụ cũng như kiểm soát vận hành kinh tế biển.
“Báo cáo phát triển biển Trung Quốc năm 2013” còn giới thiệu một cách có trọng điểm về sự nghiệp lớn phát triển biển. Trung Quốc đã bắt đầu thăm dò tìm kiếm dưới đáy biển quốc tế từ những năm 70 thế kỷ 20. Tháng 4/1991, Hiệp hội nghiên cứu phát triển tài nguyên khoáng sản đại dương Trung Quốc (gọi tắt: Hiệp hội Đại dương Trung Quốc) đã chính thức được thành lập, vén lên bức màn để Trung Quốc tiến quân toàn diện ra đại dương. Dưới sự chỉ dẫn của phương châm “tiếp tục mở rộng thăm dò biển sâu, ra sức phát triển khoa học công nghệ về biển sâu, xây dựng thích hợp ngành nghề về biển sâu” của nhà nước, sự nghiệp biển của Trung Quốc đã có bước phát triển to lớn, thu được hàng loạt thành quả quan trọng, làm tăng thêm khả năng thăm dò phát triển biển sâu và tham gia các công việc dưới đáy biển trên thế giới. Trung Quốc đã xây dựng sơ bộ hệ thống khoa học công nghệ thăm dò tài nguyên đáy biển có trình độ tiên tiến, đã hình thành một nguyên mẫu về công nghệ khai thác quặng biển sâu có bản quyền sở hữu trí tuệ, tự chủ và có hệ thống, nghiên cứu phát triển công nghệ gia công luyện kim trên cơ sở lựa chọn tài nguyên biển sâu tự chủ, có bản quyền tài sản tri thức.
Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển thành công người máy tự lặn dưới biển sâu 6.000 mét, tàu lặn “Hải Long” không có người điều khiển ở mực nước sâu 3.500 mét, tàu lặn có người điều kiển “Giao Long” ở mức sâu nhất đạt 7.062 mét. Hiện nay Hiệp hội Đại dương Trung Quốc đã đạt được các hợp đồng thăm dò ở các vùng lòng biển quốc tế thuộc Thái Bình Dương và Tây Nam Ấn Độ Dương. Với tư cách là nước đi tiên phong trong các hoạt động ở khu vực lòng biển quốc tế và là nước đăng cai nhận thầu ở các khu vực hợp đồng thăm dò, Hiệp hội Đại dương Trung Quốc đã thực hiện nghĩa vụ của người nhận thầu, đồng thời đã cung cấp những số liệu phong phú và những dịch vụ liên quan cho Cục quản lý đáy biển quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng nguồn tài nguyên khu vực đáy biển quốc tế một cách hòa bình, bảo vệ và đảm bảo an ninh môi trường, truyền bá khoa học công nghệ và thực hiện nguyên tắc “toàn thể nhân loại cùng kế thừa tài sản”. Năm 2012, Hiệp hội Đại dương Trung Quốc đã làm thủ tục xin phép Cục quản lý đáy biển quốc tế thăm dò lớp vỏ trái đất giàu côban.
Xây dựng cường quốc biển là một nhiệm vụ lịch sử to lớn và lâu dài. Ra sức đẩy mạnh xây dựng cường quốc biển, lấy Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” và Quan điểm phát triển khoa học làm tư tưởng chỉ đạo, đứng ở hiện tại, hướng tới tương lai lâu dài. Trong công tác thực tế phải luôn hướng đến tầm nhìn phát triển toàn cầu, cục diện phát triển cả lục địa và hải dương, phương thức phát triển hướng dẫn bằng khoa học công nghệ, ý tưởng phát triển hài hòa giữa người và biển, cơ chế phát triển phối hợp đồng bộ. Xây dựng cường quốc biển là một công trình hệ thống vĩ mô, đòi hỏi nỗ lực chung của toàn đảng và toàn xã hội. Hiện nay và một thời kỳ tới đây phải tập trung lực lượng vào triển khai một số mặt công tác như nhận thức về biển, sử dụng biển, xây dựng và bảo vệ sinh thái biển, quản lý, kiểm soát biển, xây dựng biển hài hòa, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao trình độ sử dụng biển, làm tối ưu hóa một cách toàn diện bố cục sinh thái biển, tăng cường khả năng kiểm soát biển, nỗ lực xây dựng cục diện biển hài hòa.
“Báo cáo phát triển biển Trung Quốc 2013” là báo cáo thường niên về phát triển biển do Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển-Cục Hải dương quốc gia biên soạn. Báo cáo đã tổng kết một cách toàn diện hiện trạng phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc, phân tích một cách khoa học những vấn đề tồn tại trong phát triển hiện nay, dự báo các lĩnh vực và phương hướng phát triển thời gian tới, trên cơ sở đó đánh giá khách quan vai trò của biển trong xây dựng xã hội hài hòa, thực thi chiến lược phát triển bền vững, đồng thời đề xuất đối sách và kiến nghị với các ngành hữu quan về phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc. “Báo cáo phát triển biển Trung Quốc 2013” không những là một hệ thống báo cáo ghi nhận một cách toàn diện, phản ánh một cách khách quan và nhận xét một cách chuyên nghiệp về tiến trình và thành tựu phát triển sự nghiệp biển của Trung Quốc, mà còn là một văn bản về tình hình đất nước liên quan đến biển mang tính chất khoa học, tính chất quyền uy, hướng đến đông đảo quần chúng xã hội và tầng lớp hoạch định chính sách của quốc gia./.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...