Tên

Ván bài ASEAN: Thách thức Biển Đông đối với Sự tự quyết và Thể chế

Mô tả
Biển Đông có những lợi ích quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không là ngoại lệ, dù trường hợp của Hiệp hội khá khác biệt. Michael Leifer mô tả Biển Đông sở hữu “trái tim của Đông Nam Á” xét về mặt địa lý.Từ góc độ địa lý, chúng ta có thể thấy bất cứ điều gì xảy ra ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến các nước ASEAN. Hơn nữa, ở vị thế là các nước nhỏ, các quốc gia này dễ tổn hại hơn khi va chạm lợi ích với các cường quốc. Ngay cả khi những nước này là bên hưởng lợi trong liên minh các cường quốc. Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo đó, các quốc gia ASEAN cố gắng chèo lái giữa nguy cơ tổn hại chiến lược và cơ hội kinh tế bắt nguồn từ một Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày tự tin hơn. Thế tiến thoái lưỡng nan của các nước ASEAN không chỉ duy nhất với Trung Quốc: Mỹ ngày càng quan tâm đến các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thách thức của ASEAN phức tạp hơn do Biển Đông trở thành tâm điểm của sự đối đầu và căng thẳng trong quan hệ của hai cường quốc quan trọng nhất của ASEAN. Duy trì không gian giữa Trung Quốc và Mỹ - để các quốc gia Đông Nam Á có thể hành động và đưa ra các lựa chọn - được coi là thách thức lớn nhất khu vực ASEAN phải đối đầu. Bài viết này xem xét các nguy cơ trong tranh chấp Biển Đông đối với ASEAN, đặc biệt chú trọng đến các lợi ích và hạn chế của tổ chức này. Bài viết không chỉ xem xét các thách thức do tranh chấp lãnh thổ, mà còn đánh giá tình thế lưỡng nan bắt nguồn từ các nước lớn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng gần đây. ALICE D.BA là Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Delaware. Địa chỉ email: aliceba@udel.edu. Bài viết được đăng trên The National Bureau of Asian Research  
Kích thước
470.36 KB
Ngày tạo:
15-06-2017
Lượt xem
351