Biển Đông có những lợi ích quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không là ngoại lệ, dù trường hợp của Hiệp hội khá khác biệt. Michael Leifer mô tả Biển Đông sở hữu “trái tim của Đông Nam Á” xét về mặt địa lý.[1] Từ góc độ địa lý, chúng ta có thể thấy bất cứ điều gì xảy ra ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến các nước ASEAN. Hơn nữa, ở vị thế là các nước nhỏ, các quốc gia này dễ tổn hại hơn khi va chạm lợi ích với các cường quốc. Ngay cả khi những nước này là bên hưởng lợi trong liên minh các cường quốc. Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo đó, các quốc gia ASEAN cố gắng chèo lái giữa nguy cơ tổn hại chiến lược và cơ hội kinh tế bắt nguồn từ một Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày tự tin hơn. Thế tiến thoái lưỡng nan của các nước ASEAN không chỉ duy nhất với Trung Quốc: Mỹ ngày càng quan tâm đến các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thách thức của ASEAN phức tạp hơn do Biển Đông trở thành tâm điểm của sự đối đầu và căng thẳng trong quan hệ của hai cường quốc quan trọng nhất của ASEAN. Duy trì không gian giữa Trung Quốc và Mỹ - để các quốc gia Đông Nam Á có thể hành động và đưa ra các lựa chọn - được coi là thách thức lớn nhất khu vực ASEAN phải đối đầu.

Bài viết này xem xét các nguy cơ trong tranh chấp Biển Đông đối với ASEAN, đặc biệt chú trọng đến các lợi ích và hạn chế của tổ chức này. Bài viết không chỉ xem xét các thách thức do tranh chấp lãnh thổ, mà còn đánh giá tình thế lưỡng nan bắt nguồn từ các nước lớn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng gần đây.

Các thách thức trước mắt của ASEAN

Trước hết, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền và quyền tài phán trên biển gây khó khăn cho ASEAN đưa ra một phản ứng thống nhất. Thách thức này phức tạp hơn do ASEAN là một tổ chức liên chính phủ. Trong khi chính phủ quản lý một hệ thống các lợi ích và cơ quan thì ASEAN một tổ chức của mười nước có chủ quyền riêng biệt. Khác biệt không chỉ ở các nước đánh giá khác nhau v tầm quan trọng của tranh chấp. Quan hệ của các nước với Trung Quốc và cách thức phản ứng cũng khác nhau. Thất bại chưa từng có tiền lệ của ASEAN không thđưa ra một thông cáo chung tại cuộc họp năm 2012 ở Phnom Penh minh chứng thách thức này. Ngoài ra, phản ứng phức tạp của ASEAN cho thấy thực tếkhác biệt lớn giữa bốn quốc gia yêu sách. Philippines và Việt Nam lên tiếng nhiều nhất và chủ động phản ứng các hoạt động của Trung Quốc. Trong khi đó, Brunei và Malaysia - ngay cả khi Malaysia ngày càng quan ngại về hoạt động Trung Quốc - nhìn chung ủng hộ cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Những khác biệt này khiến ASEAN khó khăn trong việc đưa ra một lập trường chung cũng như triển khai các giải pháp tình thế để hướng  tới một giải pháp lâu dài.

Đối với các tranh chấp Biển Đông, ASEAN với tư cách là một khối, ưu tiên  tiến tới bộ quy ứng xử khu vực (CoC). Bởi ASEAN chú trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử hiện này như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN. Sau thất bại đáng quên của hội nghị ASEAN năm 2012, Indonesia nhanh chóng thúc đẩy Nguyên tắc Sáu điểm của ASEAN về Biển Đông. Tuyên bố này xác định "sớm kết" CoC và "thực hiện đầy đ" Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và Bản hướng dẫn năm 2011 là ưu tiên quan trọng, bên cạnh việc các bên kiềm chế và không sử dụng vũ lực, "tôn trọng đầy đủ" Công ước Liên Hp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Sáu nguyên tắc này tạo cơ sở quan trọng cho ASEAN tiến tới đồng thuận và hành động chung. Động thái vãn hồi của Indonesia sau thất bại của hội nghị ngoại trưởng ASEAN năm 2012 ở Campuchia cho thấy nguy cơ tranh chấp Biển Đông có thể gây ra cho tổ chức.

Tuy nhiên, CoC "không phải là một công cụ để giải quyết tranh chấp”. Thay vào đó, mục tiêu của CoC là "một khuôn khổ dựa trên các quy tắc bao gồm các chuẩn mực, quy tắc và thủ tục hướng dẫn ứng xử của các bên ở Biển Đông". Đây còn được coi là một cơ chế xây dựng lòng tin nhằm thúc đẩy" một môi trường thuận lợi để các bên giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế".[2] Đối với các nước ASEAN, tiến trình CoC đại diện cho một cam kết hình thành một trật tự khu vực dựa trên các quy tắc, trái ngược với một trật tự dựa trên quyền lực. CoC cũng cho phép các quốc gia có thể linh hoạt trong việc tìm kiếm một giải pháp cùng chấp nhận được. Tiến trình này, như được làm rõ dưới đây, có những thách thức, nhưng các cuộc đàm phán CoC buộc các quốc gia phải chú ý đến các vấn đề nguyên tắc pháp lý và cách thức ứng xử.

Là Chủ tịch ASEAN năm 2015, Malaysia ưu tiên đặc biệt việc thông qua CoC. Malaysia chỉ định Thái Lan là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Theo đó, "tăng tần suất" tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc tạo thuận lợi nhằm tiến tới CoC. Singapore, nước giữ vai trò điều phối nhiệm kì ba năm trong tháng Tám, bày tỏ cam kết tương tự.[3] Như đã nói ở trên, trong số các nước ASEAN có yêu sách, Malaysia ít lên tiếng về các tranh chấp ở Biển Đông so với Việt Nam và Philippines. Bởi vậy, người ta quan tâm đến ưu tiên của Malaysia trong năm chủ tịch ASEAN. Cụ thể là mối quan tâm chung của ASEAN đối với việc Trung Quốc mở rộng xây dựng trên biển (được công khai năm 2015) và mối quan ngại của Malaysia trước việc Trung Quốc hiện diện tại Bãi cạn James và Luconia ngoài khơi bờ biển Malaysia gần Sarawak.[4] Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát hoài nghi mức độ quan tâm tương tự có được duy trì trong năm 2016 Lào đảm nhiệm vai trò chủ tịch. Sự không chắc chắn này chứng minh những hạn chế trong thể chế ASEAN: các chủ tịch ASEAN có một số quyền nhất định đối với các chương trình nghị sự. Đối với Lào, cũng như Campuchia và các quốc gia lục địa khác ở Đông Nam Á, Biển Đông thường ít được quan tâm. Lào có thể cho rằng các tranh chấp làm phức tạp những mục tiêu quan trọng hơn về kinh tế và phát triển của nước này, vốn nhận được nhiều hỗ trợ của Trung Quốc. Mặt khác, so với năm chủ tịch 2012 của Campuchia hay năm chủ tịch 2014 của Myanmar, hiện nay các quốc gia ASEAN có nhận thức chung về tính cấp thiết của vấn đề. Điều này có thể khiến ASEAN tập trung vào tiến trình đàm phán CoC.

Tuy nhiên, chậm chễ trong việc tiến tới CoC chủ yếu do những khác biệt giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc. Trong khi hai bên đạt tiến triển trong việc làm rõ một số khu vực thỏa thuận và hợp tác, tiến độ đàm phán khiến các bên liên quan theo đuổi hoặc tìm kiếm các lựa chọn khác. Do đó, các nước yêu sách ASEAN, cũng như Trung Quốc, không nhiệt tình với các đề xuất ngừng các hoạt động làm phức tạp tình hình.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

ALICE D.BA là Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Delaware. Địa chỉ email: aliceba@udel.edu. Bài viết được đăng trên The National Bureau of Asian Research.

Biên dịch: Huyền Quách

Hiệu đính: Tuấn Đinh

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.


[1] Michael Leifer, The ASEAN Regional Forum (Oxford: Oxford University Press, 1996), 9.

[2] Dự thảo khuôn khổ chung cho bộ quy tắc có thể đọc tại Sok Khemara, “ASEAN Ministers to Push for S. China Sea Agreements,” Voice of America, 3/8/2015.

[3] Xem các phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman và Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam, trích trong Prashanth Parameswan, “ASEAN to Intensify South China Sea Response Amid China Concerns,” Diplomat, 8/1/2015.

[4] “Malaysia to Protest over Chinese Coast Guard ‘Intruders,’ ” Wall Street Journal, 9/6/2015; và Olivia Harris, “Malaysian Deputy PM: We Must Defend Sovereignty in South China Sea Dispute,” Reuters, 14/11/2015.