10/02/2010
(BBC Vietnamese) Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) cho hay hôm thứ Ba 09/02, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuấn phát biểu rằng Trung Quốc sẽ "kịp thời điều chỉnh tư duy về khai thác và quản lý nghề cá" ở khu vực Trường Sa, mà nước này gọi là Nam Sa.
Tuyên bố này chắc chắn sẽ gây quan ngại cho các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền và khai thác nguồn lợi hải sản tại Trường Sa như Việt Nam và Philippines.
CRI nói ông Ngưu Thuấn đã tham dự cuộc mít tinh kỷ niệm 15 năm "xây dựng và bảo vệ" bãi Mỹ Tế ở Nam Sa hôm 09/02.
Ông thứ trưởng nhấn mạnh tại cuộc mít tinh: "Vùng biển Nam Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, rất nhiều ngư dân của Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây đã đời đời kiếp kiếp đánh bắt cá tại đây".
"Sở Ngư chính Hải Nam canh giữ bãi Mỹ Tế và tuần tiễu thi hành pháp luật tại Nam Sa đã phát huy vai trò nổi bật trong việc giữ gìn quyền lợi biển quốc gia và trật tự sản xuất nghề cá, bảo về môi trường tài nguyên nghề cá ở Nam Sa và quyền lợi hợp pháp của ngư dân.
Đúng 15 năm trước, tháng Hai năm 1995, Trung Quốc đã cho xây cơ sở nhà sàn trên bãi Mỹ Tế (Mischief Reef, tiếng Việt là Đá Vành khăn), bắt đầu chiếm bãi đá này cho dù có phản đối từ Philippines là nước giữ kiểm soát bãi đá này từ trước.
Không xa, cũng tại Trường Sa, có đảo đá Gạc Ma (Johnson South Reef) mà Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam sau trận hải chiến ngày 14/03/1988 làm 70 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Không bắt nạt nước nhỏ
Hoạt động tuần tra ngư chính mà Trung Quốc tiến hành tại các vùng biển có tranh chấp luôn là nỗi lo ngại của ngư dân các nước khác đánh bắt ở đây.
Không ít lần, ngư dân Việt Nam nói đã bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản và phạt vạ.
Từ tháng 3/2009, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng thêm tàu tuần dương từ số tàu chiến cũ để điều tới Nam Hải (Biển Đông) hỗ trợ các tàu đánh cá.
Hồi tháng 11/2009, Trung Quốc cử tàu ngư chính tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.
Tại Vịnh Bắc bộ, Việt Nam và Trung Quốc có cơ chế tuần tra chung, nhưng về phía Nam, không có hợp tác về ngư nghiệp.
Trung Quốc cũng đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông vào mùa hè hàng năm, gây thiệt hại lớn cho ngư dân các nước lân cận.
Năm nay được Việt Nam và Trung Quốc công bố là năm hữu nghị song phương.
Cũng ngày 09/02, tại Bắc Kinh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố: "Trung Quốc không bao giờ bắt nạt người khác".
Ông Mã được trích lời nói: "Logic cường quyền chính trị về cái gọi là nước mạnh tất sẽ bá quyền là không có căn cứ".
"Trung Quốc không bao giờ bắt nạt người khác, không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, hiện nay không xưng bá, sau này phát triển cũng mãi mãi không xưng bá."
Ông nhấn mạnh: "Trung Quốc xưa nay đều thực thi chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ".
"Dĩ nhiên Trung Quốc cũng quyết không cho phép nước khác can thiệp vào công việc nội bộ cũng như phương hại tới chủ quyền và lợi ích an ninh của mình, trước kia, hiện nay và sau này đều là như vậy."
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...