Là khu vực trung chuyển quan trọng của hàng hải quốc tế, Biển Đông là nơi có yêu sách chủ quyền và yêu sách biển của nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, và hiện nay đang là rào cản chính trong quan hệ song phương Mỹ - Trung. Từ tháng 10/2015 đến giữa tháng 5/2016, hàng loạt các động thái đơn phương do Trung Quốc và Mỹ thực hiện đã làm cho cuộc đối đầu ngấm ngầm giữa hai cường quốc tại vùng biển này trở nên trầm trọng hơn.

Các bước đi của Trung Quốc chủ yếu bao gồm xây dựng các công trình giao thông vận tải tại Hoàng Sa và bồi đắp một số thực thể thuộc nhóm đảo Trường Sa. Để làm được điều này, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã cho lắp đặt ba ngọn hải đăng ở nhóm đảo Trường Sa bao gồm: hai ở Châu Viên và Gạc Ma vào ngày 9/140/2015[1] và hải đăng thứ ba ở Subi ngày 6/4/2016.[2] Mãi đến ngày 2/1/2016, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận việc nước này hoàn thành xây dựng sân bay ở đá Chữa Thập – thực tế đã được phơi bày trên trên ảnh vệ tinh của Mỹ từ năm 2014.[3] Trước khi có sự xác nhận này, ngày 6/1 Trung Quốc đã tổ chức bay thử nghiệm hai chuyến bay dân sự - một của hãng China Southern Airlines và một của Hainan Airlines- nối giữa sân bay Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh Hải Nam và sân bay mới ở đá Chữ Thập.[4] Hai chuyến bay thử nghiệm hàm ý khả năng khai thác tuyến đường này trong tương lai, ngay sau các kế hoạch đã được nhà chức trách Trung Quốc chuẩn bị ở Hoàng Sa.[5] Cuối cùng là các hành động như triển khai các tàu tên lửa đến đảo Phú Lâm vào tháng 2[6] và các tên lửa chống hạm vào tháng 3[7] dường như đã khẳng định việc quân sự hóa ở Hoàng Sa, nhưng vẫn để ngỏ nghi ngờ về khả năng thiết lập một quy trình tương tự ở Trường Sa – điều mà theo một số nhà quan sát có thể dẫn đến việc xác định một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.[8]

Những động thái nói trên, có thể được tiếp nối bởi các bước đi mới trong những tuần và tháng tới, là bằng chứng không thể tranh cãi cho quyết tâm ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tìm cách tăng cường hiện diện ở Biển Đông nhằm kiểm soát khu vực này hiệu quả hơn cũng như khẳng định vị thế siêu cường của nước này. Từ đó Trung Quốc có thể hiện thực hoá một chủ quyền dựa trên lịch sử mà họ tự tuyên bố.

Trong khi đó, Washington cũng đã cho phép Hải quân Mỹ tiến hành ba “Chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP)”. Ba tàu khu trục tên lửa đạn đạo là tàu USS Lassen, tàu USS Curtis Wilbur ngày và tàu USS William P.Lawerce đã lần lượt đi vào phạm vi 12 hải lý của Subi, Tri Tôn, Chữ Thập mà Trung Quốc yêu sách và chiếm đóng trong các ngày 27/10/2015, 30/1/2016 và 10/5/2016.[9]

Rõ ràng, hai quốc gia đã có hành động để trả đũa lẫn nhau. Việc triển khai bệ phóng tên lửa ở Phú Lâm rõ ràng là để đáp trả việc tàu USS Curtis Wilbur hoạt động gần Tri Tôn. Thậm chí việc triển khai còn được thực hiện trong thời gian Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN-Mỹ diễn ra ở Sunnyland, California, khi mà Tổng thống Obama lặp lại tuyên bố rằng Mỹ sẽ tiếp tục “bay, qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.” Dù không nhắc đến cụ thể các động thái của Trung Quốc, Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh có kêu gọi tôn trọng “Tự do hàng hải và tự do hàng không” trên các vùng biển cũng như “không quân sự hóa và tự kiểm chế trong khi thực hiện các hoạt động” trên biển.[10]

Trên thực tế, phần lớn mối lo của Mỹ nằm ở sự hiện diện ngày càng vững mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông rốt cuộc sẽ đe dọa đến “tự do hàng hải” và tiếp đến là các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ. Các quan điểm chính thức của Trung Quốc đối với một số điều khoản của UNCLOS liên quan đến quyền qua lại vô hại hay quyền được hoạt động của tàu chiến và máy bay nước ngoài trong vùng EEZ của nước khác phần nào càng làm tăng thêm mối quan ngại của Mỹ. Ba chiến dịch tự do hàng hải hướng đến việc khẳng định yêu sách của Trung Quốc trên biển là “quá mức” và “không phù hợp với UNCLOS” theo quan điểm của Mỹ. Đáp lại, một số chuyên gia pháp lý Trung Quốc cho rằng việc Mỹ đòi hỏi vô điều kiện quyền tự do hàng hải “hoàn toàn” chủ yếu là công cụ để nước này duy trì “bá quyền trên biển”.[11]

Do đó, đối đầu Mỹ - Trung cũng là đối đầu về pháp lý. Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc về UNCLOS là gì, cụ thể những bất đồng chính giữa các bên là gì? Bài viết sau đấy sẽ cố gắng giải đáp cho các câu hỏi này dựa trên hàng loạt tài liệu trong các sách luật và bài báo về quan điểm của Mỹ và Trung Quốc đối với luật biển, các tuyên bố chính thức cũng như chính bản thân UNCLOS.

Trung Quốc và Mỹ: Quan điểm chính thức về UNCLOS là gì?

Nhận định ban đầu là quan điểm của Mỹ và Trung Quốc về UNCLOS trái ngược nhau: Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước nhưng bảo lưu một số điều khoản, trong khi Mỹ tự cho mình là người bảo vệ cho việc thực thi đúng đắn Công ước nhưng lại chưa từng thông qua UNCLOS. Trước hết cần làm rõ bối cảnh ra đời của UNCLOS, những điểm chưa hoàn thiện của Công ước mà có thể dẫn đến rất nhiều cách diễn giải khác nhau và kéo theo các biện pháp triển khai trái ngược.

....

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Sebastien Colin, Phó Giáo sư tại INALCO, Paris hiện đang làm việc tại CEFC với tư cách là nhà nghiên cứu và Phó Tổng biên tập China Perspectives từ ngày 1/9/2014. Bài viết được dịch từ nguyên bản tiếng Anh China, US and the Law of the Sea, đăng lần đầu trên China Perspectives số 2/2016 (liên hệ: sebastien.colin@cefc.com.hk).

Ngọc Diệp (dịch)

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] “China Completes Construction of Two Large Lighthouses in the South China Sea,” Xinhua, 9/10/2015, http://news.xinhuanet.com/english/2015-10/09/c_134698039.htm (truy cập ngày 6/4/ 2016).

[2] Prashanth Parameswaran, “China Starts Operating New South China Sea Lighthouse on Subi Reef,” The Diplomat, 6/4/2016, http://thediplomat.com/2016/04/china-starts-operating-new-southchina-sea-lighthouse-on-subi-reef (truy cập ngày 6/4/2016).

[3] “New Airfield to Boost Public Service in South China Sea: Chinese Official,” Xinhua, 5/1/ 2016, http://news.xinhuanet.com/english/201601/05/c_134977219.htm (truy cập ngày 6/4/2016).

[4] “China Conducts Successful Test Flights at Newly-Built Airfield in South China Sea,” Xinhua, 6/1/2016, http://news.xinhuanet.com/english/2016-01/06/c_134983993.htm (truy cập ngày 6/4/2016).

[5] Jesse Johnson, “China Plans to Begin Civilian Flights to, from Disputed South China Sea Isles,” The Japan Times, 12/3/2016, www.japantimes.co.jp/news/2016/03/12/asia-pacific/china-set-tobegin-operating-civilian-flights-to-and-from-disputed-south-china-sea-nextyear/#.

VwSXksd8OUc (truy cập ngày 6/4/2016).

[6] Richard D. Fisher Jr, “China Deploys HQ-9 Surface-to-Air Missiles to Woody Island,” IHS Jane’s Defence Weekly, 17/2/2016, www.janes.com/article/58071/china-deploys-hq-9-surfaceto-air-missiles-to-woody-island  (truy cập ngày 6/4/2016).

[7] Ankit Panda, “South China Sea: China Has Deployed Anti-Ship Missiles on Woody Island,” The Diplomat, 26 /3/2016, http://thediplomat.com/2016/03/south-china-sea-china-has-deployed-anti-ship-missiles-on-woody-island (truy cập ngày 6/4/2016).

[8] Jesse Johnson, “Beijing Missile Deployment Could Lay Groundwork for South China Sea ADIZ,” The Japan Times, 18/2/2016, www.japantimes.co.jp/news/2016/02/18/national/beijing-missile-deployment-lay-groundwork-south-china-sea-adiz/#.VwaFL32LTMx (truy cập ngày 8/4/2016).

[9] Gordon Lubold and Jeremy Page, “U.S. Navy Ship Sails Near Islands Claimed by China,” The Wall Street Journal, 26/10/2015, www.wsj.com/articles/u-s-navy-ship-sails-near-islands-claimedby-china-1445908192 (truy cập ngày 8/4/2016); Reuters (Washington), “US Warship Sails near Island Claimed by China in South China Sea,” The Guardian, 30/1/ 2016, www.theguardian.com/world/2016/jan/30/south-china-sea-us-warship-triton-paracel-island (truy cập ngày 6/4/2016); Euan Graham, “US Navy Carries Out Third FONOP in South China Sea,”The Interpreter, 10/5/2016, www.lowyinterpreter.org/post/2016/05/10/US-Navy-carries-outthird-FONOP-in-South-China-Sea.aspx (truy cập ngày 16/5/2016).

[10] Jeff Mason and Bruce Wallace, “Obama, ASEAN Discuss South China Sea Tensions, But No Joint Mention of China,” Reuters, 17/2/2016, www.reuters.com/article/us-usa-aseanidUSKCN0VP1F7 (truy cập ngày 5/4/ 2016). Toàn văn tuyên bố chung, xem: The White House, “Joint Statement of the U.S.-ASEAN Special Leaders’ Summit: Sunnylands Declaration, Sunnylands, California, 15-16/2/ 2016,” https://www.whitehouse.gov/the-pressoffice/2016/02/16/joint-statement-us-asean-special-leaders-summit-sunnylands-declaration (truy cập ngày 7/4/ 2016).

[11] Zhang Haiwen, “Is It Safeguarding the Freedom of Navigation or Maritime Hegemony of the United States? – Comments on Raul (Pete) Pedrozo’s Article on Military Activities in the EEZ,” Chinese Journal of International Law, Vol. 9, 2010, tr. 31-47. Vào thời điểm xuất bản bài báo, Zhang Haiwen đang là Phó giám đốc Viện các vấn đề hàng hải Trung Quốc (CIMA) và là thư ký của Hội Luật Biển Trung Quốc.