20/11/2012
Cùng với sự trỗi dậy ngày càng rõ rệt của TQ, các nước xung quanh vô cùng lo ngại về sự không rõ ràng trong ý đồ trỗi dậy của TQ. Việc TQ trưng bày lực lượng quân sự, nhất là hàng không mẫu hạm đầu tiên được đưa vào sử dụng, càng khiến các nước xung quanh gia tăng lo ngại đối với sự lớn mạnh của lực lượng quân sự TQ.
Gần đây những biểu hiện cứng rắn của TQ trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đảo Điếu Ngư, nhất là việc dựa vào biện pháp phản ứng bằng quân sự tăng mạnh, khiến cho các nước xung quanh lo ngại về việc TQ sử dụng biện pháp quân sự trong chính sách ngoại giao tăng lên. Do một số nước xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với TQ, nên sự cứng rắn trong lập trường ngoại giao của TQ và gia tăng biện pháp quân sự sẽ khiến TQ tự tin hơn trong xử lý tranh chấp lãnh thổ, khả năng sử dụng biện pháp mềm mỏng sẽ ít đi.
Trong suy luận chiến lược này, một số nước có tranh chấp lãnh thổ với TQ đã tăng cường giao lưu với nhau, nhất là trong lĩnh vực hợp tác an ninh, nhằm gia tăng con bài trong đàm phán với TQ. Trong đó biểu hiện rõ nét nhất là hợp tác ÂĐ và VN về Biển Đông. Sau khi Mỹ nêu chiến lược quay trở lại châu Á - TBD, hoạt động của Mỹ tại các nước xung quanh TQ tăng mạnh. Mỹ dựa vào lo ngại của các nước châu Á đối với sự trỗi dậy của TQ, mở rộng nhanh chóng sự tồn tại quân sự tại các nước này. Gần đây, Mỹ quay trở lại Vịnh Subic của PLP, đóng quân ở Australia đều thể hiện rõ chiến lược này của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng không ngừng củng cố quan hệ hợp tác quân sự với đồng minh truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhất là liên tục diễn tập quân sự với NB gần đảo Điếu Ngư, khuyến khích HQ gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu của Mỹ, tăng cường quan hệ phòng vệ với một số nước có tranh chấp lãnh thổ với TQ là ÂĐ và VN, khiến cho tình hình an ninh xung quanh TQ ngày càng căng thẳng.
Trong bối cảnh này, TQ cần triển khai ngoại giao an ninh, thông qua việc cử quan chức quân sự cấp cao thăm các nước xung quanh, tăng cường trao đổi và giao lưu, cố gắng xóa bỏ những lo ngại của họ. Đầu tháng 9, BT/QP Lương Quang Liệt thăm 3 nước Nam Á là ÂĐ, Bangda-lesh, Srilan-ka, Phó Tổng tham mưu trưởng Mã Hiểu Thiên thăm 4 nước ĐNÁ gồm cả VN và Myanmar, ngày 29/10, TQ cùng Australia, New Zealand tổ chức diễn tập cứu nạn nhân đạo tại Australia… đã dấy lên cao trào ngoại giao an ninh của TQ. Đây mặc dù là bước thử đối với ngoại giao an ninh của TQ, tuy các chuyến thăm và diễn tập chung này không thể xóa hết nghi ngại của các nước xung quanh đối với việc TQ trỗi dậy, nhưng có lợi cho việc tăng cường hiểu biết của họ đối với ý đồ quân sự của TQ, cố gắng làm tan đi lo ngại của các nước xung quanh.
Đối với việc Mỹ quay trở lại CÁ - TBD, TQ cũng cần tăng cường ngoại giao an ninh, thông qua việc triển khai cơ chế hóa giao lưu quân sự với các nước, nỗ lực tìm kiếm việc phá vỡ vòng vây quân sự bao quanh TQ của Mỹ. Cuối cùng, TQ cần dựa vào ảnh hưởng kinh tế rộng lớn của mình để gia tăng sức mạnh của ngoại giao an ninh, tích cực đóng góp cho ổn định khu vực, tăng cường và củng cố hơn nữa quan hệ với các nước xung quanh, đồng thời cung cấp sự bảo đảm cho việc mở rộng liên tục ảnh hưởng kinh tế của TQ. Ngoài ra, cùng với vấn đề an ninh phi truyền thống nổi trội, TQ cũng cần gia tăng ngoại giao an ninh trong lĩnh vực này. Việc TQ cùng triển khai tuần tra chung với TL, Myanmar và Lào trên sông Mêkong cũng là sự thể hiện nỗ lực vận dụng ngoại giao an ninh của TQ.
Tuần báo Thời Cục số 44/2012
Hậu Đại hội 18: Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng các đập thủy điện
Số lượng các dự án thủy điện mới tại Trung Quốc có thể sẽ gia tăng khi thủ tướng theo đường lối dân túy của nước này Ôn Gia Bảo mãn nhiệm và một ban lãnh đạo mới phải chạy đua để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng vào năm 2020.
Tiến độ xây dựng các đập thủy điện đã bị chậm lại đáng kể dưới thời của Thủ tướng Ôn Gia Bảo - người về mặt cá nhân thường hay ngăn cản các dự án thủy điện để tránh gây ra nguy cơ biểu tình của người dân địa phương. Các dự án thủy điện, như Dự án Đập Tam Điệp trị giá 59 tỷ USD... đang là tâm điểm hứng chịu những lời chỉ trích xung quanh "cái giá" về xã hội và môi trường mà Trung Quốc đang phải trả để phát triển.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người dân Trung Quốc phản đối mô hình kinh tế "tăng trưởng bằng mọi giá", việc xây thêm các đập có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc xem xét phương thức tăng sản lượng điện, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy thủy điện, vì những lựa chọn thay thế khác như nhiệt điện hoặc điện hạt nhân thậm chí sẽ ít nhận được sự chấp nhận của người dân hơn. Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Hạ Môn, nhận định: "Đó là lý do tại sao thủy điện vẫn là sự lựa chọn đúng đắn nhất và là sự lựa chọn duy nhất. Không phải mọi người đều đồng ý với điện hạt nhân, nhất là khi nó liên quan tới việc xây những con đập lớn - nguyên nhân gây ra rất nhiều xung đột. Chúng ta cần thận trọng khi xem xét tác động về môi trường, nhưng Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác".
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng gần một nửa tổng sản lượng điện lên tới 1.500 gigaoát (GW) vào năm 2020, tăng so với 1.060 GW vào cuối năm ngoái, trong khi giảm sản lượng than đá và hạn chế sự phụ thuộc vốn ngày càng tăng vào khí đốt nhập khẩu tốn kém. Quy mô của nhiệm vụ này là rất đồ sộ. Bắc Kinh cũng đang tìm cách tăng phần nhiên liệu phi hóa thạch từ 9,4% vào năm 2011 lên tới 15% trong tổng số các nguồn năng lượng vào năm 2020. Trung Quốc đã giảm bớt các dự án điện hạt nhân kể từ sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản - nguyên nhân làm giảm bớt sự lựa chọn về năng lượng sạch của Bắc Kinh và khiến nước này khó đạt được mục tiêu về sản lượng điện nếu không xây thêm đập thủy điện.
Zhang Boting, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí thủy điện Trung Quốc - một tổ chức ủng hộ thủy điện - cho biết trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, số lượng các dự án thủy điện đã giảm một nửa, với chỉ 1/3 số dự án thuộc diện ưu tiên trong giai đoạn 2006-2010 thực sự được triển khai. Theo kế hoạch, ông Ôn Gia Bảo sẽ mãn nhiệm vào tháng 3/2013, nhưng ngay cả khi ông chưa mãn nhiệm, làn sóng "xây đập" đã bắt đầu trỗi dậy.
Theo kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc, cần xây dựng các đập thủy điện để tạo ra thêm 160 GW công suất điện trong giai đoạn 2011-2015. Peter Bosshard, Giám đốc tổ chức môi trường Các dòng sông Quốc tế - chuyên vận động chiến dịch phản đối việc xây dựng các đập lớn - nhận định: "Nếu được thực thi, kế hoạch này sẽ tạo cú huých xây dựng đập lớn chưa từng có". Những công ty từng xây dựng một vài đập bị ngưng trệ dưới thời cầm quyền của ông Ôn Gia Bảo đã bắt đầu tiến hành xây dựng kể cả những dự án chưa được cấp phép. Các công ty điện lực lớn đang chuẩn bị xây dựng hệ thống đa đập ở thượng nguồn sông Dương Tử và sông Mê Công ở tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc. Các nhà hoạt động cho biết dự án Huangdeng - một trong nhiều con đập đang được công ty điện lực lớn nhất Trung Quốc Huangdeng xây dựng trên sông Mê Công - hiện đã hoàn thành được 40% cho dù dự án này vẫn chưa được cấp phép. Rõ ràng là tập đoàn Huaneng và các tập đoàn lớn khác của nhà nước tin tưởng rằng một khi ban lãnh đạo mới lên thay, các dự án này chắc chắn sẽ nhanh chóng được thông qua lần cuối.
Các văn kiện chính sách cũng giúp củng cố lòng tin này của họ. Sách Trắng Năng lượng của Trung Quốc công bố hồi tháng 10 cho biết "Trung Quốc sẽ dựa vào thủy điện để đáp ứng hơn một nửa mục tiêu nhiên liệu phi hóa thạch. Tổng sản lượng thủy điện sẽ đạt 290 GW vào cuối năm 2015, tăng so với 230 GW hiện nay... Theo kế hoạch 5 năm về nguồn năng lượng thay thế, Trung Quốc dự kiến xây dựng 60 nhà máy thủy điện lớn trong giai đoạn 2011-2015".
Theo Reuters
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...