05/08/2010
Bưu điện Hoa nam buổi sáng 4/8: Trò chơi chiến tranh của PLA thử phản ứng quân sự đối với cuộc tấn công từ không trung. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA tiến hành cuộc tập trận phòng thủ kéo dài 5 ngày tại Sơn Đông và Hà Nam dựa theo kịch bản bảo vệ Bắc Kinh trước trận không chiến giả định. Tân Hoa Xã nói 12.000 lính bộ binh, hải quân, và không quân tham gia cuộc tập trận.
Ngày 2/8, Nhật báo Quân giải phóng Nhân dân cho biết quân đội cũng đã tiến hành tập trận ở vùng thành phố ở Sơn Đông với giả định chiếm lại thành phố đang bị quân địch chiếm giữ. Các chuyên gia quân sự nói rằng hai trò chơi chiến tranh nhằm đối phó với “cuộc tấn công xử trảm”, một chiến lược mà quân đội Mỹ thường sử dụng khi tấn công một nước khác.
Ni Lexiong, chuyên gia quân sự tại Thượng Hải nói “Cuộc tập trận rõ ràng là tập trận phòng thủ thực tế nhằm đối phó với cuộc tiến công xử trảm của Mỹ và cuộc tiến công ngăn chặn, với việc tấn công tới tấp bằng không quân trước khi lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, tương tự như cuộc chiến tranh vùng Vịnh”. “PLA muốn tỏ rõ sức mạnh đối với quân đội Mỹ và chứng tỏ rằng chúng ta chuẩn bị kỹ càng và đủ mạnh để bảo vệ lãnh thổ quốc gia tại biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nơi mà giờ đây Mỹ đòi là thuộc lợi ích quốc gia của Mỹ”. Ni nói rằng nhiệm vụ phòng thủ chủ chốt của PLA sẽ chuyển từ eo biển Đài Loan xuống Biển Đông sau khi NT Mỹ Hillary Clinton nói vùng Biển Đông đang tranh chấp, nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng, là khu vực thuộc “lợi ích quốc gia” và “ưu tiên về đối ngoại” của Mỹ”.
Tiến sĩ Arthur Ding Shu-fan, một chuyên gia về PLA tại Trường Đại học Chengchi ở Đài Loan nói trong thập kỷ qua, PLA đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận tương tự ở quy mô nhỏ hơn tại các thành phố ven biển. Ông nói: “PLA gần đây tiết lộ rát nhiều cuộc tập trận bởi vì họ thấy rằng họ đủ khả năng đối phó với các cuộc chiến hiện đại sau vài năm huấn luyện”. “Trên thực tế, sự minh bạch rõ sàng của các cuộc tập trận của PLA không chỉ cải thiện bộ mặt của quân đội, mà còn gửi một thông điệp rõ ràng tới Mỹ là “Đừng kích động chúng tôi bởi vì hiện nay chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng”.
Với chi tiêu quân sự tăng trung bình 15%/năm trong thập kỷ qua, Bắc Kinh có dư tiền chi tiêu cho lực lượng không quân, hải quân và pháo binh trong những năm gần đây như là một phần của sự chuyển giao từng bước từ các đơn vị bộ binh. Việc PLA áp dụng huấn luyện và chiến thuật hiệu quả hơn được coi là nhằm tăng cường khả năng của Bắc Kinh để khẳng định đòi hỏi về lãnh thổ đối với Đài Loan và Biển Đông.
Các nhà hoạch định kế hoạch quân sự ở New Delhi và Washington đã lưu ý với những lời kêu gọi ngày càng nhiều về việc chú ý nhiều hơn tới sự phát triển của Trung Quốc và sự hợp tác khu vực ngày càng tăng với quân đội Mỹ. Bắc Kinh đã nhiều lần phê phán cuộc tập trận vào tháng 7 giữa Mỹ và Hàn Quốc tại Hoàng Hải và đã nhấn mạnh mối quan ngại đối với cuộc điều tra của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.
Những động thái này diễn ra cùng lúc với việc tự nguyện cử hải quân đi xa hơn, kể cả việc cử tàu hải quân PLA tham gia chống cướp biển ngoài khơi
Rusel Smith, nhà phân tích thuộc tổ chức Jane và nguyên là tùy viên quân sự Australia tại Bắc Kinh nói: “Các chuyến thăm nước ngoài và các cuộc tập trận thực tiễn hơn đều nhằm tăng cường khả năng của PLA chứng tỏ sức mạnh và hoàn thiện sự hợp tác với các phân đội khác. Đó là những cơ hội để luyện tạp tiến hành các hoạt động phối hợp. Tôi nghĩ là các bạn đang chuẩn bị tổ chức lại và cơ cấu lại PLA để nhấn mạnh điều đó”.
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Ngày 12-13/9/2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức Khóa học Nâng cao Năng lực Biển lần thứ hai thuộc khuôn khổ Trung tâm Ngoại giao Biển (MDC).
Ngày 23/9, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến An ninh biển và Luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Ngày 19/8/2021, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đức tại Hà Nội tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 7 (trực tuyến) với chủ đề “Đánh giá các vấn đề biển đang nổi lên từ góc độ luật pháp quốc tế”.
Thông cáo báo chí: Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Robert Ben Lobban Wallace thăm và thảo luận tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021)