Từ thế kỷ 16, Đông Nam Á đã mở cửa cho các hoạt động thương mại trên biển và can dự chính trị với sự thúc đẩy và hỗ trợ bởi của sức mạnh hải quân cũng như các sức mạnh quân sự khác. Mặc dù các bằng chứng lịch sử cho thấy thương mại quốc tế đã diễn ra từ trước đó, nhưng những người đứng đầu các triều đại Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách thống trị khu vực về kinh tế, chính trị và an ninh. Trong giai đoạn này, Đông Nam Á bị chi phối bởi sức mạnh to lớn trên lục địa của Trung Quốc cùng với những năng lực triển khai sức mạnh hải quân mà các vị hoàng đế gây dựng để củng cố thêm cho sức mạnh trên đất liền. Trong một số trường hợp, các vị hoàng đế Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát hoạt động thương mại tại khu vực nhằm đáp ứng các yêu cầu về an ninh và ổn định của triều đại mình. Trong thời kỳ đó, sức mạnh trên lục địa của Trung Quốc vượt trội hơn so với các nước tại khu vực, thậm chí hơn cả sức mạnh của nhiều nước cộng lại. Vì vậy, ưu tiên chiến lược của Trung Quốc là lục địa. Theo đó, sức mạnh trên đất liền với các lực lượng hải quân hỗ trợ là yếu tố cơ bản quyết định trật tự kinh tế, chính trị và an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, với việc tiếp cận công nghệ hải quân tiên tiến của phương Tây vào thế kỷ 19, trọng tâm của sức mạnh chiến lược tại Đông Nam Á đã chuyển sang trên biển và được duy trì cho tới nay. Sự dịch chuyển này cho phép sức mạnh trên biển mà sau đó cùng với với sức mạnh ở các không gian khác như trên không, ngoài vũ trụ và không gian mạng – có thể đảm bảo Biển Đông và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á luôn là một thành tố không thể thiếu trong trật tự biển mang tính mở, toàn cầu, và tự do.

Hiện nay, sức mạnh trên đất liền của Trung Quốc một lần nữa lại trỗi dậy, thể hiện qua sức mạnh tên lửa, không quân, không gian vũ trụ và không gian mạng, được củng cố bởi năng lực hải quân ngày càng mạnh mẽ. Theo đó, trọng tâm sức mạnh chiến lược ở Biển Đông – cả trên lục địa và trên biển – đang có sự dịch chuyển nhất định. Và như vậy, mức độ mà các nước Đông Nam Á, đặc biệt các nước Đông Nam Á lục địa sẽ có thể tự do lựa chọn chính sách thương mại và can dự mà không chịu sự chi phối từ Bắc Kinh vẫn còn đang được để ngỏ. Luận điểm chính trong bài viết này là sự vượt trội của Trung Quốc tại Biển Đông đang tạo ra thách thức đối với việc xây dựng năng lực của hải quân và các lực lượng các cường quốc khác triển khai nhằm đảm bảo một trật tự khu vực mở về kinh tế và chính trị. Cụ thể, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tạo ra thách thức có tính chiến lược đối với trật tự biển mở, toàn cầu và tự do tại Đông Nam Á.

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng chiến lược của việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông và tại sao Mỹ lại tái khởi động chương trình tự do hàng hải như một biện pháp giải quyết vấn đề?

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Peter Dutton là giáo sư nghiên cứu chiến lược và Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Hải quân, Đại học Chiến tranh Hải quân. Peter từng làm việc tại Navy’s Judge Advocate General Corps và là sĩ quan máy bay hải quân, nghỉ hưu vào năm 2006 với chức vụ trung tá.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không thể hiện quan điểm chính thức của Cục Hải quân hay bất cứ cơ quan nào khác của chính phủ liên bang. Nội dung có khác đôi chút so với bài phát biểu tại Chatham House.

Thùy Anh (dịch)

Lê Hà (hiệu đính)

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.