Căng thẳng leo thang đối với các yêu sách biển tại khu vực Biển Đông trong những tháng gần đây đã di căn một lần nữa đến Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông và Đảo Dokdo/Takeshima ở Biển Nhật Bản, cho thấy không phải mọi sự tranh chấp đều bắt nguồn từ Trung Quốc, mặc dù phần lớn gắn liền với lợi ích của Bắc Kinh, cũng như của Tokyo, Seoul, Hanoi, Manila, Kuala Lumpur và Bandar Seri Begawan.

Nước Mỹ lo ngại việc bị lôi kéo vào các tranh chấp trên những lãnh thổ nhỏ bé, nhưng quan tâm đến việc tự do hàng hải tối đa và ngăn chặn xung đột. Nước này đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động nóng vội, và giải quyết các vấn đề một cách hoà bình. Tất cả các bên đều cho rằng một bộ “quy tắc ứng xử” sẽ làm giảm căng thằng, tuy nhiên một quy tắc chặt chẽ và rằng buộc như vậy là rất khó thành hiện thực. Thực tế, với tình hình hiện tại, chúng ta cần phải có những sáng kiến ngoại giao chặt chẽ hơn.

Các tranh chấp về chủ quyền sẽ không thể được giải quyết một sớm một chiều vì nó gắn liền với các lợi ích cơ bản của một quốc gia và khuấy động tinh thần dân tộc của quốc gia đó. Với sự thay đổi về tương quan lực lượng trong khu vực, việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và phạm vi hoạt động, Nhật Bản đối mặt với hạn chế về tài chính và hiến pháp, và Mỹ quay trở lại khu vực, đã tạo ra quá nhiều thành phần luôn chuyển động và thay đổi mà không tồn tại một cường quốc thống trị hay một cuộc chiến tranh lớn để áp đặt một cơ chế giải quyết cho các tranh chấp hiện tại. Cái phải trả cho biện pháp giải quyết bằng quân sự sẽ là quá đắt đối với lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia yêu sách sẽ không được hài lòng trong một thời gian dài, những quốc gia đang chiếm đóng tại các hòn đảo tranh chấp sẽ không rời bỏ vị trị của mình một cách dễ dàng. Một ngày nào đó, sự thông thái sẽ thắng thế và các nhà chức trách hiện tại sẽ có thể kiểm soát được những gì họ quản lý, nhưng tại thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề căng thẳng leo thang cần phải được giải quyết.

Những căng thẳng mới bắt nguồn từ đâu? Một trong những lý do khiến căng thẳng gia tăng được bắt nguồn từ các vấn đề chính trị trong nước như cuộc thay đổi lãnh đạo cấp cao tại Trung Quốc hay các cuộc bầu cử sắp tới tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực tế cho thấy những người ngoài cuộc trong trường hợp này không thể làm gì nhiều ngoại trừ thể hiện sự kiềm chế để tránh các phản ứng không có lợi đã được dự báo từ trước.

Cá và năng lượng. Nhưng hai yếu tố phổ biến đối với mọi tranh chấp như đang cho thêm dầu vào lửa là: sự đi xuống của nghề cá khu vực (và toàn cầu) và cuộc đua để nắm giữ các tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên dưới đáy biển khác. Ở đây, các bên ngoài cuộc có thể đóng một vai trò hữu dụng.

Với sự chuyển mình về kinh tế, dân số khổng lồ của Trung Quốc đã tăng lượng tiêu thụ thuỷ sản lên gấp 5 lần trong khi đầu độc và đánh bắt thuỷ sản quá mức đối với các vùng nước nội địa và lân cận. Bắc Kinh và những nhà chức trách địa phương đã thúc đẩy nghề nuôi cá một cách hợp lý để bắt kịp nhu cầu đang ngày một lớn dần, trong khi cắt giảm các đội tàu đánh bắt cá ở các vùng nước lân cận. Nhưng cũng trong thời gian đó, Trung Quốc cũng đang khuyến khích đánh bắt cá xa bờ với đội tàu lớn hơn và mạnh hơn. Đây có vẻ là một cách hợp lý để đạt được các nhu cầu về hải sản, nhưng nó cũng có thể ẩn chứa một mục đích khác của Trung Quốc là tăng cường sự hiện diện của các tàu cá nước này tại khu vực biển tranh chấp để nhấm mạnh các yêu sách của Trung Quốc.

Trung Quốc là “người chơi” lớn nhất, nhưng không phải là duy nhất. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với Philippine. Nhật Bản lo sợ các tàu cá Trung Quốc sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vốn đã đang giảm mạnh quanh quần đảo Senkaku. Đài Loan cũng muốn chiếm hữu một phần dành cho mình. Mỗi quốc gia đã triển khai các mùa vụ đánh bắt cá, cấm khai thác định kỳ, và giới hạn số lượng đánh bắt để đảm bảo việc khai thác bền vững, những nó không đồng bộ và thường có xung đột. Viễn cạnh tốt nhất là khi đạt được những sự thống nhất giữa hai bên bất kỳ về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.

Một điểm đáng chú ý là ngư dân thường khá “cộc cằn”, ít khi quan tâm đến luật lệ mà chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để kiếm tiền một cách dễ dàng. Một dẫn chứng cho vấn đề này là sự kiện các đoàn biểu tình có nguồn gốc từ Hồng Kông đã đổ bộ vào khu vực lãnh thổ của Nhật Bản trên đảo Senkaku một vài tuần trước.  Cho dù vấp phải sự phản đối của 2 tàu hải giám Nhật Bản, các ngư dân, để đổi lại vài nghìn đô la, đã chở những người biểu tình áp sát bờ biển để có thể bơi vào bờ. Các cuộc biểu tình này vẫn để lại những hậu quả chưa thể quên. Việc quản lý các đội tàu đánh bắt thuỷ sản chặt chẽ hơn, cùng với việc áp dụng các hình thức sử chung phạt đối với các hành vi xấu, là một mục tiêu dễ đạt được và có trách nhiệm hơn.

Bảo vệ các đòi hỏi về năng lượng. Ước tính nguồn dầu mỏ và khí đốt dự trữ ở khu vực Biển Đông nằm trong khoảng từ 17,7 tỉ thùng của Trung Quốc, lớn hơn cả dự trữ của Kuwait, xuống đến chỉ 1,7 triệu thùng. Sự cám dỗ để lấy được nguồn tài nguyên này là rất lớn, nhưng lợi nhuận thu được lại có thể chỉ rất nhỏ.

Một tình huống khá quan trọng có thể được nêu lên ở đây là việc “phát súng đầu tiên” cho các va chạm mới về dầu mỏ và khí đốt ở vùng Biển Đông không phải được “bắn” từ phía Trung Quốc, mà là từ Việt Nam khi nước này cho phép khai thác trong khu vực tranh chấp từ năm 2006. Trung Quốc và Philippine, với những lo ngại về việc mất quyền tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên trên cũng như những lo ngại về phản ứng của công chúng khi không thể bảo vệ các yêu sách chính đáng, đã tiến hành mời thầu đối với các vùng nước tranh chấp khác. Việc Việt Nam tăng mạnh GDP nhờ sản xuất 7000 thùng dầu mỗi ngày đã khiến các nước khác ghen tị.

Tương tự, việc Trung Quốc thành lập chính quyền thành phố Tam Sa và việc thành lập một đồn trú quân sự trong khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của nước này cũng là một tình tiết đáng chú ý. Tuy nhiên, những động thái của Trung Quốc, hầu hết là trên giấy và không đổi trong điều kiện hiện nay, là một trả lời hợp pháp và “tu từ” trực tiếp cho việc Việt Nam thông qua một đạo luật về biển trong tháng sáu quy định một hệ thống chính quyền trong cùng khu vực đang xảy ra tranh chấp. Sự kích thích này cùng với các hành động đáp trả đã trở nên phức tạp khi phó phát ngôn viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành một tố cáo chính thức cáo buộc những hành động của Trung Quốc trong tháng 7 mà đã bỏ qua các động thái trước đó của Việt Nam.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và giữa Nhận Bản và Hàn Quốc, cũng liên quan đến những lo ngại về mất quyền tiếp cận đối với nguồn tài nguyên năng lượng, mặc dù không phải là ngay lập tức như tại Biển Đông. Sự cạnh tranh để tiếp cận nguồn thuỷ sản là một yếu tố thúc đẩy căng thẳng tại đây.

Bỏ dầu ra khỏi lửa đối với các tranh chấp lãnh thổ. Hiện tại là một thời điểm tốt để các nhà ngoại giao tiến lên phía trước và đưa ra các đề xuất để đổi mới một lệnh cấm khai thác tại các vùng nước tranh chấp khi chưa có một “công thức” để chia sẻ tài nguyên. Một cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao khu vực Đông Nam Á, đại diện cho các quốc gia cả gần và xa Trung Quốc, có thể giúp các bên tranh chấp trong việc tìm ra một “công thức” như vậy. Hoa Kỳ, trong tình hình hiện tại, không nên là nước dẫn đầu, nhưng nên tuyên bố rõ ràng sẽ ủng hộ cho tiến trình này, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và trở lại với nguyên tắc “vô tư”.

Song song với nó, một quốc gia không nằm trong tranh chấp có thể cung cấp những sự giúp đỡ cần thiét để tiến tới một bộ quy tắc đồng bộ về đánh bắt cá với các cơ chế thực thi thích hợp để duy trì và phân bổ việc tiếp cận nguồn thuỷ hải sản này. Nước Úc có thể là một nước như vậy, có thể cùng với một nước khác có nhiều kinh nghiệm trong quản lý khai thác thuỷ hải sản, một trong số đó có thể là Na-uy. Cá không có quốc tịch và sự phát triển bền vững của nó mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Sự ủng hộ và giúp đỡ về kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ là một đóng góp quan trọng cho việc quản lý sự gia tăng tranh chấp đối với nguồn tài nguyên này.

Douglas H. Paal là Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Carnegie Endowment for International Peace. Bài viết này lần đầu tiên được đăng trên Carnegie Endowment (ngày 6/9).

Người dịch: Tuấn Việt

Hiệu đính: Minh Ngọc