+ BBC, RFA - 29/11: Việt Nam “chỉ đạo” không đóng dấu vào hộ chiếu của Trung Quốc. Báo chí tại VN cho biết: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định việc Chính phủ VN “chỉ đạo” không đóng dấu thị thực vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của TQ, thay vào đó, VN sẽ cấp thị thực rời để “một mặt vẫn tạo điều kiện cho công dân TQ làm việc hoặc du lịch, giao lưu với người dân VN, mặt khác thể hiện rõ chính kiến của Chính phủ VN”. Tuy nhiên, ông Vũ Đức Đam không nói Chính phủ VN đã chỉ đạo bằng văn bản hay qua các cuộc họp và những chỉ đạo này được đưa ra từ khi nào.

Khi tin tức về mẫu hộ chiếu mới của TQ có in hình bản đồ với đường lưỡi bò trên vùng Biển Đông được loan đi, thế hệ trẻ VN đã phản ứng mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu chính quyền VN phải có phản ứng cứng rắn hơn. Theo một số bạn trẻ, ngoài những hành động cụ thể trong nước, nhà nước VN cần phải mạnh mẽ hơn trên phương diện ngoại giao, cần phải có những liên kết với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có cùng tranh chấp về chủ quyền biển đảo với TQ, trong việc đối phó với Bắc Kinh và nỗ lực hơn trong việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Ngày 28/11, BNG Thái Lan (TL) đã bày tỏ Quan điểm của TL về việc TQ cấp hội chiếu mới, khi tuyên bố cho biết hộ chiếu mới của TQ không có vấn đề gì đối với TL và TL công nhận hộ chiếu mới của TQ như là một loại giấy tờ đi lại hợp pháp của TQ. Thứ trưởng thường trực BNG/TL Sihasak Phuangketkeow nói Biển Đông là vấn đề nhạy cảm đối với nhiều nước trong khu vực, nhưng việc in bản đồ trên hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ đi lại khác sẽ không có ý nghĩa pháp lý đối với vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Việc công nhận hộ chiếu nói trên không đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền lãnh thổ của bất kỳ nước nào về các khu vực đang tranh chấp.

Trước đó, NT Indonesia nói rằng hộ chiếu mới với tấm bản đồ mang hình lưỡi bò của TQ không những không giúp ích gì trong việc giảm căng thẳng mà còn phản tác dụng. Ông nói Indonesia nhìn nhận hành động của TQ là không trung thực, giống như là đang thử xem phản ứng của các nước thế nào. Ông kêu gọi các nước ASEAN và TQ nên tập trung vào đối thoại để có thể đạt được một bộ quy tắc về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng.

+ RFA - 29/11: Sự khác biệt ở “Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần 4”. Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn RFA, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho biết, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 diễn ra tại Tp. HCM trong 3 ngày từ 19 đến 21/11 có sự khác biệt so với 3 lần Hội thảo trước. Trong đó, các diễn giả tham dự đều lên tiếng phê phán TQ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông. Đây là nét khác biệt trong hội thảo lần này, bởi vì trước đó, vấn đề chính trị ở biển Đông không được đề cập đến một cách trực tiếp.

Việc Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia ĐNÁ gồm VN, PLP, Indonesia cùng lên tiếng và có hành động trước việc TQ ban hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò cho thấy hành động của TQ đã trở thành “gậy ông đập lưng ông”. Trong khi TQ đang lên tiếng chỉ trích các quốc gia không tôn trọng tiêu chí của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thì chính họ đang có hành động khiêu khích không cần thiết, gây ảnh hưởng đến tinh thần ngoại giao và chính họ đang vi phạm DOC.

Nhận định chung của Giáo sư Carlyle Thayer qua Hội thảo lần này là: VN cần nghiên cứu nhiều hơn nữa vấn đề quan hệ quốc tế. VN cần phải nỗ lực để hội thảo VN không chỉ dành cho những chuyên gia nước ngoài đến tham dự. VN cần phải vận động các trường Đại học ở nước ngoài thành lập “Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam” để khuyến khích những ai quan tâm đến VN có thể nghiên cứu nhiều hơn nữa về quốc gia này. Có như vậy VN mới có sự hỗ trợ mạnh mẽ lớn từ cộng đồng quốc tế một khi có nhiều người tập trung nghiên cứu về VN.

+ VOA - 29/11: Công ty đóng tàu Trung Quốc khởi sự dự án ở Tam Sa. Tập đoàn đóng tàu lớn của TQ sẽ khởi sự các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và nguồn nước tại thành phố Tam Sa .

Báo chí TQ đưa tin chính quyền thành phố Tam Sa đầu tuần này đã ký gói thỏa thuận với tập đoàn Công nghiệp đóng tàu TQ về các dự án quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên nước. Giới hữu trách cho biết mục đích của các dự án này nhằm bảo vệ chủ quyền và phục vụ chiến lược sức mạnh hàng hải của TQ.

Kể từ khi thành phố Tam Sa được thành lập hồi tháng 7/2012 để quản lý hành chính các quần đảo bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa, TQ không ngừng tăng tốc các dự án xây dựng - phát triển bất chấp những lời tuyên bố phản đối của phía VN.

+ RFA - 29/11: Trung Quốc không chịu rút tàu khỏi khu vực bãi cạn Scarborough. Ngày 29/11, PLP vẫn tiếp tục lên tiếng yêu cầu TQ phải rút các tàu của mình khỏi khu vực bãi cạn đang tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông. NT/PLP Albert del Rosario nói trong khi phía PLP đã rút các tàu của mình khỏi khu vực bãi cạn Scarborough từ ngày 4/6 theo thỏa thuận giữa hai bên, thì chính phủ TQ vẫn tiếp tục duy trì sự có mặt các tàu của mình trong khu vực.

Các tàu của hai nước đã đối mặt với nhau trong tháng 4/2012 tại khu vực này liên quan đến tranh chấp chủ quyền xung quanh các đảo nhỏ. NT Del Rosario nói vào tháng 6/2012, phía Đại sứ quán TQ cho biết thời tiết quá khó khăn để cho các tàu của họ rời khỏi khu vực.

+ RFA - 29/11: Trung Quốc khẳng định không có mục đích bá chủ khu vực. Trong đại hội ĐCS/TQ lần thứ 18 diễn ra vào đầu tháng 11, CT Hồ Cẩm Đào đã đề cập đến nỗ lực xây dựng TQ thành một cường quốc trên biển. Tuy nhiên, ngày 29/11, NFN/BQP/TQ lên tiếng khẳng định việc xây dựng sức mạnh trên biển của nước này không có liên quan gì đến ý định làm bá chủ trong khu vực. TQ nói rằng nước này chỉ muốn cải thiện khả năng khai thác nguồn lợi trên biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ quyền lợi trên biển của nước này, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững. TQ cũng bác bỏ nhận định về mục đích liên quan đến việc đòi chủ quyền với quần đảo Điếu ngư đang tranh chấp với NB.

NFN/BQP/TQ cũng bác bỏ tin trên các phương tiện truyền thông viết rằng nước này không xin cấp phép khi tái chế trang thiết bị quân sự mua của Nga. TQ phủ nhận thông tin về những bất đồng nảy sinh trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, khi các phóng viên đặt câu hỏi và trích dẫn sự chậm trễ thực hiện hợp đồng cung cấp cho TQ lô máy bay vận tải quân sự Nga Il-76MD và phi cơ chở dầu IL-78MK. NFN/BQP/TQ không bình luận về thông tin đạt thỏa thuận sơ bộ mua 24 máy bay chiến đấu Nga SU-35. Ông cũng nhấn mạnh rằng, sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước có triển vọng phát triển, bởi được thực hiện trên cơ sở cùng có lợi và “không chống lại bất kỳ nước thứ ba nào”.

+ Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/11 có bài bình luận về “Chế độ tam hùng mà Trung Quốc là mục tiêu nhưng thỏa thuận tương lai chung là không chắc chắn”, của tác giả Lian Degui, Phó Trưởng phòng nghiên cứu NB, Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải.

Ngày 20/11, TTg NB Yoshihiko Noda và TTg ÂĐ Manmohan Singh đã hội đàm tại Phnom Penh, CPC và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh và trao đổi quân sự.

Chỉ vài tuần trước đó, Mỹ, Ấn, Nhật đã tổ chức đối thoại ba bên tại New Delhi và trao đổi nhiều quan điểm về hàng loạt các vấn đề như an ninh hàng hải, tình hình tại Myanmar, Afghanistan, châu Phi và tranh chấp Biển Đông. Trong khi đó, Nhật cũng nhân cơ hội này để nhấn mạnh quan điểm của NB về đảo Điếu Ngư. Hầu như tất cả các vấn đề thảo luận đều có liên quan tới TQ. Mặc dù không tuyên bố công khai nhưng TQ là mục tiêu chính của đối thoại ba bên lần này.

Hợp tác Mỹ, Nhật, Ấn đã tăng nhanh trong những năm gần đây và ba nước này đều có những lý do riêng để tham gia hợp tác.

(1) Với Mỹ: Hợp tác ba bên là kết quả của chiến lược Mỹ “2+1”. Mỹ đã thiết lập được nhiều đồng minh tại châu Á trong chiến tranh Lạnh và tất cả các đồng minh này đều là những nước hải dương mà liên lục địa Á - Âu như Nhật, Australia và PLP, tạo thành vòng kiềm tỏa đối với các nước như Liên Xô và TQ.

Sau chiến tranh Lạnh, sự phát triển của TQ đã dần được coi là thách thức tiềm ẩn với Mỹ. Tuy nhiên, khi Mỹ đang suy giảm tương đối thì Mỹ bắt đầu ủng hộ hợp tác giữa các đồng minh và hợp tác ba bên đã phát triển.

(2)Về phía NB, hợp tác ba bên là sự tiếp tục ngoại giao định hướng bởi giá trị của NB, mà bắt đầu được đưa ra dưới thời cựu TTg NB Shinzo Abe. Theo lô-gíc đó, NB cần hợp tác với các nước dân chủ như Mỹ, Ấn để hình thành trục tự do và thịnh vượng. Các nước trong trục này chia sẻ giá trị dân chủ chung và có tầm nhìn đại dương. Abe thậm chí đã nêu khái niệm đối thoại an ninh 4 bên với Mỹ, Australia và ÂĐ. Nhiều nhà quan sát cho rằng cơ chế đối thoại an ninh kiểu này được coi như NATO nhỏ tại châu Á. Nhưng điều này không thành hiện thực khi ba nước khác đã tổ chức nó thể hiện sự chống lại TQ.

Sau khi Noda nắm quyền, NB đã tìm cách giúp chính sách quay lại châu Á của Mỹ và tăng cường quan hệ chiến lược quân sự chặt chẽ hơn với HQ, PLP và Australia. Đối thoại an ninh bốn bên Australia - Ấn - Nhật - Mỹ trong chừng mực nào đó đã được hiện thức hóa dưới các cơ chế hợp tác ba bên giữa Australia - Nhật - Mỹ và Ấn - Nhật - Mỹ.

(3) Với Ấn Độ: ẤĐ muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc tại ẤĐD. Khi kinh tế ẤĐ phát triển, giới lãnh đạo nước này muốn trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới. Sự phát triển biển tiềm ẩn của TQ đã được nhấn mạnh như mục tiêu chính mà ẤĐ cần phải chống lại do đó khiến ẤĐ gần với mục tiêu của Mỹ hơn đặc biệt trong ứng phó với thách thức mà TQ đang đặt ra.

Trong nhiều diễn đàn và tham vấn, tam hùng Mỹ - Nhật - Ấn đang ngày càng thân thiết hơn và phản ánh phòng tuyến chung chống TQ của ba nước này. Làm sâu sắc hợp tác kiểu này sẽ là tất yếu nếu họ tiếp tục chiến lược truyền thống. Đối thoại ba bên như trên phản ánh ảnh hưởng hiện nay của tư tưởng Chiến tranh lạnh trong suy nghĩ chiến lược của các nước này. Các nước trên đều đang hy vọng tăng thị phần trong ngoại giao với TQ bằng cách hợp tác cùng nhau tuy nhiên giá trị của đối thoại như vậy cũng đang bị nghi ngờ. Một mặt TQ cần cảnh giác đối với âm mưu hợp tác cùng nhau kiềm chế TQ của các nước trên nhưng mặt khác TQ cũng cần hiểu về đối thoại ba bên ở giai đoạn này vẫn mang tính biểu tượng hơn là ảnh hưởng trên thực tế.

Tổng hợp