29/08/2013
Tổng hợp báo chí Trung Quốc
+ Tin từ Trung Quốc - 25/8: “Cải cách quân đội Việt Nam, chú trọng nâng cao lực lượng trên biển”(Giải phóng quân TQ ngày 24/8): Thời gian gần đây, thông tin về quân đội nhân dân VN liên tiếp xuất hiện: mua 12 chiếc máy bay SU-30MK2, chiếc tàu ngầm kilo thứ 3 hạ thuỷ, chuẩn bị mua máy bay không người lái của Israel.vv..
Những năm gần đây, quân đội VN tích cực tiến hành cải cách quân đội, mục tiêu là biến quân đội nhân dân trở thành một lực lượng vũ trang thực hiện đa nhiệm vụ, binh lính tinh nhuệ, trang bị hiện đại, có năng lực tác chiến nhất định trong điều kiện chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao.
Cải cách của Quân đội VN lấy chữ “biển” làm đầu. Tháng 1/2007, VN ban hành “chiến lược biển quốc gia đến năm 2020”, coi việc “bảo vệ chế độ XHCN và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia” làm nhiệm vụ hàng đầu, tích cực thực hiện chiến lược quân sự biển, tăng tốc thúc đẩy xây dựng chiến lược hướng biển. Trong cải cách cụ thể, từ điều chỉnh thể chế, biên chế đến mua sắm trang thiết bị vũ khí, từ xây dựng và diễn tập phương án tác chiến đến triển khai hợp tác quân sự với nước ngoài, quân đội VN coi việc xây dựng lực lượng trên biển là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trong điều chỉnh thể chế, biên chế, việc tăng cường và điều chỉnh lực lượng trên biển có phần rõ rệt: khôi phục vùng 2 hải quân, đồng thời khẩn trương thúc đẩy xây dựng lữ đoàn tầu ngầm cùng với nhiều đoàn tên lửa bờ biển và đoàn tàu cá vũ trang, đồng thời tiến hành điều chỉnh với mức độ không giống nhau đối với thể chế, biên chế của bộ đội ra đa hải, không quân, bộ đội đặc công và cảnh sát biển, đồng thời khẩn trương quy hoạch xây dựng căn cứ bảo hành kỹ thuật cấp chiến lược vịnh Cam Ranh, để nâng cao năng lực bảo hành kỹ thuật tàu loại lớn. Ngày 3/7/2013, cùng với việc nguyên lữ đoàn không quân 954 chính thức chuyển giao cho hải quân, bộ đội không quân của hải quân VN chính thức thành lập.
Trong quá trình quân đội VN thúc đẩy hiện đại hoá trang thiết bị vũ khí, xu hướng “xem nhẹ đất liền, coi trọng biển” cũng vô cùng rõ rệt, cắt giảm rõ việc đầu tư trang thiết bị vũ khí cho lục quân, tăng cường rõ rệt việc đầu tư trang thiết bị vũ khí cho hải, không quân. VN triển khai mạnh việc hợp tác quân sự với các nước như: Nga, Israrel, ẤĐ.vv.., đưa vào hệ thống vũ khí tiên tiến như: tàu hộ vệ tên lửa lớp Gerpad, tàu ngầm lớp kilo.vv.. Ngoài ra, quân đội VN còn chú trọng ứng dụng các kỹ thuật và bằng sáng chế liên quan, nâng cao năng lực tự chủ nghiên cứu và sản xuất một số trang thiết bị vũ khí. Về mặt an ninh mạng, quân đội VN cũng dồn hết sức, năm 2009 tổ chức xây dựng Tập đoàn Viễn thông quân đội, tháng 5/2011, xây dựng Trung tâm dữ liệu số Internet quy mô lớn nhất, thiết bị tiên tiến nhất ĐNÁ, từ đó tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kỹ thuật thông tin quân đội.
VN còn rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhân tài. Từ năm 2009 đến năm 2011, lần lượt thành lập đại học Trần Quốc Tuấn (Trường sĩ quan lục quân 1 trước đây), đại học Nguyễn Huệ (Truờng sĩ quan lục quân 2 trước đây) và các học viện chuyên ngành như: tăng thiết giáp, kỹ thuật thông tin.vv.. Thành lập các học viện, thay đổi tên trường, làm mờ đi màu sắc quân sự, giúp cho việc thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực từ nước ngoài để bồi duỡng nhân tài cho quân đội. Đồng thời, VN khuyến khích sinh viên hưởng ứng lệnh nhập ngũ hoặc trực tiếp thu nhận người bên ngoài có tài năng đặc biệt thông qua hình thức “nghề tay trái” tham gia vào hoạt động quân sự để bồi đắp cho sự thiếu hụt trên một số phương diện nào đó của quân đội. Năng lực quân sự của VN đặc biệt là sự phát triển và lớn mạnh nhanh chóng về năng lực hoạt động quân sự biển, rất dễ gây ra sự cảnh giác của các quốc gia xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông), thậm chí dẫn đến chạy đua vũ trang, ảnh hưởng xu thế hoà bình ổn định của khu vực. Vì vậy, áp lực bên ngoài có thể xuất hiện sẽ buộc quân đội VN chú tâm vào tiến độ quy hoạch cải cách, tránh liều lĩnh gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh quốc gia và quan hệ đối ngoại.
+ Tin từ Trung Quốc - 25/8: Nhân dân nhật báo ngày 23/8 đăng bài thứ hai về Ngoại giao Trung Quốc trong tình hình mới. Bài báo cho rằng, TW/ĐCS/TQ lấy đồng chí Tập Cận Bình làm TBT đã nhấn mạnh, TQ kiên định không ngừng đi con đường phát triển hòa bình, nhưng quyết không hy sinh chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia. Để làm tốt công việc bảo vệ lợi ích cốt lõi, thúc đẩy công tác đối ngoại không ngừng sáng tạo ra cục diện mới, cần tăng cường những tính toán ở tầm cao, làm tốt công tác trù tính sách lược, thực hiện tư duy giới hạn đỏ.
Công tác đối ngoại là một hệ thống các công việc, không thể tách rời những tính toán ở tầm cao. Đối mặt với tình hình quốc tế đầy rẫy phức tạp, thay đổi trong chớp mắt, chúng ta cần xuất phát từ lợi ích lâu dài và căn bản của dân tộc, đất nước, thuận theo trào lưu thế giới và xu thế chung của quốc tế, trù tính cả hai đại cục trong nước và quốc tế, tăng cường tính toán chiến lược và tính toán tổng thể, quan tâm tới các mặt của công việc đối ngoại như các nước lớn, láng giềng, đang phát triển và đa phương v.v… thúc đẩy công tác đối ngoại một cách có trọng điểm, có kế hoạch, có bước đi.
Công tác đối ngoại cần nghệ thuật ngoại giao cao siêu. Chỉ có làm tốt công tác chuẩn bị tính toán sách lược, thì mới có thể thực hiện những ý đồ chiến lược của TƯ. TQ hiện đang ở giai đoạn then chốt thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, đang ở vào giai đoạn thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng lập nên công tích, nhưng cũng đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, phức tạp. Chúng ta cần vận dụng một cách đầy đủ sức mạnh tổng hợp không ngừng tăng lên, sử dụng các phương thức chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự v.v… một cách tổng hợp, phối hợp một cách hợp lý và phát huy một cách hiệu quả các tài nguyên ngoại giao; nắm chắn vận dụng cơ hội, giảm bớt, hóa giải những thách thức, rủi ro.
Công tác đối ngoại không thể chỉ dựa vào ý nguyện tốt đẹp của bản thân, mà cần thực hiện tư duy giới hạn cuối cùng. Trong những vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia và lợi ích quan trọng của nước ta, chúng ta không được vượt qua đường ranh giới đỏ.
Từ sau Lưỡng hội năm nay kết thúc tới nay mới mấy tháng, các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước như đồng chí Tập Cận Bình đã thăm khắp các châu lục, không quên bạn bè cũ, kết giao với nhiều vạn bè tốt và chân thực, thực hiện mở ra cục diện ngoại giao tốt đẹp, hoàn thiện bố cục ngoại giao toàn phương vị, định ra cơ sở tốt đẹp cho vận hành tổng thể bố cục ngoại giao trung và dài hạn. Chúng ta còn xử lý thành công các vấn đề phức tạp, nhạy cảm như hạt nhân BTT, đảo Điếu Ngư/Senkaku, Nam Hải (Biển Đông), bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của chúng ta, bảo vệ đại cục hòa bình ổn định láng giềng xung quanh, tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển kinh tế xã hội của TQ.
Mọi người đều biết rằng TQ và một số nước láng giềng tồn tại những tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển. Đối với những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, chúng ta chân thành hy vọng thông qua các phương thức hòa bình, hiệp thương đàm phán để từng bước giải quyết. Nhưng cây muốn lặng mà gió không muốn ngừng, một số quốc gia không ngừng thách thức, tranh chấp, dẫn tới làm nổi sóng tại Nam Hải, Hoa Đông. Chúng ta kiên trì lập trường không ngừng sử dụng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp, tích cực tạo môi trường và điều kiện để thúc đẩy đối thoại, tham vấn giữa các nước liên quan, nhưng bất kỳ ai cũng không được ảo tưởng, TQ sẽ kiên định không dời bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia.
+ Tin từ Trung Quốc - 27/8: Vấn đề cùng khai thác ở Biển Đông. Mạng Đại công báo ngày 27/8 đăng ý kiến của cựu quan chức Mỹ cho biết “Phải do TQ chủ đạo cùng khai thác ở Nam Hải (Biển Đông), Mỹ đừng ỷ mạnh nhúng tay vào”, cụ thể: theo thông tin từ “Vượng báo” của ĐL, ngày 26/8, phát biểu tại diễn đàn an ninh CÁ - TBD năm 2013, cựu Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Mỹ, Bobby R.Inman cho biết, các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan ở khu vực CÁ - TBD có thể “tham khảo mô hình Biển Bắc của châu Âu”, cùng khai thác nguồn tài nguyên năng lượng ở “Nam Hải” (Biển Đông), “Đông Hải”, việc này phải do TQ chủ đạo, Mỹ chỉ có thể ở bên cạnh hỗ trợ, không thể ỷ mạnh nhúng tay vào.
Đối với tương lai khu vực CÁ - TBD, Inman nhấn mạnh vấn đề “nguồn năng lượng”. Inman cho biết, hòa bình và phồn vinh là việc mà mọi người đều muốn thấy, do vậy Inman kiến nghị các quốc gia và khu vực ở CÁ - TBD có thể “noi theo mô hình Biển Bắc”, bắt đầu từ việc cùng khai thác nguồn tài nguyên ở “Nam Hải”. Inman cho rằng, “Nam Hải” có lẽ là một khởi điểm tương đối dễ, tiếp đó có thể mở rộng ra Đông Hải, Inman khuyến khích lấy Biển Bắc làm ví dụ, “kinh nghiệm của Biển Bắc làm cho các quốc gia khác nhau cùng chia sẻ lợi ích kinh tế”. Đồng thời, Inman còn cho rằng, mô hình này phải do TQ chủ đạo. Trong toàn bộ quá trình, Mỹ không nên can thiệp chi phối, nhưng Mỹ có thể viện trợ kỹ thuật hoặc kiến nghị, người chủ đạo duy nhất phải do quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực CÁ - TBD đảm nhận.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Inman đề nghị TQ chủ đạo khai thác “Nam Hải”. Trong một cuộc hội thảo ở Hồng Công tháng 6/2012, Inman đã từng kiến nghị TQ dẫn đầu khai thác nguồn tài nguyên “Nam Hải” khi nói: “Tôi mạnh dạn kiến nghị, TQ dẫn đầu, tạo ra khuôn khổ cùng khai thác nguồn tài nguyên Nam Hải, làm cho các nước châu Á cùng hưởng lợi. TQ cần đóng vai trò người lãnh đạo, đây là trách nhiệm mà việc phát triển kinh tế đem lại”.
+ Tin từ Nam Ninh, Thượng Hải - 27/8: Trung Quốc - Singapore (Tân Hoa xã - 27/8). Ngày 26/8, tại Bắc Kinh, CT/TQ Tập Cận Bình đã tiếp TTg/SGP Lý Hiển Long.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh TQ coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với SGP. Đặc biệt trong buổi tiếp, hai bên cũng đề cập nhiều đến ASEAN. Tại buổi tiếp, CT Tập Cận Bình nhấn mạnh 2013 là năm kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa TQ và ASEAN. Tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết và ủng hộ nhau là tài sản quý giá nhất trong quan hệ TQ - ASEAN, đồng thời nhấn mạnh TQ sẽ tuân thủ chắc chắn con đường phát triển hòa bình. TQ sẽ tiếp tục củng cố quan hệ láng giềng tốt và quan hệ đối tác với các nước ASEAN để củng cố quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi TTg/SGP Lý Hiển Long nhận định SGP luôn đánh giá tích cực về TQ và tin tưởng rằng sự phát triển của TQ là cơ hội quan trọng đối với ASEAN và khu vực. SGP sẽ tiếp tục tham gia vào sự tái thiết và phát triển của TQ.
Cùng ngày, TTg/TQ Lý Khắc Cường đã hội đàm với TTg/SGP Lý Hiển Long. TTg Lý Khắc Cường sẵn sàng tiếp tục nỗ lực cho giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực nói riêng và thế giới nói chung, mong SGP cũng phát huy vai trò mang tính xây dựng cho việc này. TTg Lý Hiển Long cho biết, SGP coi trọng cao độ quan hệ với TQ, nguyện cùng TQ tăng cường giao lưu, tham khảo lẫn nhau, hoàn thiện cơ chế và mở rộng lĩnh vực hợp tác, SGP ủng hộ các bên đương sự liên quan giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình thông qua hiệp thương hữu nghị. SGP sẵn sàng nỗ lực cùng TQ, thúc đẩy quan hệ ASEAN - TQ và hợp tác khu vực lên tầm cao hơn.
SUY NGHĨ VĨ MÔ, THÚC ĐẨY XÂY DỰNG CƯỜNG QUỐC BIỂN
(Bài viết của Giả Vũ đăng trên báo Hải dương TQ - 27/8)
+ Tin từ Trung Quốc - 27/8: Ngày 30/7, Tổng Bí thư TQ, Tập Cận Bình tại Hội nghị học tập tập thể lần thứ 8 của Bộ Chính trị TW/ĐCS/TQ đã tiến hành trình bày và phân tích toàn diện, hệ thống, khoa học, sâu sắc về việc xây dựng cường quốc biển, vừa có sự chỉ đạo vĩ mô về phương diện chiến lược, cũng có yêu cầu chỉ thị cụ thể về phương diện thao tác. Trong sự nghiệp vĩ đại về phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền và lợi ích biển, xây dựng cường quốc biển, làm thế nào để từ phương diện vĩ mô phá giải vấn đề khó khăn về phát triển mà TQ gặp phải trước mắt đáng phải suy nghĩ sâu sắc.
Xây dựng cường quốc biển phải từ phương diện vĩ mô giải quyết những vấn đề quan trọng dưới đây.
Một là, làm tốt thiết kế thượng tầng. Cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển biển, xây dựng hệ thống quy hoạch chiến lược cường quốc biển, quy hoạch chung việc xây dựng cường quốc biển. Kiến nghị Trung ương tổ chức định kỳ hội nghị công tác biển, dùng sức mạnh cả nước triển khai việc xây dựng cường quốc biển.
Hai là, kiện toàn hệ thống pháp luật biển. Kiến nghị nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng đồng thời ban hành “Luật cơ bản về biển của nước CHND Trung Hoa”. Luật cơ bản về biển thực chất là pháp luật hóa chính sách của Đảng và chiến lược của Nhà nước, lấy hình thức pháp luật để làm rõ và cố định quyết sách chiến lược xây dựng cường quốc biển mà Đại hội Đảng 18 đề ra và nhiệm vụ trên 4 phương diện để thực hiện mục tiêu này.
Ba là, tăng cường cải cách và tổ chức thực hiện. Dưới sự điều phối chung của Ủy ban Hải dương quốc gia, nâng cao hơn nữa địa vị công tác và năng lực phối hợp chung của các cơ quan quản lý tổng hợp biển, làm tốt các nhiệm vụ xây dựng cường quốc biển. Các cơ quan Quốc Vụ viện phải dựa trên chức trách, kết hợp với thực tế để xây dựng quy hoạch liên quan; các tỉnh (khu tự trị, thành phố) ven biển phải đưa phát triển sự nghiệp biển vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, làm tốt việc trù tính chung và kết nối các quy hoạch của Trung ương và địa phương.
Bốn là, thiết lập các công trình chuyên đề lớn về biển của quốc gia. Nhanh chóng nghiên cứu đưa ra công trình chuyên đề lớn về đảm bảo xây dựng cường quốc biển, thúc đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật có tính nền tảng, triển vọng, then chốt về lĩnh vực biển, nâng cao và mở rộng nhanh chóng năng lực hướng ra biển sâu và xa. Phải nhanh chóng thiết lập một loạt các công trình chuyên đề lớn về biển của quốc gia như: quy hoạch nghiên cứu khoa học biển lớn, công trình xây dựng căn cứ biển sâu, xa “Nam Hải” (Biển Đông), v. v.
Năm là, tạo ra “sức mạnh cứng”. Xây dựng chính sách liên quan, tăng mạnh đầu tư tài chính, nâng cao trình độ trang bị, xây dựng Hải cảnh TQ trở thành lực lượng chấp pháp tổng hợp trên biển có tốc độ nhanh, hiệu suất cao, hành động có sức mạnh, bảo đảm đến nơi đến chốn. Dựa trên yêu cầu kết hợp quân dân, kết hợp thời chiến và thời bình, xây dựng điều lệ, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn, đẩy nhanh xây dựng lực lượng đội tàu biển quốc gia.
Sáu là, nâng cao “sức mạnh mềm”. Đưa việc xây dựng cường quốc biển thành chủ đề quan trọng của công tác tuyên truyền của Trung ương, đưa kiến thức cường quốc biển vào hệ thống giáo dục quốc dân, củng cố hơn nữa ý thức biển của toàn dân tộc, tạo ra môi trường dư luận quốc tế có lợi, tích cực tham gia vấn đề biển toàn cầu và xử lý đa phương, tuyên truyền đa góc độ, thông qua nhiều kênh về phương châm chính sách xây dựng cường quốc biển hòa bình của TQ, thúc đẩy hài hòa việc xây dựng biển.
TRONG 10 NĂM TỚI, ẤN ĐỘ DƯƠNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH VÙNG ĐẤT MỚI
TRIỂN KHAI ĐỌ SỨC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
(Bài viết đăng trên Mạng Hoàn cầu - 26/8 trích lại Mạng Bình luận TQ)
+ Tin từ Trung Quốc - 26/8: TQ và ẤĐ đang tích cực tranh giành quyền khống chế Ấn Độ Dương (ẤĐD). TQ tham gia vào khai thác các dự án về cảng biển, khai thác khoáng sản tại các vùng biển nước sâu, thăm dò hải dương và chống cướp biển. Trong những năm gần đây, TQ đã xây dựng một loạt cảng biển tại vùng ven biển ở ẤĐD. Các hoạt động đầu tư, thương mại của TQ tại khu vực ẤĐD được giới truyền thông phương Tây nhận định là “chuỗi ngọc trai” tại ẤĐD. Trên thực tế, vùng ven biển ẤĐD đã trở thành tuyến đường thương mại chủ yếu của TQ. TQ đã trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng ở ẤĐD. Hải quân TQ đang tấn công cướp biển ở vùng Caribean, thu được kết quả tốt đẹp.
Trong 10 năm tới, quân đội TQ sẽ ngày càng tham dự nhiều vào các hoạt động quân sự duy trì giữ gìn hòa bình, cứu trợ nhân đạo, chống khủng bố, cướp biển. Ngoài ra, hải quân TQ còn có thể xây dựng các cứ điểm chiến lược tại ẤĐD. Loạt căn cứ chiến lược này có thể chia làm 3 cấp độ. Cấp độ thứ nhất là cung cấp nguyên liệu, xăng dầu, vật tư cho tàu thuyền như cảng Djibouti, Salalah; cấp độ thứ hai là cung cấp chỗ đỗ cho tàu bè, máy bay trinh sát hạ cánh và nhân viên nghỉ ngơi, ký kết các hiệp định trung và ngắn hạn với nước chủ nhà như với Seychelles; cấp độ thứ ba là các trung tâm sửa chữa trang thiết bị vũ khí, chỗ nghỉ ngơi và cung cấp hậu cần tương đối hoàn thiện chẳng hạn như với Pakistan, do phía TQ làm chủ.
Trong tương lai 10 năm tới, TQ có hy vọng hình thành tuyến cung cấp dịch vụ hậu cần ở bắc ẤĐD với Pakistan, Srilanca, Myanmar làm trung tâm, tuyến đường cung cấp hậu cần tại Tây ẤĐD với Djibouti, Yemen, Oman, Tanzania, Mozambia làm trung tâm, cùng với tuyến đường trung nam ẤĐD với Seychelles, Madagasca, hình thành nên cục diện 3 trụ cột chiến lược trên biển, qua đó, nâng cao trách nhiệm nước lớn và khả năng bảo vệ an ninh truyến đường chiến lược trên biển quốc tế, bảo vệ ổn định khu vực và thế giới.
Những năm gần đây, ẤĐ luôn có những nghi ngờ về hành động của TQ trong các công việc tại ẤĐD và quan tâm chặt chẽ các hoạt động của TQ tại ẤĐD, đặc biệt là lo ngại sự hậu thuẫn qua cảng Gwadar Pakistan đối với hải quân TQ. ẤĐ không ngừng phát triển lực lượng hải quân nhằm đóng vai trò quan trọng trong cuộc đọ sức giữa TQ và ẤĐ tại khu vực ẤĐD và ẤĐD sẽ trở thành chiến trường chính trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc mới nổi TQ - ẤĐ./.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...