18/01/2013
Sự chú ý của thế giới từ lâu đã dồn vào tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Nhân dân Nhật báo - 15/1: MỸ ĐANG CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH CHO CHIẾN TRANH LẠNH MỚI: Các quan hệ song và đa phương đang ngày càng phức tạp và nhạy cảm tại khu vực gồm các quan hệ Trung - Nhật, Trung - Mỹ, Nhật - Mỹ, Trung - Nhật - Mỹ và quan hệ liên Triều đã làm tình hình khu vực này ngày càng thêm phức tạp. Vậy tình hình hiện nay tại Châu Á - Thái Bình Dương cần được nhìn nhận thế nào.
Trung tâm địa chính trị thế giới đang chuyển hướng sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trọng tâm sức nặng địa chính trị thế giới trong thế kỷ hiện đại lâu nay vẫn thuộc Bắc Mỹ và châu Âu. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 và coi Trung Quốc là đối thủ chính trong bá quyền toàn cầu bởi Trung Quốc là nước duy nhất có thể cạnh tranh với Mỹ trong tất cả các lĩnh vực kể từ khi Liên Bang Xô-viết sụp đổ.
Được và mất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là rất quan trọng đối với triển vọng phát triển và vị thế quốc tế của Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác. Khi tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dần hé mở, trọng tâm sức nặng địa chính trị thế giới sẽ chuyển từ châu Âu và Bắc Mỹ sang khu vực này với tốc độ nhanh hơn.
Mỹ coi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là chiến trường địa chính trị chính để kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đã nỗ lực không ngừng để tạo ra bối cảnh địa chính trị chiến tranh Lạnh mới tại khu vực. Để củng cố hơn nữa quan hệ quân sự với các đồng minh truyền thống, Mỹ đã nỗ lực đưa ra một số điểm mới:
(1) Hình thành liên minh lớn nhất có thể chống Trung Quốc;
(2) Tạo ra cấu trúc chiến lược lấy Mỹ làm trung tâm;
(3)Tăng cường triển khai và mở rộng độ sâu chiến lược. Thí dụ Mỹ thúc đẩy tăng cường quân sự NB, triển khai tàu chiến tại Singapore sử dụng vịnh Subic tại PLP như căn cứ hải quân lần nữa và tăng cường triển khai hơn nữa tại Đông Á.
(4) Chia để trị về kinh tế. Mỹ chủ động thúc đẩy TPP và loại Trung Quốc khỏi hiệp định này.
Nhật Bản là nước chủ động nhất trong việc giúp Mỹ tạo ra bối cảnh địa chính trị chiến tranh Lạnh mới tại khu vực và sẵn sàng phục vụ như tiền đồn chiến lược và xung kích của Mỹ, đồng thời thường xuyên can thiệp vào nhiều công việc khác để mở rộng mạng lưới chiến lược của Nhật Bản. Thực tế, hầu hết các nước Châu Á - Thái Bình Dương đều phản đối một cuộc chiến tranh Lạnh khác và không muốn phải lựa chọn đứng về phía một bên nào. Các nước này đều thực hiện chính sách cân bằng quyền lực và cố gắng tạo cân bằng chiến lược giữa các cường quốc lớn trong khu vực để tăng cường an ninh và giành được nhiều lợi ích hơn nữa.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không phải luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hiện nay, Mỹ phải tập trung vào cả ba khu vực là châu Âu, Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương. Bối cảnh địa chính trị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi phức tạp và sâu sắc nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và Trung Quốc cần thực hiện chiến lược địa chính trị toàn cầu với định hướng Châu Á - Thái Bình Dương. Một triển vọng địa chính trị Châu Á - Thái Bình Dương mới sẽ được hình thành chỉ sau khi có quá trình bất ổn và đấu tranh mạnh mẽ thời gian dài. Trung Quốc cần và có khả năng tốt để đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hình thành khuôn khổ địa chính trị mới theo hướng đúng.
TRỌNG ĐIỂM VÀ ĐIỂM SÁNG NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC
(Bài viết của Thái Nhuận, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch chính sách Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng trên Tạp chí Tri thức Thế giới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Năm 2012 là năm mà tình hình quốc tế tiếp tục phát sinh những thay đổi mang tính sâu sắc phức tạp, thể hiện xu thế cơ bản “trong ổn định có rối loạn”, “trong rối loạn có thay đổi”, “trong thay đổi có kiểm soát”, cụ thể:
Thứ nhất là kinh tế thế giới hồi phục chậm chạp, tình hình không dễ lạc quan. Nợ công ở châu Âu vẫn đang tiếp tục lan rộng. Tăng trưởng của các nước phát triển vẫn yếu. Còn các nước mới nổi, tăng trưởng giảm xuống. Áp lực lạm phát toàn cầu tăng lên, giá cả hàng hóa nhiều mặt hàng biến động mạnh mẽ; xung đột thương mại quốc tế gia tăng. Chủ nghĩa bảo hộ dưới nhiều hình thức ngóc đầu dậy. Nhìn một cách tổng thể, kinh tế thế giới từ giai đoạn phát triển nhanh trước khủng khoảng tài chính quốc tế bước vào giai đoạn điều chỉnh chuyển đổi mô hình sâu sắc.
Hai là quan hệ giữa các nước lớn đang hướng tới sự điều chỉnh mới. Các nước như Nga, Pháp, Mỹ, Nhật tiến hành bầu cử, tạo ra những ảnh hưởng thay đổi về chính sách đối với trong và ngoài những nước này, dẫn đến những thay đổi điều chỉnh quan hệ nước lớn. Các nước lớn nắm chắc điều chỉnh chiến lược phát triển và chiến lược đối ngoại để tích cực tăng cường củng cố vai trò sức mạnh của bản thân. Giữa các nước lớn xuất hiện hợp tác và cạnh tranh.
Thứ ba là cục diện khu vực Tây Á - Bắc Phi vẫn tiếp tục xáo trộn. Các điểm nóng mới và cũ tại khu vực như Sirya, Iran, xung đột Palestin - Israel nổi lên. Các nước như Ai Cập, Libya bước vào thời kỳ quá độ chính trị. Các lực lượng hồi giáo tại khu vực này tiếp tục phát triển lớn mạnh, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với xu hướng chính trị, tương quan lực lượng tại khu vực.
Thứ tư là vai trò của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong cục diện chiến lược thế giới được nâng cao. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có sức sống và tiềm năng phát triển nhất thế giới hiện nay. Các lực lượng chính trên thế giới đang tập trung đầu tư vào khu vực. Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nga coi Châu Á - Thái Bình Dương là hướng ưu tiên quan trọng của ngoại giao. Các nước như châu Âu cũng đang đẩy mạnh can dự vào các vấn đề khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy những tranh chấp về quyền lợi biển tại khu vực này và các vấn đề an ninh trong hợp tác khu vực tăng lên, nhưng hòa bình, phát triển, hợp tác vẫn là dòng chính của khu vực.
Nhìn lại tình hình quốc tế năm 2012, dưới chủ đề thời đại hòa bình và phát triển, thì xu thế đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế vẫn phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa về văn hóa, thông tin hóa trong xã hội cũng tiếp tục được thúc đẩy.
Năm 2012, thành tựu ngoại giao của Trung Quốc như thế nào? Dưới sự kiên trì lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện, ngoại giao Trung Quốc đã vượt qua khó khăn, tiến lên trong ổn định, giành được một loạt thành quả quan trọng:
Thứ nhất là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tích cực tham dự vào một loạt hoạt động đa phương quan trọng, triển khai các chuyến thăm song phương đến nhiều nước tại các khu vực, tham dự thành công các hoạt động đối ngoại quan trọng do Trung Quốc tổ chức, thúc đẩy hợp tác với các nước, dẫn dắt, định hướng các hoạt động quốc tế quan trọng, duy trì lợi ích, mở rộng ảnh hưởng, nâng cao hình tượng của Trung Quốc.
Thứ hai là đối với các sự kiện như Philippines khiêu khích tại đảo Hoàng Nham, Việt Nam thông qua “Luật Biển”, Chính phủ Nhật Bản “mua” phi pháp đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp mạnh mẽ để duy trì chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển, thể hiện ý chí kiên định và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, tranh thủ sự hiểu biết và ủng hộ của dư luận quốc tế đối với chủ trương, lập trường của Trung Quốc, đồng thời ra sức duy trì, bảo vệ đại cục ổn định khu vực.
Thứ ba là thúc đẩy các quan hệ toàn phương vị. Quan hệ Trung - Mỹ về tổng thể phát triển ổn định trong năm bầu cử tổng thống Mỹ. Hai nước tìm kiếm và đạt được nhận thức chung trong xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Chúng ta đã tổ chức đón tiếp thành công chuyến thăm đầu tiên của Tổng Thống Nga Putin sau khi nhậm chức. Quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Nga bước vào giai đoạn mới. Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - châu Âu tiếp tục phát triển. Mối quan hệ với các nước láng giềng và hữu nghị truyền thống đang phát triển không ngừng sâu sắc, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, an ninh, nhân văn…
Thứ tư là trong các vấn đề quốc tế và điểm nóng khu vực, Trung Quốc tiếp tục phát huy tích cực vai trò mang tính xây dựng, đề xuất “6 điểm” về vấn đề Syria; thúc đẩy tiến trình đàm phán, duy trì ổn định hòa bình khu vực trong vấn đề hạt nhân Iran.
Năm là thúc đẩy mạnh mẽ ngoại giao công chúng và giao lưu nhân văn, tuyên bố một cách rộng rãi tinh thần Đại hội 18 của Đảng và chính sách đối ngoại Trung Quốc; phối hợp thúc đẩy chiến lược khu mậu dịch tự do và chiến lược “đi ra ngoài”, tham gia mang tính xây dựng đối với đàm phán biến đổi khí hậu... duy trì lợi ích phát triển quốc gia, mở rộng không gian phát triển của Trung Quốc; kiên trì “lấy dân làm gốc, ngoại giao vì dân”, xử lý thỏa đáng một loạt những sự kiện liên quan tới công dân trên biển và bảo hộ lãnh sự, duy trì bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân.
Năm 2013, ngoại giao Trung Quốc vẫn có những điểm sáng quan trọng: Năm 2013 sẽ xác định thực hiện mở ra một cục diện mới trong công tác ngoại giao sau Đại hội 18, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho hoàn thành xây dựng xã hội khá giả.
Năm 2013, theo thông lệ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tham dự một loạt hội nghị quan trọng như Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo của nhóm BRICs, G20, Hội nghị không chính thức APEC, EAS… . Trung Quốc còn đứng ra tổ chức hoạt động lớn liên quan tới bên ngoài như Diễn đàn Châu Á Bác Ngao. Công tác ngoại giao sẽ tăng cường lên kế hoạch, làm tốt công tác cho các hoạt động của lãnh đạo cấp cao, tích cực tuyên truyền các chính sách đối nội và đối ngoại, duy trì lợi ích quốc gia, đồng thời tham dự vào hợp tác quốc tế để thúc đẩy hơn nữa vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các công việc quốc tế quan trọng, xác lập hơn nữa hình tượng nước lớn có trách nhiệm.
Báo cáo Đại hội 18 chỉ ra, Trung Quốc trước sau không ngừng đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình phát triển toàn diện hợp tác hữu nghị với các nước. Chúng ta sẽ tăng cường xây dựng tin tưởng chiến lược và hợp tác thực chất với các lực lượng chính, nỗ lực thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài. Tiếp tục củng cố hữu nghị với láng giềng, tăng cường hợp tác song phương và khu vực, thúc đẩy xây dựng liên kết với nhau, nỗ lực để bản thân Trung Quốc phát triển mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho các nước láng giềng. Tăng cường hợp tác đoàn kết với các nước mới nổi và các nước đang phát triển, thúc đẩy các dự án chuyển hướng gắn với các lĩnh vực dân sinh xã hội; chú trọng tăng cường năng lực phát triển tự chủ của các nước đang phát triển; dùng các hành động thực tế để thể hiện Trung Quốc vĩnh viễn là người bạn đáng tin cậy và là đối tác chân thành của các nước đang phát triển. Trong các vấn đề quốc tế và khu vực, càng cần đóng góp thêm “những sáng kiến Trung Quốc” và “phương án Trung Quốc”, thúc đẩy trật tự quốc tế và hệ thống quốc tế phát triển theo hướng hợp lý công bằng. Tăng cường hơn nữa công tác đối với công dân, đặc biệt là công tác giao lưu thanh niên, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước.
Trước cơ hội quý chưa từng có này cũng như những thách thức rủi ro có thể dự tính và khó dự đoán, ngoại giao Trung Quốc sẽ trước sau như một nắm chắc toàn diện cơ hội, bình tĩnh ứng phó với thách thức, xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm phức tạp, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển quốc gia, đồng thời có những đóng góp mới cho sự nghiệp cao quý thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới.
Mạng Hoàn Cầu ngày 9/1/2013 đăng bài viết của một Phó giáo sư Viện Nghiên cứu biên giới và biển Trung Quốc của Đại học Vũ Hán với tựa đề: “Luật Biển Việt Nam chặn đứng con đường giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. Cụ thể:
(i) Xung đột về lập pháp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận là lãnh thổ của Trung Quốc. Từ góc độ pháp luật, yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc của luật pháp quốc tế về việc thụ đắc lãnh thổ, luật liên thời hiệu và quyền lịch sử. Năm 1992 Trung Quốc đã thông qua “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp”, quy định lãnh thổ Trung Quốc gồm đại lục và các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ cận trong đó có đảo Điếu Ngư, quần đảo Bành Hồ, Đông Sa, Hoàng Sa.vv... Ngày 21/6/2012, Việt Nam thông qua Luật Biển. Trước đó, Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải và vùng tiếp giáp.
Việc Việt Nam đưa ra các luật cơ bản về biển là quyền lợi và công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, việc lấy chiêu bài thực thi và chấp hành luật pháp quốc tế và Luật Biển, thông qua xây dựng luật trong nước nhằm mở rộng phạm vi lãnh thổ và vùng biển quản hạt của nước mình gây tổn hại nghiêm trọng cho chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của nước khác thì trên các phương diện luật, lý hay tình đều khó mà đứng vững được. Trên thực tế, việc Việt Nam ban hành Luật Biển không chỉ vi phạm các văn kiện luật pháp quốc tế như: Hiến chương liên hợp quốc, UNCLOS 1982, Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, DOC ... mà còn vi phạm những nguyên tắc của luật pháp quốc tế về việc thụ đắc, cải biến chủ quyền lãnh thổ và những quy định pháp luật về tính thực thể và trình tự.
(ii) Thủ đoạn pháp luật trong chiến lược Biển Đông của Việt Nam: Việt Nam đã dùng các thủ đoạn như: sao chép, nối ghép những quy định về điểm cơ sở, đường cơ sở, vùng biển... trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển để biến thành luật Việt Nam, ý đồ thông qua ban hành luật trong nước để củng cố về mặt pháp luật cho những hành vi: xâm chiếm đảo, bãi của Trung Quốc; quản lý trên thực tế những đảo, bãi và vùng biển của Trung Quốc; cướp đoạt tài nguyên của Trung Quốc.
Đẩy phát triển kinh tế biển lên thành chiến lược quốc gia; đưa việc khai thác các tài nguyên như: dầu khí .v… và việc phát triển cảng, vận tải, du lịch và thủy sản trở thành những ngành nghề ưu tiên phát triển trọng điểm, đồng thời cho phép và cỗ vũ công ty nước ngoài tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông, ý đồ đẩy nhanh việc mở cửa khai thác tài nguyên biển đảo ở Biển Đông.
Phối hợp các lực lượng chấp pháp như: quân đội, cảnh sát, tăng cường chấp pháp trên biển để “hộ giá bảo vệ” cho các hoạt động phi pháp, xâm phạm chủ quyền nước khác.
Mở rộng tuyên truyền ra bên ngoài để tạo ra dư luận và thanh thế quốc tế về việc Việt Nam “căn cứ pháp luật, hành động theo pháp luật” trong vấn đề Biển Đông. Bởi vậy, tuy luật này khoác lên “vỏ bọc hợp pháp” nhưng động cơ và mục đích bên trong của Việt Nam thì không nói đã tự rõ rồi.
(iii) Lộ trình giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam gặp trở ngại: do sự biến đổi phức tạp và sâu sắc của xu thế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc Mỹ thực hiện cái gọi là chiến lược tái cân bằng Châu Á - Thái Bình Dương, một số quốc gia láng giềng không ngừng mượn cớ gây chuyện, tự ý xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc, đồng thời làm vấn đề Biển Đông trở nên gay gắt, phức tạp hóa, quốc tế hóa...
Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam đưa ra Luật Biển là hành động phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc, việc thực thi luật này tất yếu sẽ làm gay gắt thêm mâu thuẫn trong vấn đề Biển Đông giữa hai nước, thu hẹp dư địa xoay chuyển trong đàm phán và đối thoại về vấn đề liên quan giữa hai nước, tăng thêm độ khó trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. Có thể dự đoán, Việt Nam sẽ dựa vào luật này để thúc đẩy chiến lược biển với dã tâm rất lớn, tiếp tục tăng cường việc khai thác kinh tế và quản lý thực tế đối với những đảo, bãi xâm chiếm phi pháp; đẩy mạnh tuần tra, chấp pháp và hoạt động quân sự trên biển làm tăng mức độ đối đầu với lực lượng chấp pháp của Trung Quốc.
Đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phải kiên trì chiến lược “Trung Quốc là chủ”. Báo cáo của Đại hội Đảng 18 đã đề ra kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi biển, xây dựng chiến lược tổng thể về cường quốc biển, các cơ quan có liên quan của Trung Quốc và các giới trong xã hội phải có ý thức về sứ mệnh lịch sử và tinh thần trách nhiệm để nâng cao toàn diện thực lực tổng hợp biển của Trung Quốc, đặc biệt là năng lực khai thác biển, bảo vệ chủ quyền biển…
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...