18/12/2012
Đặc trưng của một cường quốc biển là: (1) có kinh tế biển phát triển; (2) có sức mạnh sáng tạo khoa học hải dương; (3) có môi trường sinh thái biển tốt đẹp; (4) có lực lượng phòng vệ biển lớn mạnh để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia và thành quả phát triển biển.
Mạng “Tân Hoa xã” ngày 17/12 đăng bài trả lời phỏng vấn của Cục trưởng Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc Lưu Tích Quý về vấn đề xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc. Nội dung như sau:
Đặc trưng của một cường quốc biển là: (1) có kinh tế biển phát triển; (2) có sức mạnh sáng tạo khoa học hải dương; (3) có môi trường sinh thái biển tốt đẹp; (4) có lực lượng phòng vệ biển lớn mạnh để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia và thành quả phát triển biển.
Nội hàm của cường quốc biển đặc sắc Trung Quốc gồm:
- Nhận thức về biển: tăng cường công tác nghiên cứu khoa học hải dương, tăng cường bồi dưỡng nhân tài có chuyên môn về biển, củng cố ý thức biển của toàn dân tộc.
- Sử dụng biển: ưu hóa bố cục khai thác phát triển biển, nâng cao trình độ sử dụng và khai thác phát triển biển.
- Biển sinh thái: kiên trì công tác quy hoạch khai thác sử dụng biển, kiên trì sử dụng biển một cách tập trung và tiết kiệm; kiên trì sử dụng đi đôi với bảo vệ sinh thái, kiên trì sử dụng biển có khoa học và hợp pháp.
- Quản lý giám sát biển: hoàn thiện hệ thống luật pháp về biển, tăng cường quản lý tổng hợp, nâng cao năng lực chấp pháp bảo vệ quyền lợi biển.
- Biển hài hòa: biến hải dương trở thành biển hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Nội hàm của cường quốc biển không phải là bất biến, mà nó có thể được bổ sung và hoàn thiện liên tục tùy theo thực tiễn xây dựng cường quốc biển.
Xây dựng cường quốc biển là con đường tất yếu để thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội. Lịch sử đã chứng minh, nếu biết dựa vào biển thì sẽ hưng thịnh, nếu bỏ quên biển thì sẽ suy vong. Trung Quốc muốn chấn hưng dân tộc Trung Hoa thì phải kiên trì đi con đường làm giàu nhờ biển, lớn mạnh nhờ biển.
Cần củng cố và tăng cường hoạt động tuần tra chấp pháp định kỳ tại các vùng biển thuộc quyền tài phán; hoàn thiện cơ chế phối kết hợp giữa hải giám, quân đội và ngoại giao trong công tác chấp pháp bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển. Xúc tiến từng bước vững chắc công tác xây dựng Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa; bảo đảm an toàn hàng hải, góp phần duy trì và mở rộng lợi ích của Trung Quốc ở bên ngoài; triển khai sâu rộng nghiên cứu đối sách và pháp lý; không ngừng nâng cao trình độ hiện đại hóa về trang thiết bị chấp pháp; tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực chế tạo tàu phá băng, tàu khảo sát khoa học đại dương và tàu hải giám.
Hiện nay các quốc gia ven biển trên thế giới đang đua nhau xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược phát triển hải dương, đẩy nhanh xây dựng lực lượng trên biển, đồng thời theo đuổi chính sách “tiên phát chế nhân” (ra tay trước để chiếm ưu thế), tăng cường khống chế kiểm soát biển và kiềm chế chiến lược đối với nước khác. Có nước lớn lại dựa vào ưu thế vượt trội trên biển của mình để thực hiện chiến lược bao vây ngăn chặn. Phong trào “rào đất xí phần” trên phạm vi toàn cầu đang ảnh hưởng mạnh đến không gian sinh tồn và phát triển của Trung Quốc trong tương lai.
Công tác quản lý và kiểm soát tổng hợp là sự bảo đảm quan trọng cho sự nghiệp xây dựng cường quốc biển. Ngoài việc cần có một lực lượng phòng thủ trên biển tương thích với điều kiện của đất nước, cũng cần xây dựng mạng lưới quản lý chặt chẽ, vận dụng kết hợp các biện pháp hành chính - luật pháp - kinh tế, phối hợp trung ương và địa phương, kết hợp chức năng chủ đạo của chính phủ và sự tham dự của toàn xã hội. Cần làm tốt 3 mặt công tác, đó là hoàn thiện hệ thống luật pháp biển, tăng cường công tác quản lý tổng hợp và nâng cao năng lực chấp pháp bảo vệ quyền lợi biển.
Đồng thời, cũng cần tăng cường hơn nữa thể chế quản lý hành chính đối với biển và xây dựng thể chế chấp pháp trên biển; thực hiện toàn diện chấp pháp hành chính đối nội và chấp pháp bảo vệ quyền lợi đối ngoại, mang lại sự bảo đảm về cơ cấu tổ chức cho sự nghiệp xây dựng cường quốc biển.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/12/2012 đăng bài bình luận về “Cần có động lực mới để thúc đẩy hợp tác tại biển Đông”. Nội dung chính như sau:
Các tranh chấp tại biển Đông đang cản trở con đường hợp tác khu vực. Hợp tác đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí đang được khuyến khích trong những năm gần đây nhưng vẫn có ít tiến triển. Những nhân tố nào có thể thúc đẩy hợp tác? Những nhân tố môi trường sẽ đóng vai trò không? Tại hội thảo mới đây “Những diễn biến gần đây về Tranh chấp biển Đông và Triển vọng cơ chế Hợp tác chung” tại Hải Khẩu, Hải Nam, ba học giả đã đưa ra nhiều biện pháp đa phương để đạt được khai thác chung tại biển Đông.
(1) Hong Nong, giáo sư kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật biển và Chính sách tại Viện Nghiên cứu biển Đông Quốc gia tại Hải Khẩu.
Gần đây, khai thác chung đã được thảo luận nhiều tuy nhiên đến nay hầu hết các trường hợp thành công chỉ có thể tìm thấy trong hợp tác song phương và việc can dự của các cường quốc bên ngoài làm tranh chấp thậm chí phức tạp hơn.
Trong tình hình như vậy, an ninh môi trường có thể là động lực thúc đẩy hợp tác tại biển Đông. Sự phụ thuộc lẫn nhau về môi trường vừa là nguồn xung đột vừa là tiềm năng cho hợp tác quốc tế. Mặc dù các vấn đề về môi trường biển không phải là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nước trong tranh chấp biển Đông. Nếu các vấn đề này được xác định là vấn đề an ninh thì các chủ thể chính trị sẽ tập trung thảo luận nhiều hơn.
Các nước xung quanh biển Đông có mức độ phụ thuộc lẫn nhau khá lớn xét về vấn đề phát triển biển. Nếu các nước này không thể tìm được giải pháp chung đối với vấn đề môi trường thì các nước có thể không chấm dứt được các xung đột bạo lực đối với nhau.
Cũng có mâu thuẫn về những cân nhắc liên quan đến môi trường và hợp tác quốc tế giữa các nước có liên quan trong tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, mặt khác, các nước này cũng nhấn mạnh lợi ích quốc gia và chủ quyền vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, an ninh môi trường có thể thúc đẩy các nước này hợp tác với nhau.
(2) Công bằng phải đi trước. Jay L Batongbacal, giáo sư Khoa Luật, ĐH Philippines.
Những diễn biến gần đây đã tạo các điều kiện mà dẫn tới đối đầu trực tiếp với con đường hợp tác và khai thác chung tại biển Đông. Dù thành công bước đầu trong việc tạo bình yên cho khu vực này nhưng chính sách hiện nay dường như đã đạt tới giới hạn ở thời điểm hiện tại và các quyết định đơn phương dường như trở thành tiêu chuẩn.
Vì vậy những người ủng hộ khai thác chung phải cho các bên liên quan thấy được khai thác chung là có giá trị và phải chỉ ra rằng lợi ích lớn hơn bất lợi. Tuy nhiên, cái giá của việc khai thác chung mà các nước phải trả là không giống nhau. Vấn đề công bằng không thể giải quyết tốt sẽ cản trở các biện pháp khai thác chung.
Lấy thí dụ về chi phí vận chuyển. Giả định các nguồn lực được phát hiện vậy chi phí để vận chuyển các nguồn lực này ra thị trường thì sẽ được tính ra sao. Khoảng cách của các nước tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực triển vọng là khác nhau do đó chi phí cũng rất khác nhau. Kết quả là một số nước có thể không muốn hợp tác với các nước khác trong khai thác chung tại khu vực đó. Vấn đề có thể cũng nhận thấy tương tự trong nghề cá. Chính các khác biệt này thách thức khai thác chung.
Do đó, bất kỳ đề xuất tương lai nào tập trung vào khai thác chung phải giải quyết vấn đề công bằng và phân tích về chi phí cũng cần được đưa ra. Để đạt được khai thác chung thực tế, các quốc gia duyên hải xung quanh biển Đông phải loại bỏ được những hậu quả không mong muốn lẫn nhau của xung đột.
(3) Cách tiếp cận kỹ thuật có thể góp phần giúp khai thác chung. Rommel C. Banlaoi, giám đốc chương trình Nghiên cứu biển Đông tại Trung tâm tình báo và nghiên cứu An ninh Quốc gia, Viện Nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố Philippines.
Khai thác chung là điều mà tất cả các bên muốn theo đuổi để quản lý hòa bình xung đột lãnh hải tại biển Đông. Tuy nhiên,những khác biệt giữa các bên tuyên bố chủ quyền đã phá vỡ khai thác chung tại biển Đông và tạo khó khăn trong xác định hoạt động và các khía cạnh cụ thể thực thi khiến vấn đề này phức tạp hơn. Nếu các bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông tiếp tục có quan điểm cứng rắn thì sẽ khó có thể đạt được mục tiêu khai thác chung.
Nếu chính phủ các bên có tuyên bố chủ quyền có thể không chính trị hóa tranh chấp biển Đông bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các chuyên gia, nhà khoa học, giới học giả và kỹ thuật thì sẽ có nhiều triển vọng đối với hợp tác chung.
Các nhà khoa học biển tại các nước tuyên bố chủ quyền Trung Quốc và ASEAN đã tham gia vào nhiều hình thức nghiên cứu tại biển Đông mà có thể góp phần quản lý xung đột tại vùng biển này. Hợp tác giữa Philippines và Việt Nan về những quan ngại biển và đại dương là ví dụ điển hình về việc một khu vực tiềm ẩn xung đột có thể trở thành khu vực hợp tác với lợi ích tiềm ẩn thế nào. Hợp tác nghề cá Việt – Trung tại Vịnh Bắc Bộ cũng là một bài học tốt.
Những hình thức hợp tác như vậy có thể tạo cách tiếp cận khác trong việc tạo thuận lợi cho việc hình thành khai thác chung tại biển Đông và củng cố quá trình quản lý các xung đột lãnh thổ tại biển Đông một cách hòa bình thông qua thúc đẩy hợp tác nhiều hình thức khác nhau giữa nhân dân các nước. Do vậy, hợp tác chức năng là cách thức thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông.
Tổng hợp Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã ngày 18/12/2012 đăng bình luận về “Tái thống nhất đất nước là sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”
Đại hội của Hiệp hội những người Đài Loan yêu nước (ACFTC), diễn ra trong 5 ngày với sự tham dự của 300 đại diện Đài Loan trên toàn Trung Quốc, sẽ xem xét báo cáo lần thứ 8 của Hiệp hội và sửa đổi Điều lệ của ACFTC, cũng như bầu Hội đồng mới.
Được thành lập từ tháng 12/1981, ACFTC bao gồm phần lớn những người Đài Loan yêu nước sinh sống tại Trung Quốc lục địa và có nhiều quan hệ với những người Đài Loan yêu nước tại Đài Loan cũng như những người Đài Loan sống tại các khu vực khác như Hồng Công, Ma Cao và nước ngoài.
Phát biểu phiên khai mạc Đại hội lần thứ 9 của những người Đài Loan yêu nước, ông Du Chính Thanh, ủy viên Thường vụ BCT Trung Quốc đã cho biết :
(1) Tái thống nhất Trung Quốc là sứ mệnh lịch sử quan trọng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vì sự tốt đẹp chung cho tất cả nhân dân Trung Quốc và là giấc mơ chung.
(2) Đại Hội 18 vừa qua đã cho thấy quyết tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong thúc đẩy sự phát triển hòa bình các quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, đồng thời hiện thực hóa sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc. Đại Hội cũng tỏ rõ quyết tâm mạnh mẽ trong bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển chung của đất nước cũng như tham vọng chân thành trong việc tìm kiếm sự hòa bình và lợi ích chung trong quan hệ hai bờ eo biển.
(3) Thay mặt TW Đảng Cộng Sản, Quốc Vụ Viện Trung Quốc, hoan nghênh đại hội và đánh giá cao vai trò của ACFTC là cầu nối và liên hệ với Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc. Những người Đài Loan yêu nước sống tại đại lục là lực lượng quan trọng trong thúc đẩy cải cách, mở cửa, hiện đại hóa và sự tái thống nhất hòa bình Trung Quốc.
(4) Kêu gọi tất cả các cấp trong các tổ chức của ACFTC nghiên cứu cẩn trọng và thực hiện tinh thần Đại Hội 18, tuân thủ phát triển hòa bình quan hệ hai bờ eo biển, nỗ lực làm tốt công tác tập hợp những người Đài Loan yêu nước và nguyên tắc một Trung Quốc trong bối cảnh sự phát triển hòa bình quan hệ hai bờ eo biển đang bước vào giai đoạn mới ngày càng được tăng cường và làm sâu sắc hơn.
(5) Thúc đẩy ACFTC tăng cường niềm tin chính trị giữa hai bờ eo biển và làm sâu sắc trao đổi thông tin giữa công luận hai bờ.
Nhân dân Nhật báo ngày 20/12 “Lãnh đạo mới của Nhật Bản cần suy nghĩ lại về quan hệ với Trung Quốc”
Hiện có hai sự lựa chọn chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc hoặc là “đầu đối đầu” hoặc là “mặt đối mặt”. Để giành được tỷ lệ ủng hộ đang giảm đi, các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ gồm cả Yoshihiko Noda đã chọn cách chơi bóng cứng với Trung Quốc, làm đông lạnh quan hệ Trung - Nhật trong kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước.
Thực sự Trung Quốc đang quan ngại về việc Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản nắm quyền và cảnh giác đối với các bài phát biểu cứng rắn mà các chính trị gia diều hâu của Đảng Dân chủ tự do đưa ra dù rằng “các hành động thực tế” đôi khi khác so với các “ngôn từ trong chiến dịch” theo như nhận định của khoa học chính trị phương Tây. Thực tế, Đảng Dân chủ Tự do đã phải trả giá bởi chính sách cứng rắn với Trung Quốc dưới thời của Junichiro Koizumi và cũng chứng kiến nhiều bài học đau đớn sau khi bị đứng ngoài quyền lực. Liệu Shinzo Abe có rút được bài học nào sau khi lại quay lại nắm quyền.
Năm 2013 đánh dấu 35 năm Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị Trung - Nhật. 35 năm trước đây, bố của Shinzo Abe, ông Shintaro Abe đã từng là Chánh Văn phòng Nội các khi Takeo Fukuda còn đương nhiệm và đã rất nỗ lực thúc đẩy ký kết Thỏa thuận Hòa bình và Hữu nghị Trung - Nhật, 1 trong 4 văn kiện chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước. Khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao trong Nội các của Yasuhiro Nakasone, ông Shintaro Abe đã tích cực thúc đẩy viện trợ chính phủ Nhật Bản (ODA) đối với Trung Quốc và tỏ sự kính trọng đối với Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư trưởng của Cải cách và Mở cửa Trung Quốc.
Hơn nữa, Shinzo Abe đã đưa vấn đề kinh tế lên hàng đầu trong bầu cử với tuyên bố rằng ông sẽ cố gắng hết sức để cứu nền kinh tế trong nước đang suy giảm sau khi quay lại nắm quyền. Theo tin từ giới truyền thông Nhật Bản, kết quả khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản được tiến hành bởi ngân hàng Trung ương Nhật Bản tháng 12/2012 cho thấy chỉ số môi trường kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất lớn là -12, liên tục suy giảm trong 2 quý liên tiếp, mà điều này có liên quan trực tiếp tới sự suy giảm quan hệ Trung - Nhật. Vì vậy, có lý do để tin rằng ông Shinzo Abe sẽ nỗ lực để hàn gắn quan hệ Trung - Nhật vì lợi ích của chính Nhật Bản.
Mạng “Bình luận Trung Quốc” - 19/12 Trung Quốc cần có ngoại giao bình thường: Thời gian 10 năm tới là giai đoạn phát triển then chốt của Trung Quốc, trong 10 năm này, sự lo lắng và nghi kỵ của các nước láng giềng và các nước phương Tây đối với Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục, thậm chí có thể còn gia tăng, bởi vì Mỹ đang dần bị Trung Quốc theo sát, các nước láng giềng ngày càng bị bỏ xa.
Trung Quốc cần một mặt bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời đối phó với cọ sát, đối kháng, cạnh tranh; mặt khác cần duy trì vững đại cục phát triển hòa bình, tiếp tục mang lại môi trường bên ngoài thuận lợi cho phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa.
Tạo ra môi trường bên ngoài thuận lợi là nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Trung Quốc kể từ cải cách mở cửa đến nay. Tuy nhiên nhiệm vụ này đang ngày càng không dễ dàng. Trước đây khi thực lực của Trung Quốc còn hạn chế, các nước khác cho rằng Trung Quốc chưa phải là một mối đe dọa; ngày nay Trung Quốc đang trỗi dậy và bước vào giai đoạn then chốt, việc duy trì môi trường bên ngoài như trước là vô cùng khó khăn. Ví dụ như trong quan hệ với Mỹ, làm sao để duy trì mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh, khống chế những cọ sát giữa hai nước ở mức nhất định để không làm đổ vỡ đại cục quan hệ song phương hoặc làm xuất hiện cục diện hai cực đối kháng, là vấn đề Trung Quốc cần phải tích cực đối phó.
Ngoài các nước phương Tây, Trung Quốc cũng cần làm cho các nước láng giềng yên tâm và tin tưởng. Trên thực tế, Trung Quốc và các nước này đang có mối quan hệ kinh tế hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay đã cho thấy, hợp tác kinh tế mặc dù rất quan trọng, song không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Bởi vậy nếu chỉ dựa vào hợp tác kinh tế là chưa đủ. Thách thức đối với Trung Quốc là cần làm gì để các nước xung quanh, đặc biệt là các nước Đông Bắc Á có thể yên tâm.
Thứ ba, Trung Quốc cần phải biểu đạt minh bạch những giá trị quan của mình. Giá trị quan đó phải đứng vững về mặt logic và khiến các nước khác có thể hiểu. Hơn nữa sau khi biểu đạt sẽ phải thực hiện giá trị quan đã nói. Có lúc việc thực hiện giá trị quan cũng đòi hỏi phải trả một cái giá nhất định, đòi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích và giá trị quan. Ví dụ như trong vấn đề Syria, Trung Quốc kiên trì cách làm không can thiệp vào nội bộ nước khác, vì vậy đã gặp phải sự phản đối của các nước phương Tây và một số quốc gia Trung Đông.
Thứ tư, trong tay Trung Quốc hiện nay có ngày càng nhiều những quân bài, song Trung Quốc cần luôn luôn ghi nhớ rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển. Khi có trong tay những quân bài tốt, người ta thường muốn đánh quân bài đó ra. Nhưng quân bài tốt thì phải sử dụng thận trọng, cho dù là kinh tế có đuổi kịp Mỹ hay vượt qua Mỹ thì Trung Quốc vẫn chỉ là một nước nghèo, tình hình bên trong còn khá nhiều vấn đề.
Thời kỳ cơ hội chiến lược và sự nắm bắt lơi dụng thời kỳ cơ hội chiến lược của ban lãnh đạo mới.
Theo tác giả, thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc không đến từ sự ban phát hay ân huệ của bất cứ một quốc gia nào, mà đến từ môi trường quốc tế phụ thuộc lẫn nhau, các quốc gia quan hệ qua lại lẫn nhau hiện nay, cũng như đến từ sự cải cách mở cửa và phát triển của Trung Quốc. Thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc không có mối liên hệ trực tiếp nào với sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược của Mỹ.
Đặc biệt là Trung Quốc với vị thế là một nước lớn, không chỉ phát triển quan hệ với một quốc gia bá quyền thế giới như Mỹ, mà còn đạt đến một sự phụ thuộc lẫn nhau mang tầm chiến lược. Sự phụ thuộc này khiến cho giữa hai nước lớn, giữa nước bá quyền và nước trỗi dậy, không bên nào mong muốn sử dụng vũ lực hoặc phương thức đối kháng để xử lý quan hệ song phương. Đây là nguồn gốc lớn nhất dẫn đến thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc.
Thời kỳ cơ hội chiến lược này sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tương lai có thể dự báo được. Khi nói “thời kỳ” có nghĩa là có sự mở đầu và có sự kết thúc, đồng thời thời gian của nó cũng không thể quá dài. Bởi vậy sau 10 năm nữa, mọi người sẽ thảo luận về việc có còn hay không thời kỳ cơ hội chiến lược. Nếu như luôn cho rằng thời kỳ cơ hội này sẽ trôi qua rất nhanh, cho rằng nó sẽ kết thúc rất sớm, thì sẽ dẫn đến ngoại giao “không bình thường”. Không bình thường ở đây nghĩa là có thể sẽ đưa đến những hành động thỏa hiệp không cần thiết để tìm cách gìn giữ và kéo dài thời kỳ cơ hội chiến lược. Với tâm thế đó, Trung Quốc trong thời kỳ này sẽ không dám cọ sát với Mỹ, không muốn bị Mỹ xem là kẻ địch và luôn trong tư thế phải thỏa hiệp. Bởi vậy cần phải hiểu một cách đúng đắn về thời kỳ cơ hội chiến lược, nó sẽ tương đối ổn định trong thời gian trung và dài hạn, Trung Quốc không cần phải hy sinh lợi ích của mình để duy trì điều này. Nó sẽ chỉ kết thúc khi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau kết thúc.
Trung Quốc cần có một nền ngoại giao “bình thường”. Quan hệ giữa Trung Quốc với bất cứ quốc gia nào cũng đều phức tạp, đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực, đều có hợp tác và cạnh tranh, đều có sự đan xen giữa lợi ích và bất đồng. Mặt đấu tranh vẫn phải đấu tranh, mặt hợp tác vẫn cần hợp tác. Đồng thời Trung Quốc cũng cần có phương thức ngoại giao khôn khéo, sử dụng linh hoạt và hài hòa các công cụ quyền lực; khi đấu tranh cần có kỹ xảo và giới hạn, khi hợp tác cũng cần có khuôn khổ và mức độ. Tóm lại, quân bài trên tay Trung Quốc hiện nay đã nhiều và tốt hơn trước đáng kể, điều Trung Quốc cần là sử dụng quân bài sao cho tốt và hiệu quả nhất có thể.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/12 đăng bài bình luận về “Trung Quốc có nguy cơ xa cách ASEAN nếu lợi ích chung vô ý bị gạt sang một bên”. Nội dung chính như sau:
Cuốn sách mới nghiên cứu ASEAN - Trung Quốc từ nhiều triển vọng khác nhau đã được xuất bản năm 2012 dưới sự chủ biên của ông Qin Hongzeng, trưởng phòng chuyên về xã luận của tờ báo Đại học Quảng Tây sẽ cung cấp nhiều triển vọng khác nhau cho quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Theo đó, cuốn sách tập trung phân tích:
(1) Tầm nhìn mới cho hợp tác đa khu vực dưới những diễn biến gần đây trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN
(2) Về kinh tế, cuốn sách thảo luận về diễn biến và những cản trở đối với hợp tác thương mại và kinh tế cũng như nhìn vào triển vọng tương lai của hợp tác công nghiệp.
(3) Về văn hóa, cuốn sách phân tích sâu vào truyền thống văn hóa các nước như Việt Nam và Myanmar, đồng thời cũng tìm cách phá vỡ biên giới giữa các nước này với những đặc điểm về bản sắc, ngôn ngữ, tác phẩm văn học để thảo luận về trao đổi văn hóa tại khu vực
(4) Về giáo dục và đào tạo, cuốn sách cố gắng tìm kiếm khả năng hợp tác giáo dục và đào tạo xuyên quốc gia tại Đông Nam Á. Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây là thí dụ phân tích về hợp tác trong những lĩnh vực này. Quảng Tây có biên giới giáp với Việt Nam ở phía Tây Nam và vịnh Bắc Bộ ở phía Nam. Vị trí đã tạo khu vực này nhiều cơ hội hơn trong hợp tác với ASEAN.
(5) “Gác tranh chấp” lâu nay là khẩu hiểu được Trung Quốc nêu lên để định hướng quan hệ Trung Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, thực tế dường như nhiều trao đổi giữa hai bên đang bị phá hủy bởi tranh chấp trong khi hợp tác cũng đang giảm theo hướng này.
Về chủ quyền, cuốn sách cho rằng không bên nào có thể thực hiện nhượng bộ về các vấn đề nguyên tắc. Tuy nhiên, về cấp độ thông tin khu vực, có thể đây là thời gian để tạm quên tranh chấp và tìm cách hợp tác thực tế với các nước ASEAN.
(6) Do sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi về địa lý, hợp tác và khai thác chung được thực hiện dễ dàng hơn trong các nước ASEAN. Trung Quốc cần chú ý hơn hợp tác với các nước ASEAN nếu không khẩu hiệu “gác tranh chấp” có thể chuyển thành “gạt Trung Quốc sang một bên” trong ASEAN.
Nhân dân Nhật báo ngày 14/12 đăng bài bình luận về “Liệu Trung Quốc nên tiếp tục giữ thái độ dấu mình chờ thời”. Nội dung chính như sau:
Trả lời phỏng vấn truyền thông gần đây, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “Chúng ta tự hào nhưng không kiêu ngạo”. Những ngôn từ của ông Tập Cận Bình rất mang tính chỉ đạo và là một phần tinh thần Đại hội 18.
Trong những năm gần đây, một số người Trung Quốc luôn muốn thách thức định hướng “dấu mình chờ thời, trong khi vẫn đạt một số thành tựu” mà Đặng Tiểu Bình đã đề xuất và cho rằng Trung Quốc cần từ bỏ chính sách dấu mình chờ thời bởi bây giờ Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Thực sự đây chính là tư tưởng của “người mới giàu”. Những người này không thực sự hiểu về nghĩa của câu dấu mình chờ thời tức là khiêm tốn, cẩn trọng hơn là kiêu căng, ngạo mạn. Cũng giống như con người, quốc gia cũng cần thực tế, khiêm tốn, cẩn trọng hơn là tạo kẻ thù ở mọi nơi.
Là một nhà lãnh đạo trí tuệ lớn với tầm nhìn xa, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất định hướng “dấu mình chờ thời trong khi vẫn đạt được thành tựu” bởi ông đã dự đoán Trung Quốc sẽ đối mặt với con đường chông gai trong quá trình trỗi dậy. Các nước ngoài đang hoài nghi về việc Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình. Việc trỗi dậy của Trung Quốc đồng nghĩa với sự trỗi dậy của hơn 1,3 tỷ dân mà điều này sẽ có thể phá vỡ cấu trúc lợi ích hiện tại và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Trung Quốc đang phải đối mặt với thực tế là thế giới đang có thành kiến sâu sắc đối với Trung Quốc, một nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, thái độ kiêu căng ngạo mạn sẽ chỉ tạo thêm khó khăn cho việc Trung Quốc trỗi dậy.
Duy trì chính sách dấu mình chờ thời là rất sáng suốt và có thể vượt qua phép thử. Một lý do quan trọng đối với sự phát triển thuận lợi của Trung Quốc trong 30 năm qua cũng chính là định hướng dấu mình chờ thời trong khi vẫn đạt thành quả nhất định”. Chính sách này không có nghĩa là không làm gì.
Giải quyết các vấn đề nội bộ Trung Quốc tốt là đã đem lại lợi ích cho cả nguời dân Trung Quốc và nhân dân thế giới. Định hướng dấu mình chờ thời và duy trì thái độ khiêm tốn, cẩn trọng cũng có nghĩa là từ bỏ thái độ và hành động của cường quốc lớn và đối xử với tất cả các nước bình đẳng là con bài chính trong chính sách ngoại giao Trung Quốc.
Minh báo (13/12/2012): Vụ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói về “Lãnh đạo mới Trung Quốc cứng rắn hơn về đối ngoại”
Vụ trưởng Vụ Điều ước – Luật pháp, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoàng Huệ Khang ngày 12/12 bày tỏ, trước việc việc thời gian gần đây cục diện tình hình xung quanh Trung Quốc có nhiều thay đổi, vũ khí mới của Trung Quốc xuất hiện dồn dập dẫn đến có dư luận cho rằng sau Đại hội 18, ngoại giao của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn, điều này hoàn toàn là sự “lý giải sai lầm”, Hoàng Huệ Khang nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao hòa bình, phát triển hữu nghị với láng giềng.
Trả lời phỏng vấn báo chí Hong Kong nhân dịp tham dự hoạt động “Luật Quốc tế đi vào trường học” tại Trường Đại Học City Hong Kong, Hoàng Tuệ Khang nói: “một số tờ báo đã gắn những việc không liên quan lại với nhau, phán đoán tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn trong xử lý quan hệ đối ngoại, đây là “sự lý giải sai lầm” chiến lược ngoại giao của Trung Quốc”. Ông này cho rằng, bất luận từ truyền thống văn hóa hay từ lợi ích cơ bản, Trung Quốc sẽ tiếp tục quan điểm hòa bình, phát triển, hợp tác, cùng thắng. Báo cáo Đại Hội 18 cũng đã khẳng định lại quan điểm và chính sách ngoại giao này.
Việc chuyển giao quyền lực tại Đại Hội 18 diễn ra đúng vào lúc quan hệ Trung – Nhật xấu đi, các loại vũ khí mới của Trung Quốc bao gồm cả tầu sân bay “Liêu Ninh” xuất hiện dồn dập, Báo cáo Đại Hội 18 còn đề ra “xây dựng cường quốc hải dương”. Có phân tích cho rằng, ngoại giao Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn sau khi Tập Cận Bình tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Quân ủy TW.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...