31/10/2012
Vấn đề Biển Đông không chỉ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ mà còn liên quan đến tiến trình trỗi dậy và vấn đề lớn về phát triển chiến lược địa chính trị của Trung Quốc.
Vậy phải nhìn nhận tình hình nghiêm trọng ở Biển Đông hiện nay thế nào, vì sao tranh chấp Biển Đông gần đây liên tục nóng lên, tình hình Biển Đông hiện nay đang tồn tại vấn đề cần phải giải quyết như thế nào? Đứng trước tình hình mới ở Biển Đông như vậy, Trung Quốc cần phải làm gì, cần phải có thiết kế chiến lược tầm cao cho tranh chấp Biển Đông hay không?
Ngày 13/9, tòa soạn báo “Tin tức tham khảo” đã tổ chức cuộc hội thảo quy mô nhỏ về “tình thế Biển Đông thay đổi và chiến lược của Trung Quốc”, thành phần được mời là một số nhân vật đang chiến đấu trên mặt trận ngoại giao và bảo vệ chủ quyền biển, cùng một số chuyên gia học giả nổi tiếng trong nghiên cứu vấn đề biển, tập trung hiến kế về xây dựng chiến lược biển. Dưới đây là phần trích lược một số ý kiến đặc sắc để cung cấp cho độc giả, tuy nhiên những ý kiến đó không đại diện cho quan điểm của “Tin tức tham khảo” như báo này đã nói rõ trong số báo cùng tên ra ngày 20/9/2012.
I- Cục diện: Đối kháng hỗn hợp nhiều nước, nhân tố tiêu cực nhiều thêm
Lưu Tân Sinh, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Brunây, Ủy viên Thường trực Hiệp hội Trung Quốc – ASEAN:
Từ năm 2009 đến nay, vấn đề Biển Đông nóng lên rõ rệt. Mặc dù hiện nay tình hình Biển Đông trên tổng thể ổn định, có thể kiểm soát được nhưng nhân tố tiêu cực và nhân tố bất ổn định ngày càng tăng lên, tính chất phức tạp và khó khăn trong vấn đề Biển Đông tiếp tục nổi lên rõ hơn, công tác bảo vệ Biển Đông và ổn định tình hình đại cục đứng trước thách thức lớn. Từ khi bước sang thế kỷ mới, vấn đề tranh chấp Trường Sa có xu hướng chuyển biến từ chủ trương tranh chấp sang quản lý tranh chấp. Nước láng giềng hữu quan đã mở rộng mức độ tuyên bố chủ quyền về mặt pháp lý đối với Biển Đông, thông qua hình thức lập pháp trong nước để tuyên bố cái gọi là chủ quyền của họ. Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã từ đấu tranh ngoại giao đơn thuần chuyển hóa thành cuộc đọ sức toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, tài nguyên, quân sự, kết hợp giữa “đấu tranh rõ ràng” với “đấu tranh mờ ám” phức tạp hơn, biện pháp cũng kín đáo mập mờ hơn, xử lý khó hơn.
Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hải dương Biển Đông:
Xem xét tình hình Biển Đông có hai góc nhìn. Từ góc độ thế giới, trung tâm trận đấu chính trị thông thường là trung tâm năng lượng, do có dự báo về nguồn dầu mỏ ở Biển Đông nên nước lớn đã tới tấp can thiệp, tất yếu dẫn đến trận đấu chính trị ở khu vực nóng lên. Điều đáng để Trung Quốc quan tâm là ở phương diện này chúng ta nhận thức chưa đủ, đang mất đi quyền chủ đạo chính trị. Trước mắt, xu hướng cơ bản theo đó nhiều nước liên kết đối phó Trung Quốc đang từng bước hình thành. Mỹ lớn tiếng trở lại châu Á – Thái Bình Dương, ngoài khu vực Đông Á vốn có thì trọng tâm của Mỹ hiện nay chủ yếu là ở Biển Đông. Ý đồ của Mỹ rất rõ: Biển Đông là cửa biển duy nhất cho xuất nhập khẩu của Trung Quốc, Mỹ dẫn đầu liên quân châu Á – Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Ôxtrâylia, Việt Nam, Philíppin, Ấn Độ… cho thấy rõ xu hướng có thể đóng cửa tuyến đường xuất nhập khẩu này bất cứ lúc nào để đổi lấy việc Trung Quốc nhượng bộ trong các vấn đề liên quan đến Trung Đông, tài chính và các vấn đề khác nữa, đem lại lợi thế cho Mỹ. Nhìn từ góc độ lớn hơn thì tình hình Biển Đông sẽ ngày càng xấu đi, cuối cùng có thể trở thành một chiến trường lớn.
Chu Trung Hải, Phó chủ tịch Hội học thuật biển Trung Quốc, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu luật quốc tế, Đại học Chính trị pháp luật Trung Quốc:
Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến trước năm 1975, Biển Đông luôn bình lặng. Các nước xung quanh và nước lớn hữu quan không có đề xuất gì khác đối với các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa, đồng thời tỏ ra thừa nhận và tán thành luật pháp của Trung Quốc, nhưng gần đây lại quay lưng lại, nuốt lời, hiện tượng này đã vi phạm nguyên tắc cấm phản ngôn đã được quy định trong luật pháp quốc tế.
Hình Quảng Mai, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu luật pháp, Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân:
Trong tương lai, tình hình Biển Đông có thể diễn ra theo bốn xu hướng: Một là khả năng bùng nổ một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn giảm đi; Hai là khả năng hiệp thương song phương giải quyết tranh chấp ít đi; Ba là xung đột quyền quản lý vùng biển tranh chấp có xu hướng thông thường hóa và lâu dài hóa, các sự kiện va chạm sẽ thể hiện xu hướng nhiều điểm cùng diễn ra và diễn ra nhiều. Cuối cùng là đấu tranh lợi ích biển chuyển sang biện pháp quản lý hữu hiệu về sử dụng luật pháp trong xung đột. Nước tuyên bố chủ quyền chú trọng hơn đến việc kiểm soát thực tế đối với các đảo, các bãi đã chiếm được, nhất là biện pháp sử dụng luật pháp trong xung đột, như tiến hành công tác làm luật ở các đảo đã chiếm, áp dụng quyền tư pháp và quyền chấp pháp.
II- Nguyên nhân: Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược về phía Đông, nước nhỏ “mượn gió bẻ măng”
Đới Húc:
Vấn đề Biển Đông hiện nay có hai phương diện là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Về nguyên nhân bên ngoài, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược về phía Đông, tập hợp lực lượng bao vây Trung Quốc, khuấy cho các nước nhỏ xung quanh “mượn gió bẻ măng” để “đục nước béo cò”. Về nguyên nhân trong nước cũng có hai nguyên nhân, mà một trong hai nguyên nhân đó là có một số địa phương cứ làm theo lỗi cũ, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm theo ý nghĩa lệch lạc, chỉ quan tâm đến chỉ số kinh tế mà không quan tâm vấn đề an ninh quốc gia.
Bành Quang Khiêm, Thiếu tướng, Phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, Hội nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc:
Biển Đông có giá trị và địa vị chiến lược quan trọng, là không gian chiến lược không thể thiếu để Trung Quốc tồn tại và phát triển. Những giá trị này ít nhất được biểu hiện ở bốn phương diện: Thứ nhất, Biển Đông là mặt trận tiền duyên chiến lược cho mở cửa đối ngoại, chúng ta mở cửa đối ngoại phải gắn liền với Biển Đông; Thứ hai, Biển Đông là đầu mối chiến lược quan trọng, là lá chắn chiến lược quốc phòng của Trung Quốc; Thứ ba, Biển Đông là tuyến đường yết hầu chiến lược để Trung Quốc đi ra thế giới; Thứ tư, đó là trung tâm tập trung nguồn dầu khí quan trọng. Biển Đông không chỉ là tuyến đầu trong đấu tranh bảo vệ lợi ích biển quốc gia, mà cũng là một trong những chiến trường chủ yếu trong cuộc đấu chiến lược Trung – Mỹ. Trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ chuyển dịch về phía Đông, trong đó Biển Đông là điểm nắm bắt quan trọng trong chiến lược này của Mỹ.
Nghê Phong, Phó Ban nước Mỹ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc:
Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc với nước tuyên bố chủ quyền hữu quan, Mỹ thuộc về vấn đề của bên thứ ba, Mỹ hiện nay đã nhảy vào cuộc tranh chấp. Vấn đề Biển Đông đã trở thành một điểm nắm bắt quan trọng để Mỹ trở lại châu Á. Mục tiêu cốt lõi của việc Mỹ trở lại châu Á hiện nay là củng cố và tăng cường ảnh hưởng của họ ở khu vực này. Chỉ cần quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lân cận có vấn đề là Mỹ sẽ có cơ hội để “trở lại”. Vì thế, can thiệp vấn đề Biển Đông trở thành hình thức biểu hiện quan trọng cho việc Mỹ mở rộng ảnh hưởng của mình và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Lần này Mỹ trở lại châu Á là một quá trình diễn biến đa chiều. Mỹ không chỉ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh mà còn phát triển thêm sức mạnh của các đối tác mới, trong đó có Việt Nam , Ấn Độ... Trong điều kiện đó, xét từ góc độ của nước Mỹ thì Mỹ muốn giữ cho tranh chấp Biển Đông được nóng ở mức độ vừa phải. Dù là ý đồ muốn đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông hay là ủng hộ Việt Nam và Philíppin ở mức độ nào đó thì những việc làm này của Mỹ cũng đều nhằm giữ cho tranh chấp Biển Đông nóng ở mức độ nào đó như đã nói trên.
Hàn Hiểu Bình, quan chức cấp cao phụ trách thông tin - Mạng năng lượng Trung Quốc:
Về tranh chấp Biển Đông và vấn đề trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, ngoài các góc nhìn về chính trị, quân sự, ngoại giao, chúng ta cũng có thể lý giải tình hình nói trên từ góc độ thương mại. Cuối cùng, Mỹ trở lại châu Á là để “bày tiệc” hay đến “dự tiệc”? Có phải Mỹ một lần nữa muốn phát động trở lại cuộc chiến tranh ý thức hệ ở Triều tiên hay ở Việt Nam không? Những cuộc chiến như vậy có lợi ích gì đối với nước Mỹ? Mục đích cuối cùng của Mỹ là gì, có phải chỉ là nhằm chọc giận Trung Quốc? Trung Quốc loạn thì châu Á cũng loạn, một cuộc hỗn chiến, một cuộc chiến như vậy sẽ có lợi gì đối với nước Mỹ? Trong lĩnh vực thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang bị đẩy ra bên lề. Tôi cho rằng thay đổi trạng thái đang bị gạt ra bên lề về thương mại như vậy của Mỹ là một trong những mục đích quan trọng để Mỹ trở lại châu Á.
III- Chủ đề: Chiếm lợi thế về pháp luật, đề phòng ASEAN bao vây
Ngô Huệ, Trợ lý Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế:
Trong vấn đề Biển Đông, chúng ta tích cực chiếm lợi thế về pháp luật, nếu không sẽ rất bị động. Việc tranh chấp chủ quyền các đảo quy thuộc về ai, tình hình hiện thực cho thấy dù các đảo nằm trong đường đứt đoạn, các đảo từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng các nước Việt Nam, Philíppin, Malaixia đã chiếm giữ phần lớn các đảo này. Đối với tranh chấp lãnh thổ, cho dù luật pháp quốc tế không cho rằng “hiệu quả chiếm giữ thực tế” là căn cứ pháp luật để có được chủ quyền lãnh thổ, nhưng sẽ xem xét đến “nguyên tắc kiểm soát hữu hiệu”. Có quan điểm cho rằng Trung Quốc cần phải dùng vũ lực để chiếm lại đảo, nhưng gần đây Việt Nam đã đưa các nhà sư ra đảo và xây dựng chùa chiền, Philíppin xây dựng trường tiểu học trên đảo, những việc làm như vậy là muốn củng cố trạng thái chiếm hữu, cũng sẽ là trở ngại để Trung Quốc sử dụng vũ lực đoạt lại các đảo bãi và các công trình xây dựng, bởi vì theo luật xung đột vũ trang thì khi sử dụng vũ lực sẽ không thể coi dân thường và các cơ sở xây dựng dân dụng là đối tượng để tấn công. Vì vậy muốn chiếm lại đảo thì phải chiếm những đảo không có người ở trước.
Chủ quyền đảo tuyệt đối không thể nhượng bộ, nhưng ở Biển Đông, nếu chỉ bàn về đảo mà không bàn đến đường đứt đoạn sẽ đứng trước một vấn đề khác, đó là ở Biển Đông có tồn tại vùng biển quốc tế hay không có đáy biển quốc tế hay không? Vì thế muốn kiên trì giữ đường đứt đoạn (đường đứt khúc 9 đoạn) phải căn cứ vào sự thực lịch sử, giải thích rõ tính chất của đường đứt đoạn. Theo quan điểm cá nhân, thì đường đứt đoạn trước hết là đường quy thuộc chủ quyền đảo, chủ quyền lãnh thổ tất cả các đảo, bãi trong đường đứt đoạn là thuộc về Trung Quốc. Hai nữa là những đảo, bãi này sẽ có được vùng biển tương ứng theo quy định của điều 121 trong “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”. Thứ ba, trong đường đứt đoạn, Trung Quốc còn có một số quyền lợi lịch sử.
Lưu Tân Sinh:
Những năm gần đây ASEAN thông qua phương thức “tập đoàn”, lấy cơ chế “đa phương” làm hướng đi để can thiệp vấn đề Biển Đông, đồng thời dựa vào chính sách “cân bằng nước lớn” để thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, thể hiện đặc điểm “cân bằng” rõ rệt. Nếu cứ phân tích từng nước một đối với “10 nước ASEAN” sẽ không khó để có thể nhận thấy rằng đa số các nước này đều rất khó trở thành bạn thực sự của Trung Quốc, không ít nước đang tiềm ẩn mâu thuẫn ngầm với Trung Quốc, một số ít nước vẫn thiếu lòng tin đối với Trung Quốc, trong đó nguyên nhân hết sức phức tạp. Trong khi xử lý quan hệ song phương, Trung Quốc tuy không mưu cầu địa vị của chính quốc (nước mẹ) theo bất cứ tính chất nào nhưng cũng phải dám nói “không” với hành vi của ASEAN cung cấp lợi ích chiến lược cho các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, khi cần thiết cũng có thể có sự “nhắc nhở” thích hợp, quyết không thể để cho ASEAN thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bằng phương thức của một chỉnh thể.
Tề Kiến Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Quỹ nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc:
Về vấn đề Biển Đông, tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc là lớn nhất. Thứ nhất, Việt Nam không chỉ chiếm nhiều đảo nhất (29 đảo), mà còn tranh chấp toàn diện với Trung Quốc.
Không những bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa (Trường Sa) mà còn bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Thứ hai, nói về chủ trương trong vấn đề Biển Đông, chủ trương của hai bên cũng đều giống nhau. Việt Nam chủ trương vấn đề nào mang tính song phương thì thông qua đàm phán song phương để giải quyết, vấn đề nào mang tính đa phương sẽ thông qua đàm phán đa phương để giải quyết. Ý của Việt Nam là, quần đảo Hoàng Sa là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam , cần thông qua giải quyết song phương. Quần đảo Trường Sa liên quan đến nhiều nước thì thông qua giải quyết đa phương, đó chính là điểm mà Trung Quốc phản đối. Trung Quốc chủ trương quần đảo Hoàng Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, hai bên không có tranh chấp. Vấn đề Trường Sa có thể đàm phán nhưng phải là các nước liên quan đàm phán song phương, chứ không phải nhiều nước cùng đàm phán để giải quyết.
Bành Quang Khiêm:
Đường 9 đoạn cần phải giữ, quyết không thể dao động. Đường 9 đoạn được hình thành qua lịch sử, có trước “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” rất lâu. Chúng ta không thể dùng văn bản luật pháp có sau để phủ định lịch sử trước đó. Đường 9 đoạn là căn cứ quan trọng để chúng ta bảo vệ lợi ích biển của quốc gia. Đường 9 đoạn này liên quan đến quy thuộc chủ quyền ở các hải đảo, đến quyền và lợi ích liên quan cũng như quyền được ưu tiên mang tính lịch sử. Chúng ta không thể có bất cứ biểu hiện hàm hồ nào. Tuy nhiên đường 9 đoạn cần phải được giải thích một cách chuẩn xác, hiện nay những việc làm của chúng ta chưa đủ mà phải nghiên cứu. Nghiên cứu thế nào thì đó là một vấn đề khác, tính chất hữu hiệu của đường 9 đoạn là không cho phép nghi ngờ.
IV- Đối sách: phát huy vai trò của Tam Sa, làm tốt mọi công tác chuẩn bị
Đào Đức Ngôn, Phó tổng biên tập tòa soạn báo “Tin tức tham khảo”:
Đứng trước tình hình mới ở Biển Đông, chúng ta giải quyết vấn đề Biển Đông cần phải có thiết kế tầm cao. Chỉ dựa vào cái gọi là “chiến lược chia để trị” liệu có được hay không?
Đứng trước các nước như Việt Nam, Philíppin không ngừng thăm dò điểm tới hạn của Trung Quốc, đứng trước nước lớn như Mỹ cứ từng bước áp sát, chúng ta cần phải khẩn trương nghiên cứu quy hoạch chiến lược Biển Đông, phải chuẩn bị sẵn các phương án đấu tranh trên phương diện ngoại giao, kinh tế, quân sự, nhất là chuẩn bị tốt cho cuộc đấu tranh quân sự. Trong vòng từ 5 đến 10 năm tới, áp lực chiến lược từ cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Trung Quốc sẽ ngày càng lớn, chúng ta sẽ không còn nhiều đất để xoay xở, nhượng bộ.
Trung Quốc muốn trỗi dậy sẽ có nhiều ngưỡng cần phải vượt qua chứ không tránh khỏi. Vậy trở ngại lớn nhất mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt khi trỗi dậy đến từ đâu? Trở ngại đó sẽ đến từ biển. Ví dụ như vấn đề Đài Loan, thống nhất tổ quốc chưa giải quyết, Trung Quốc liệu có thể bàn đến khả năng trỗi dậy như thế nào? Vấn đề thứ hai là đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), vấn đề này không được giải quyết, Nhật Bản liệu có tự nguyện làm “anh hai châu Á”? Tiếp nữa là vấn đề Biển Đông, xét từ phạm vi hẹp, đó là vấn đề của Trung Quốc với các nước láng giềng, là quan hệ với ASEAN, nhưng xét từ phạm vi lớn hơn thì trên thực tế đây là cuộc đấu giữa Trung Quốc và Mỹ, là vấn đề tranh đoạt quyền chủ đạo ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đới Húc:
Tôi cho rằng trước hết chúng ta phải nhìn vấn đề từ lợi ích tổng thể của quốc gia, không thể chỉ nhìn hạn hẹp bằng góc nhìn kinh tế. Biển Đông là vùng đất chiến lược mà chúng ta tất phải tranh đấu. Có thể xem xét bắt tay từ tỉnh đảo Hải Nam, lấy Hải Nam làm điểm tựa, lấy phát triển Biển Đông làm trọng tâm, lấy thành phố Tam Sa vừa thành lập làm khởi điểm, chuẩn bị kế hoạch tổng thể phát triển Biển Đông để Tam Sa phát huy một cách thực sự vai trò xứng đáng của thành phố này. Ngoài ra, bắt đầu từ thời điểm hiện nay, chúng ta cần chuyển từ thế thủ chiến lược sang thế công chiến lược trong vấn đề Biển Đông. Phải kiên quyết ngăn chặn tình trạng gặm nhấm như “tằm ăn lá dâu” trong chiến lược mang tính tấn công của Việt Nam đối với quyền và lợi ích biển của Trung Quốc. Tình trạng Biển Đông vỡ vụn và hỗn loạn không thể mãi như thế được. Thành phố Tam Sa đã thành lập thì sẽ phải triển khai thực sự trên bình diện quốc gia, có thể xem xét áp dụng biên chế xây dựng binh đoàn ở Tam Sa chứ không phải coi đó là đơn vị hành chính thông thường. Dựa vào ưu thế tài nguyên và ưu thế địa lý ở Biển Đông có thể xem xét phân theo các lĩnh vực như năng lượng, du lịch, ngư nghiệp và an ninh. Có thể xem xét biên chế theo các cấp sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, phối hợp thống nhất giữa các tàu lớn tàu nhỏ, giữa vũ khí hạng nặng và vũ khí hạng nhẹ, giao cho Tam Sa nhiệm vụ nhất định về thu phục chủ quyền.
Bành Quang Khiêm:
Về vấn đề có sử dụng vũ lực ở Biển Đông hay không, thứ nhất chúng tôi không tán thành sử dụng vũ lực, cũng không phải chủ động sử dụng vũ lực. Thứ hai, chúng ta cần phải thực sự làm tốt công tác chuẩn bị sử dụng vũ lực. Giết gà cần phải chuẩn bị dao mổ trâu. Phải huy động trang bị vũ khí tinh nhuệ của chúng ta. Phải huy động tàu thuyền tốt nhất, đưa lực lượng tinh nhuệ nhất ra sử dụng ở tuyến đầu. Thứ ba, nếu sử dụng vũ lực, yêu cầu phải kiểm soát được. Thứ tư, không đánh thì thôi, đã đánh phải thắng.
Hàn Hiểu Bình:
Biển Đông không chỉ là đất của tài nguyên mà còn là tuyến đường vận chuyển chiến lược. Xuất phát từ bối cảnh nói trên, tôi cho rằng cần phải phá vỡ kiểu tư duy đơn điệu (“tư duy tuyến tính”- nối tiếp nhau theo đường thẳng). Kỳ thực, chúng ta có thể đối phó bằng rất nhiều biện pháp, còn như ở đây, biện pháp thương mại cũng là một trong những phương thức như vậy.
Xét từ góc độ kinh tế, Mỹ cũng không muốn khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ về phương diện thương mại. Trung Quốc đang nắm giữ 1.180 tỉ USD trái phiếu chính phủ của Mỹ, 63,2% tổng dự trữ ngoại tệ 3.300 tỉ USD mà Trung Quốc nắm giữ tài sản bằng hình thức chứng khoán của Mỹ, tức khoảng 2.100 tỉ USD. Lợi ích tài chính Trung - Mỹ vượt qua Nhật Bản, còn Việt Nam và Philíppin chẳng qua chỉ là mấy quân cờ nhưng chưa được đưa lên bàn cờ. Chúng ta cần phải cầm cự với Mỹ hơn nữa, viễn giao cận công (xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực), mở rộng đầu tư lẫn nhau với Mỹ hơn nữa.
Nguyễn Tông Trạch, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc:
Mỹ thường nói lấy quy tắc làm cơ sở là nguyên tắc quan hệ quốc tế. Đây là ngôn ngữ thông dụng quốc tế có sức mê hoặc rất mạnh. Việc Mỹ “trở lại” châu Á-Thái Bình Dương, lá bài được đưa ra để dính líu vào Biển Đông là lá bài quy tắc, một thứ đã trở thành chiến trường mới trong cuộc đấu giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Đối với Mỹ, lá bài quy tắc là một trong những điểm nắm bắt để “trở lại” châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm, ngày càng phải làm quen với việc vận dụng quy tắc để bảo vệ lợi ích của mình, điểm này hết sức quan trọng. Hiện nay Trung Quốc đang trên vũ đài quốc tế, nên cần phải chú trọng quy tắc hơn, phải qua khảo nghiệm, điểm này cũng hết sức quan trọng./.
Theo Tân Hoa Xã
Thuỳ Anh (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...