Phát biểu về Vấn đề Biển Đông của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Thượng đỉnh Đông Á (Mạng Tân Hoa Xã -11/10):

(1) Các bên không liên quan tới tranh chấp Biển Đông cần kiềm chế can thiệp vào vấn đề này và nhấn mạnh TQ - ASEAN vừa đạt được đồng thuận “tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đàm phán và tham vấn giữa các bên liên quan trực tiếp. Các nước không có tuyên bố chủ quyền không cần can thiệp vào vấn đề này;

(2) Tự do hàng hải tại Biển Đông chưa từng và sẽ không bao giờ là vấn đề;

(3) TQ và ASEAN sẽ đẩy mạnh tham vấn về COC theo cách thức “chủ động và bền vững”;

(4) TQ hy vọng thúc đẩy khái niệm an ninh mới tại Đông Á gồm các đặc điểm như an ninh toàn diện, an ninh chung và an ninh mang tính hợp tác, đồng thời đẩy mạnh đối thoại và hợp tác thực chất trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Thời báo Hoàn Cầu bình luận, những phát biểu trên của TTg/TQ được coi như cú đánh trực tiếp công khai vào nỗ lực của Mỹ và NB trong việc làm phức tạp vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á vừa qua.

Ei Sun Oh, nhà nghiên cứu tại Khoa S. Rajaratnam về nghiên cứu quan hệ quốc tế, ĐH Công nghệ Singapo đã nhận định: (i) TTg TQ Lý Khắc Cường đã lại gửi thông định rằng tranh chấp Biển Đông không nên biến thành trở ngại cho mối quan hệ tích cực toàn diện giữa TQ và ASEAN. Việc ông Lý kêu gọi giải quyết tranh chấp hòa bình được hoan nghênh tại ĐNÁ và điều này hướng tới một giải pháp toàn diện cuối cùng; (ii) TQ có thể và cần đi đầu trong việc thiết lập cơ chế xây dựng lòng tin giữa tất cả các bên liên quan; (iii) Vào thời điểm kinh tế toàn cầu đang suy giảm hiện nay, ưu tiên hàng đầu của các nước trong khu vực, ngoại trừ NB vẫn là phát triển và phục hồi kinh tế. Đáng chú ý VN và PLP và những ví dụ tốt. Thậm chí ngay cả khi tranh chấp biển với TQ vẫn đang ở đỉnh điểm thì hợp tác kinh tế giữa các nước này với TQ vẫn tiếp tục.

Vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Báo Văn hối hôm 13/10 có bài: Thăm VN, Lý Khắc Cường sẽ làm rõ “Chính sách Biển Đông mới của TQ”. Theo đó trong chuyến đi thăm các nước ĐNÁ lần này của TTg Lý Khắc Cường, VN là quốc gia duy nhất được phía TQ chính thức xác nhận sẽ tiến hành trao đổi, bàn bạc về vấn đề Biển Đông. Học giả Bắc Kinh dự đoán, trong chuyến thăm VN lần này, Lý Khắc Cường sẽ trình bày ý tưởng tổng thể của tập thể lãnh đạo khóa mới TQ về giải quyết vấn đề Biển Đông. Về nội dung cụ thể “Chính sách mới về Biển Đông”, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Nam Hải TQ Khang Lâm bày tỏ, hợp tác trên biển sẽ là điểm đột phá nhằm tăng cường trao đổi, tăng thêm tin cậy chiến lược giữa TQ và các quốc gia ASEAN.

Trước chuyến thăm đến VN của Lý Khắc Cường, TTg Nhật Sinzo Abe đã thăm VN sớm hơn một bước. Tại VN, Abe bày tỏ “hết sức lo ngại (TQ) dùng thực lực thay đổi hiện trạng Biển Đông”, đồng thời nhấn mạnh cần “tuân thủ luật pháp quốc tế” để giải quyết vấn đề Biển Đông; điều này giống như những phát ngôn của NT Mỹ John Kerry trong chuyến thăm ASEAN vừa qua, có ý muôn kích động sự đối kháng giữa TQ với ASEAN.

“Hiện những thứ mà Mỹ, Nhật đưa ra về vấn đề Biển Đông phần lớn chỉ mang tính khái niệm, có thể nói chưa có những kế hoạch gì cụ thể. Trong khi đó, Quỹ hợp tác trên biển mà TQ đưa ra có thể nhanh chóng được khởi động, rất thiết thực và cụ thể; điều này sẽ có lợi cho TQ trong việc tăng cường liên hệ và loại bỏ nghi hoặc với ASEAN, cũng là ưu thế “độc hữu” của TQ so với các quốc gia bên ngoài khác”. Khang Lâm cho rằng, từ tình hình hiện nay, phản ứng của các nước ASEAN là tương đối tích cực. Sau chuyến thăm VN của TTg Lý Khắc Cường, TQ và các nước ASEAN có thể sẽ triển khai sâu hơn các hợp tác về biển.

Trong một tin khác, truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng ngày 12/10 đưa tin, tàu quét ngư lôi 844 của TQ ngày 10/10 đã chính thức gia nhập hạm đội Nam Hải đồng thời lấy tên là tàu Hạc Sơn. Đây là tàu quét ngư lôi thông tin hoá do TQ tự nghiên cứu chế tạo, lượng dãn nước gần 1000 tấn, sau khi gia nhập hạm đội Nam Hải, tàu sẽ chủ yếu phụ trách các nhiệm vụ như: tuần tra, hộ tống tàu cá và quét sạch ngư lôi, khu vực hoạt động của tàu là ở quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh Biển Đông.

 

 

 

Trung Quốc - Brunei (“Mạng Phát thanh Trung Quốc” - 11/10): Trong chuyến thăm Brunei của TTg Chính phủ TQ Lý Khắc Cường từ ngày 9-11/10, hai nước đã ra Tuyên bố chung, quyết định tăng cường quan hệ hơn nữa giữa hai nước, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác trên biển, thúc đẩy hai bên cùng khai thác.

Hai bên nhấn mạnh các quốc gia chủ quyền có liên quan trực tiếp cần thông qua hòa bình đối thoại và hiệp thương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền quản lý trên biển. Hai bên nhấn mạnh sẽ ra sức thực thi có hiệu quả toàn diện “Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông” (DOC), bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực, tăng cường sự tin cậy và tăng cường hợp tác. Hai bên hoan nghênh cuộc gặp quan chức cao cấp lần thứ 6 giữa TQ-ASEAN tổ chức tại Tô Châu (TQ) tháng 9/2013 thực thi DOC, đồng thời trong khuôn khổ thực thi DOC tiến tới bàn bạc tới “Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở biển Đông” (COC) và đạt được tiến triển tích cực, cho rằng cần theo phương thức tiệm tiến có trật tự và hiệp thương nhất trí để thúc đẩy tiến trình COC.

Chính phủ hai nước bày tỏ hài lòng về sự hợp tác hiện có trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là sự hợp tác giữa Tổng Công ty Dầu lửa Hải dương TQ và Công ty Dầu lửa quốc gia Brunei, bày tỏ hoan nghênh việc Tổng Công ty Dầu lửa Hải dương TQ và Công ty Dầu lửa quốc gia Brunei đã ký thoả thuận thành lập Công ty liên doanh giữa hai bên. Hai bên nhất trí căn cứ vào “Tuyên bố chung” giữa hai nước công bố vào ngày 5/4 để ủng hộ các doanh nghiệp của hai nước triển khai khai thác trên biển, trong đó có việc thăm dò và khai thác tài nguyên dầu lửa trên biển.

 

 

 

Đọ sức Trung - Ấn về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á. RFI nhận định, quan điểm đàm phán song phương của Bắc Kinh nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông tiếp tục đẩy TQ vào tư thế đơn độc tại các diễn đàn khu vực. Đó cũng là điều xẩy ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei hôm 10/10 khi hầu hết các thành viên của diễn đàn gồm 18 nước đều tỏ thái độ ủng hộ một giải pháp đa phương cho Biển Đông - cụ thể là kêu gọi đẩy mạnh việc đúc kết một bộ Quy tắc Ứng xử cho vùng này. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận thái độ của ẤĐ, không ngần ngại công khai phản bác lập trường “song phương" của TQ, cho dù với những lời lẽ rất ngoại giao. Điều có thể gọi là cuộc “đọ sức” Ấn - Trung khởi sự với bài phát biểu của TTg/TQ.

Sau bài phát biểu của TTg/TQ, TTg/ẤĐ Manmohan Singh đã có một phản ứng, được giới quan sát cho là nhằm trực tiếp phản bác lập trường của TQ, mặc dù với những ngôn từ rất ngoại giao. TTg Ấn thẩm định : “Một môi trường biển ổn định là điều thiết yếu để thực hiện nguyện vọng chung của chúng ta trong khu vực". Đối với ông, ẤĐ “hoan nghênh các cam kết chung của các nước có liên quan về việc thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và hướng tới việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận”. TTg/ẤĐ còn nhấn mạnh đến một số cơ chế đa phương đã được hình thành để góp phần cải thiện tình hình trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế liên quan đến an ninh hàng hải. Khi được một tờ báo Indonesia hỏi về cách thức xử lý tốt nhất các tranh chấp tại châu Á, ông Singh tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò hữu ích của các tổ chức đa phương. Theo ông : “Các diễn đàn khu vực có thể đóng một vai trò hữu ích… Do đó, chúng tôi nhìn thấy giá trị to lớn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị BTQP mở rộng ADMM + và nhiều cơ chế hợp tác khu vực khác ”.

Theo các nhà quan sát, ẤĐ là quốc gia thường xuyên tự động can thiệp vào các tranh chấp Biển Đông bên cạnh các nước ASEAN, bất chấp thái độ bất bình của TQ. Phản ứng mạnh nhất là tuyên bố vào cuối năm ngoái của Tư lệnh Hải quân ẤĐ DK Joshi, khẳng định rằng New Delhi sẵn sàng gửi tàu hải quân qua Biển Đông bảo vệ quyền lợi ẤĐ.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa rồi, ẤĐ không phải là nước duy nhất tỏ thái độ với TQ trên hồ sơ Biển Đông. Từ các nước ASEAN cho đến Mỹ, Nhật, tất cả đều thúc giục TQ nhanh chóng đàm phán với Hiệp hội các Quốc gia ĐNÁ về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, tức là chấp nhận một giải pháp đa phương. Được biết, hôm 11/10, NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Oánh đã chỉ trích NT/Mỹ John Kerry vì đã ngấm ngầm ủng hộ PLP trong cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, cùng lúc TQ nhấn mạnh một lần nữa là họ không chấp nhận giải pháp trọng tài của PLP.