Chuyên gia Trung Quốc kiến nghị hải quân Trung Quốc xây dựng bến tàu tìm kiếm cứu nạn thường trực ở Nam Sa (quần đảo Trường Sa) (Pháp chế vãn báo của TQ ngày 9/3) : Theo thông tin từ đài Truyền hình TƯ TQ, 3h sáng ngày 9/3, tàu đổ bộ lưỡng thê Tỉnh Cương Sơn chở theo lực lượng cứu nạn 76 người và 2 máy bay trực thăng đã xuất phát từ quân cảng Trạm Giang tham gia cứu nạn. Các tàu như: hộ vệ tên lửa Miên Dương... cũng đã xuất phát.

Theo thông tin từ các cơ quan liên quan của hải quân, ngày 11/3, tàu Tỉnh Cương Sơn dự kiến sẽ đến vùng biển mà chiếc máy bay Malaysia mất tín hiệu. Ngoài ra, tàu hải cảnh 3411 đã đến khu vực tìm kiếm cứu nạn.

Liên quan đến việc này, nghiên cứu viên của viện Nghiên cứu Học thuật quân sự Hải quân Trương Quân Xã cho biết, tại khu vực tìm kiếm cứu nạn “Nam Hải” (Biển Đông), có một khu vực là khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của TQ.

Khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên biển của các nước mà tổ chức hải sự quốc tế phân định vào năm 1985 đã xác định khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên biển của TQ và Hồng Kông ở vùng biển “Nam Hải” là vùng biển từ 100 Vĩ Bắc về phía Bắc và 1240 kinh Đông về phía Tây. Theo giới thiệu của Trương Quân, vùng biển này là khu vực từ giữa quần đảo “Nam Sa” trở về phía Bắc. Vận tải biển ở vùng biển này rất nhộn nhịp, sự cố cũng xảy ra nhiều, vì thế cần xây dựng bến tàu tìm kiếm cứu nạn, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ quốc tế.

Trương Quân kiến nghị, tương lai có thể xây dựng bến tàu tìm kiếm cứu nạn và sân bay ở quần đảo “Nam Sa”, đưa tàu và máy bay ra thường trú ở đó, sau khi xảy ra những việc tương tự thế này, tàu và máy bay của TQ có thể trong thời gian ngắn nhất đến nơi xảy ra sự việc.

Đài Loan lần đầu tiên thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tại đảo Thái Bình (Ba Bình) (Mạng Tin tức Liên hợp Đài Loan ngày 8/3). Máy bay sau khi lên không trung đã tiến hành các thử nghiệm như trinh sát trận địa, đường bờ biển và các bãi đá đảo Thái Bình (Ba Bình), đồng thời vận hành các tín hiệu điện tử, kiểm tra điều kiện bay thông thường. Theo BQP ĐL, việc sử dụng máy bay săn ngầm P-3C, máy bay không người lái và các máy bay chiến đấu thông thường sẽ tăng cường khả năng chiến đấu và sức mạnh toàn diện của quân đội ĐL.

RFA, VOA - 7, 9/3: Philippines - Mỹ: Biển Đông. Từ ngày 6 -7/3, Mỹ và Philippines đã tổ chức Đối thoại chiến lược song phương lần thứ 4 tại Washington. Chủ trì Đối thoại và Thứ trưởng BNG Evan P. Garcia và Thứ trưởng BQP Pio Lorenzo F. Batino của PLP; Trợ lý NT Daniel Russel và Quyền Trợ lý BTQP Kelly Magsamen của Mỹ. Sau Đối thoại, hai bên đã ra thông cáo chung với các nội dung chính:

Đối thoại chiến lược song phương là kết quả của quan hệ đối tác giữa Mỹ và PLP, là sự tiếp tục tham vấn chặt chẽ và trao đổi ý kiến giữa hai đồng minh về một loạt các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu phản ánh giá trị, sự tôn trọng chung và lợi ích tương đồng.

Hai bên tái khẳng định cam kết đối với Hiệp ước phòng thủ chung 1951, thảo luận các hành động nhằm mở rộng quan hệ đối tác theo tinh thần Tuyên bố Manila 11/2011 và quyết định mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giám sát vùng biển, đối phó thiên tai, thực thi luật pháp và chống phổ biến. Hai bên hoan nghênh cuộc đàm phán hiện nay về Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường và bày tỏ lạc quan về kết thúc đàm phán thành công.

Hai bên bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và hàng không. Hai bên tái khẳng định các tranh chấp ở biển Đông cần được xử lý phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua các biện pháp ngoại giao hoặc hòa bình khác như việc sử dụng trọng tài. Hai bên nhấn mạnh, các đòi hỏi hàng hải ở Biển Đông phải dựa trên các cấu trúc đất liền phù hợp với luật biển quốc tế được phản ánh trong UNCLOS.

Hai bên bày tỏ hy vọng về việc sớm kết thúc Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và TQ. Hai bên bày tỏ sự phản đối đối với các hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng ở khu vực và kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế.

Trong một tin liên quan, ngày 7/3, NPN của TTh PLP cho biết, Manila sẽ không vội đi đến hoàn tất thỏa ước phòng thủ với phía Washington nhằm có thể ký kết nhân dịp TTh Mỹ Barack Obama đến PLP vào tháng 4 tới. Ông cho rằng, vấn đề không phải là hạn cuối để ký kết thỏa ước phòng thủ mà là chất lượng cũng như nội dung của thỏa ước mới quan trọng đáng chú ý. Động thái này của phía Manila được cho là nhằm đối phó với biện pháp ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại khu vực biển mà Manila gọi là Biển Tây PLP, VN gọi là Biển Đông và TQ gọi là Nam Hải.

Trước đó, ngày 6/3, tại Washington đã diễn ra buổi hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức. Tại đây, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Locklear đã kêu gọi TQ minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Theo đó, TQ cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với TQ sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Mỹ sẽ không ra khỏi khu vực CÁ-TBD.

Nội dung chính của hội thảo là các viễn cảnh ngắn - dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực CÁ - TBD, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington. Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở CÁ.

Tổng hợp