28/03/2014
Tin về Biển Đông từ ngày 21 đến 27 tháng 3
+ Tin từ Thượng Hải - 21/3: Biển Đông trong Đối thoại quốc phòng quốc tế Jakarta (Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo). Từ ngày 19 - 20/3 tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra Đối thoại quốc phòng quốc tế Jakarta với chủ đề “Xây dựng Hợp tác Biển vì An ninh và Ổn định”, có sự tham gia của đại biểu từ 46 quốc gia.
Nhà phân tích chính trị thuộc Văn phòng Phó Tổng thống Indonesia Dewi Fortuna Anwar phát biểu cho rằng: (i) TQ đã tạo uy tín khi thực hiện chính sách nhất quán trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ biển tại biển Đông bằng đàm phán hòa bình. Chúng tôi hy vọng TQ sẽ tiếp tục nhất quán quan điểm đó và có thể đạt được thỏa thuận bảo đảm rằng sức mạnh quân sự sẽ không được sử dụng trong giải quyết tranh chấp tại biển Đông. (ii) Không dễ để giải quyết vấn đề này. Những gì quan trọng hơn hiện nay là tránh tranh chấp dẫn tới xung đột giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Đàm phán về quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc giữa các bên có tuyên bố chủ quyền vẫn đang diễn ra. (iii) Kêu gọi tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền cần kiềm chế biện pháp khiêu khích mà có thể đe dọa tới đối thoại hòa bình đang diễn ra.
Trong khi đó, Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân Giải phóng TQ Tôn Kiến Quốc đã nhấn mạnh: (i) Chiến tranh sẽ không diễn ra tại biển Đông nếu chỉ vì xung đột tuyên bố chủ quyền. (ii) Làm rõ quan điểm của TQ rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua các đàm phán hòa bình dựa trên các bằng chứng lịch sử và luật quốc tế trong khi vẫn tăng cường hợp tác biển và khai thác hòa bình.
Đô đốc Harry B. Harris, tổng chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thì cũng chỉ ra nhu cầu đối thoại để giải quyết tranh chấp và nhấn mạnh Mỹ sẽ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp, đồng thời kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua luật quốc tế.
+ Tin từ Trung Quốc - 21/3: Trung Quốc: Biển Đông. Nhân dân Nhật báo đưa tin: ngày 20/3, Cục Quản lý Hải dương Quốc gia TQ cho biết: (1) TQ đang mở rộng hơn nữa không gian biển cho phát triển với mức đầu tư của doanh nghiệp và các nhà đầu tư bất động sản lên tới 10,8 tỷ NDT (1,7 tỷ USD). (2) Năm 2013, TQ đã thực hiện hợp nhất các thủ tục xin phép và phê duyệt đối với phát triển không gian biển, cho phép thị trường đóng vai trò tích cực hơn trogn phân phối các nguồn lực biển. HIện có tới 21.500 héc ta lấn biển đã được thông qua trong năm 2013, đáng lưu ý là việc sử dụng tái tạo không gian biển đã đạt mức tăng lớn nhất trên chi phí với mức tăng đột biến từ 2,87% năm 2012 lên 13,69% năm 2013.
+ Tin từ Bắc Kinh, Nam Ninh - 21, 23/3: Trung Quốc: con đường tơ lụa trên biển.Báo cáo Công tác Chính phủ TQ năm 2014 một lần nữa chỉ rõ, cần phải gấp rút quy hoạch vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21. Thứ trưởng BNG TQ Trương Nghiệp Toại cho biết, "Một vành đai và một con đường" chỉ giới hạn với các nước trên Cơn đường tơ lụa trên bộ và trên biển cổ xưa, các nước láng giềng hữu nghị của TQ đều có thể tham gia. Xây dựng liên kết kết nối cơ sở hạ tầng giao thông là trọng điểm của "một vành đai và một con đường".
Bình luận về “Con đường tơ lụa” và sự phát triển của tỉnh Hải Nam, Viện trưởng viện Nghiên cứu Lý luận Kinh tế hiện đại TQ của đại học Hải Nam Vương Nghị Vũ cho rằng: Thứ nhất, về lịch sử, “con đường tơ lụa trên biển” có liên quan rất lớn đến Hải Nam. Các khảo cứu chứng minh Hải Nam đã từng là trạm trung chuyển quan trọng của con đường tơ lụa trên biển. Bởi vậy, một mặt Hải Nam có vai trò quan trọng đối với con đường tơ lụa trên biển, mặt khác Hải Nam đã có tiến bộ lớn hơn cũng vì con đường tơ lụa trên biển. Thứ hai, trong thời hiện đại, Hải Nam có địa vị chiến lược quan trọng trong vấn đề Biển Đông. Thứ ba, phục hưng con đường tơ lụa trên biển hiện đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ổn định của Biển Đông cũng như sự phát triển của Hải Nam. Hải Nam có thể góp vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng con đường tơ lụa trên biển mới, hiện đại. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam, Hải Nam dựa vào thực lực và sức hấp dẫn đặc thù của mình, tham gia vào việc xây dựng con đường tơ lụa trên biển hiện đại, ý nghĩa của nó cũng không thể đo đếm được.
Giáo sư Vương Nghị Vũ cũng cho rằng, con đường tơ lụa trên biển hiện đại thực tế là con đường mậu dịch quốc tế, con đường hợp tác quốc tế, con đường du lịch quốc tế. Về con đường thương mại quốc tế, Hải Nam có thể phát huy vai trò đã từng có trong lịch sử, thậm chí còn phát huy tốt hơn so với trước đây. Hiện nay, các bến tàu, cảng hiện đại của Hải Nam đều có quy mô lớn, là một bộ phận cấu thành của công nghiệp hiện đại, hơn nữa tỉnh Hải Nam cũng đã có thực lực nhất định về phương diện phát triển ngành nghề biển.
Đối với con đường hợp tác quốc tế, Hải Nam hùng cứ mặt Bắc của Biển Đông, sau lưng tỉnh Hải Nam là đại lục, thực lực của toàn bộ TQ làm chỗ dựa cho Hải Nam khai thác Biển Đông.
Đối với con đường du lịch quốc tế, Hải Nam được coi là đảo du lịch quốc tế, con đường tơ lụa trên biển đúng lúc có thể thúc đẩy sự phát triển của Hải Nam. Đồng thời, việc xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam cũng thúc đẩy tốt hơn việc xây dựng con đường tơ lụa trên biển hiện đại. Trên thực tế, con đường tơ lụa trên biển và đảo du lịch quốc tế có ý nghĩa chiến lược hoàn toàn thống nhất, bổ trợ cho nhau.
+ Tin từ Nam Ninh, Philippines - 23/3: Philippines (Tân Hoa xã, Inquirer - 22/3).Ngày 21/3, Thứ trưởng BQP PLP cho biết, nước này sẽ chi 18,9 tỷ Peso để mua 12 chiếc máy bay chiến đấu F/A50 của HQ, hai bên sẽ chính thức ký hợp đồng vào ngày 28/3. Ðây là dự án liên CP giữa PLP và HQ, thể hiện sự tín nhhiệm giữa hai nước, có ý nghĩa quan trọng. Các máy bay chiến đấu F/A50 này sẽ giúp quân đội PLP có khả năng phòng vệ tin cậy tối thiểu, đặc biệt là khả năng bảo vệ lãnh thổ. Cùng ngày, bên cạnh kế hoạch ký hợp đồng mua máy bay với HQ, BQP PLP cũng tuyên bố, nước này tuần tới sẽ chính thức ký hợp đồng mua 8 máy bay lên thẳng vũ trang đa năng của Canada.
Trong một tin có liên quan, ĐSQ Mỹ tại PLP cho biết, Tàu Mỹ USS New Orleans, một tàu tấn công của Mỹ đã cập cảng Manila, PLP vào ngày 22/3. Đây là lần thứ 2 trong tuần tàu Mỹ cập cảng Manila, trước đó, tàu USS Blue Ridge đã cập cảng Manila 4 ngày từ 18-21/3.
Trên tàu có 360 thủy thủ và 750 lính thủy quân lục chiến, thuộc đơn vị viễn chinh biển số 13 có căn cứ tại California. Đây là chuyến thăm thiện chí theo lịch trình thường lệ tới PLP và nhằm góp phần làm sâu sắc mối quan hệ quân sự, cộng đồng và lịch sử bền chặt giữa Mỹ và PLP.
+ RFI - 24/3: Việt - Nhật nâng quan hệ lên cấp Đối tác Chiến lược Sâu rộng. Trong chuyến công du NB của CTN VN Trương Tấn Sang từ ngày 16 - 19/3, VN và NB đã quyết định nâng cấp quan hệ song phương từ “Đối tác Chiến lược” thành “Đối tác Chiến lược Sâu rộng”.
Theo giới phân tích, đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một quá trình tăng tốc quan hệ ngoan mục giữa Tokyo và Hà Nội, đặc biệt từ ngày ông Shinzo Abe lên cầm quyền tại NB vào tháng 12/2012. Một chuyên gia phân tích của tuần báo quân sự Jane’s Defence Weekly cho rằng, quyết định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Đặc biệt đáng chú ý là hai nội dung trong thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược vừa được ký kết. Trước hết là việc phát huy quan hệ hợp tác được mở rộng giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hành động, và các chuyến ghé cảng của tàu quân sự hai bên. Bên cạnh đó, còn có việc đẩy mạnh thực hiện Bản ghi nhớ đã được BQP hai bên ký kết vào tháng 10/2011, tạo điều kiện cho việc hình thành một diễn đàn song phương về an ninh và quốc phòng, tăng cường các chuyến thăm viếng và trao đổi giữa hai bộ cũng như giữa hai quân đội.
Trong khi đó có ý kiến cho rằng, phải chăng khái niệm Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng được VN dùng khi nâng cấp quan hệ với NB là nhằm tránh trùng lặp với khái niệm "Toàn diện" từng được dùng trong quan hệ với TQ hay Nga? Một câu hỏi khác đặt ra là sau này, khi quan hệ Nhật-Trung nồng ấm trở lại, liệu Tokyo còn thân thiết với Hà Nội và ĐNÁ như hiện nay hay không? Câu trả lời có thể là NB dứt khoát sẽ tiếp tục đà thắt chặt quan hệ với ĐNÁ và VN, vì điều đó sẽ góp thêm lợi thế cho Tokyo trong bang giao với Bắc Kinh.
+ Tin từ Bắc Kinh - 24/3: Trung Quốc: Biển Đông. Tân Hoa xã ngày 24/3 đưa tin, gần đây căn cứ X của hạm đội Nam Hải TQ hướng vào đặc điểm nhiệm vụ của bộ đội giữ đảo ở “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa), tích cực triển khai huấn luyện bắn đạn thật đối với bia nổi trên biển.vv.., nâng cao toàn diện năng lực tác chiến của bộ đội. Đáng chú ý, THX đăng một bức ảnh lớn cảnh xe tăng TQ bắn đạn, phía dưới chú thích: ngày 18/3, phân đội xe tăng X “Tây Sa” tiến hành diễn tập bắn đạn thật đối với mục tiêu nổi trên biển).
Mạng Chính quyền Nhân dân thành phố “Tam Sa” ngày 24/3 đưa tin, sáng ngày 23/3, thành phố “Tam Sa” đã tổ chức hội nghị công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo Ủy ban cư dân năm 2014. 14 cán bộ đến từ Ủy ban cư dân khu vực “Triệu Thuật”, “Tấn Khanh”, “Áp Công”.vv.. đã tham gia đào tạo.
Sau khi việc đào tạo kết thúc, phó thị trưởng thành phố “Tam Sa” Phùng Văn Hải đã tổ chức hội thảo, yêu cầu các đảo, đá cần dựa trên quy hoạch thống nhất của thành ủy, chính quyền thành phố để tăng cường việc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tốt các công tác như: chuyển đổi nghề nghiệp, sản xuất của ngư dân và bảo vệ môi trường sinh thái…, ưu hóa phương thức sản xuất hiện có, nâng cao thu nhập kinh tế của ngư dân, cải thiện dân sinh, làm tốt công tác quản lý ủy ban cư dân…
+ Tin từ Trung Quốc, Mỹ, Houston, RFI - 24/3: Trung - Mỹ. Theo Tân Hoa xã, ngày 24/3, CT/TQ Tập Cận Bình đã hội kiến với TTh Mỹ Obama tại Hague. Đây là cuộc gặp lần thứ 3 của hai nguyên thủ kể từ khi TTh Obama tái cử và Chủ tịch TQ nhậm chức. Trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình cảm ơn Obama đã gọi điện gần đây thăm hỏi về chiếc máy bay mất liên lạc của Công ty Hàng không Malaysia. Ông bày tỏ, từ năm 2013 đến nay, hai nước đã thông qua các phương thức khác nhau để duy trì hiểu biết mật thiết, đạt được một loạt nhận thức chung quan trọng cho thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ. Năm 2014, hai nước kỷ niệm tròn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đối với tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, Trung - Mỹ đang mở rộng lĩnh vực hợp tác. TQ mong muốn cùng với Mỹ, kiên trì xây dựng phương châm đúng đắn cho quan hệ nước lớn kiểu mới, kiên trì nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng.
Về biển Đông, tại cuộc gặp, Obama nhắc lại lo ngại của Mỹ về việc TQ thành lập ADIZ cũng như nhu cầu cần giảm làm giảm căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Obama nhấn mạnh đến nhu cầu tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bảy tỏ sự ủng hộ cho các nỗ lực như vậy. TTh Obama cũng khẳng định lại sự ủng hộ về an ninh của Mỹ với các đồng minh Nhật Bản và Phillippines.
+ Tin từ Ấn Độ - 25/3: Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản thêm sâu rộng (Bài viết của Tiến sỹ Subhash Kapila, đăng trên South Asia Analysis và India Defence Forum, 18/3). Chuyến thăm cấp nhà nước của CTN Trương Tấn Sang có thể được coi là nỗ lực của VN và NB trong việc làm sâu rộng mối quan hệ ĐTCL thông qua việc giải quyết các vấn đề về an ninh chung của cả hai bên. CTN VN đã được đón tiếp rất trọng thị cho thấy tầm quan trọng của VN đối với NB.
Dường như nguyên nhân chính làm sâu rộng mối quan hệ chiến lược là do chính sách quốc phòng của TQ tại biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng ta có thể thấy đã có rất nhiều chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược giữa hai bên trong giai đoạn 2013-2014: TTg NB Abe đã thăm VN tháng 1/2013; TTg VN thăm Nhật tháng 12/2013 và bây giờ là chuyến thăm của CTN VN từ 16-19/3. Hình như NB và VN đang bước vào giai đoạn mới của mối quan hệ ĐTCL và cả hai đều mong muốn tìm được tiếng nói chung trong các sáng kiến nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở hành lang phía Tây TBD.
Do vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ ĐTCL Việt - Nhật đang đi theo hướng tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng: một VN mạnh với vị trí chiến lược có thể mang lại sự an toàn cần thiết cho NB. Mặc dù dường như đặc biệt quan ngại về mối quan hệ này nhưng TQ không có phản ứng chính thức nào ngoài một thông báo ngắn về chuyến thăm NB của CTN VN kèm theo một số dữ liệu về kinh tế.
Không nhất thiết phải nhìn nhận quan hệ ĐTCL giữa VN, NB và ÂĐ như một liên minh an ninh mới ở CÁ - TBD mà cần phải xem như là sự liên kết chiến lược giữa ba nước có chung các mối lo và có những quan tâm chung về các vấn đề về an ninh ở khu vực. Thêm vào đó, quan hệ ĐTCL Việt - Nhật và Việt - Ấn là các mối quan hệ độc lập đối với quan hệ Nhật - Mỹ hay quan hệ Ấn - Mỹ và chỉ là các mối quan hệ ĐTCL giữa các cường quốc châu Á.
Một số xu hướng trong hợp tác Việt - Nhật và tác động tới Ấn Độ (Thiếu tướng P.K. Chakravorty, nguyên Tùy viên Quốc phòng của ÂĐ tại VN, đăng trên trang web của Vivekanada International Foundation). Tình hình chính trị hiện nay ở CÁ - TBD cho thấy TQ đã trở thành cường quốc mạnh nhất ở châu Á về mặt kinh tế và quốc phòng. Các cường quốc đều có những hoài bão lớn và TQ đang dấy lên các yêu sách về chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông, biển Hoa Đông và dọc biên giới Ấn - Trung. Điều này đã gây căng thẳng giữa TQ một bên và bên kia là NB, VN và ÂĐ. Mỹ với chính sách hướng về châu Á đang tái cân bằng lực lượng ở đây bằng cách triển khai 06 hạm đội ở khu vực CÁ-TBD và cố gắng xây dựng liên minh ba bên giữa Mỹ, NB và ÂĐ. Trong khi đó, Nga cũng dần dần tăng cường sự hiện diện ở khu vực bằng cách bán vũ khí cho TQ, VN và ÂĐ. Trong tình thế hiện nay, Mỹ đang cố gắng tạo cho NB khả năng giải quyết các thách thức an ninh một cách độc lập. Điều này yêu cầu lực lượng phòng vệ NB phải có khả năng hoạt động ở phía Tây TBD. Do các vấn đề về kinh tế, Mỹ hiện đã giảm các chi tiêu quốc phòng và lực lượng quân đội của Mỹ cũng đã giảm về số lượng so với hồi Thế Chiến lần thứ Nhất. Do vậy, NB sẽ phải dựa vào lực lượng phòng vệ của mình với sự hỗ trợ hạn chế từ Mỹ và cần phải nhìn nhận mối quan hệ ĐTCL Việt - Nhật dưới góc độ này.
Trong khi NB tranh chấp đảo Senkaku, VN cũng có tranh chấp chủ quyền với TQ đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa. Tăng cường hợp tác giữa NB và VN sẽ tạo điều kiện cho hai quốc gia này phối hợp trong các hoạt động nhằm đối phó với TQ.
CÁ - TBD có vị trí đặc biệt quan trọng đối với ÂĐ. Cả NB và VN đều là ĐTCL của ÂĐ và có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế các yêu sách của TQ tại khu vực. Quan hệ ĐTCL đang đi lên giữa VN và NB có nghĩa là hai nước sẽ xem xét lại các mục tiêu chiến lược về quốc phòng và tăng cường khả năng tự vệ. TQ cũng có tranh chấp về lãnh thổ với ÂĐ và hiện đang thiết lập một vành đại xung quanh ÂĐ bằng cách xây dựng một số cảng biển ở Bangladesh, Myanmar, Maldives, Sri Lanka và Pakistan. ÂĐ cần phải đối phó với chủ trương này của TQ bằng cách phát triển mối quan hệ ĐTCL với NB và VN. Điều này có thể đạt được thông qua các cuộc tập trận chung có quy mô lớn trên bộ và trên biển. Các cuộc tập trận này sẽ không chỉ làm gia tăng khả năng phối hợp giữa các nước mà cũng cảnh báo TQ về sức mạnh cứng của ba nước. Ngoài ra, cần phải tăng cường hợp tác kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích đan xen giữa liên minh tam hùng Ấn - Việt - Nhật.
+ Đài Tiếng nói Nước Nga, BBC - 25/3: Trung Quốc yêu cầu Mỹ ‘công bằng’ ở Biển Đông. Tại cuộc gặp bên lề tại HNTĐ hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, ngày 24/3, CT/TQ Tập Cận Bình đã nói với TTh Mỹ Barack Obama rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông nói: “Về vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình”. Ông Tập cũng nói ông hy vọng Mỹ và TQ sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự và thực hiện thêm nhiều cuộc tập trận chung để giúp ‘tránh hiểu lầm và tính toán sai’. Theo tờ China Daily, BNG/TQ cho biết hai nhà lãnh đạo đã đạt được 10 thỏa thuận, trong đó có thống nhất quy tắc về hoạt động quân sự và hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Ngoài ra, cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo tại The Hague còn xoay quanh các chủ đề Ucraina, Triều Tiên và quan hệ quân sự giữa hai nước.
Tờ Tin tức Tham khảo ngày 25/3 dẫn nguồn báo chí Mỹ đăng bài viết với tựa đề “Trung Quốc - Philippines triển khai “cuộc đua sức bền” ở Nam Hải (Biển Đông), Philippines mệt mỏi đối phó” trong đó đưa ra một số bình luận về sự kiện ngày 9/3, tàu Hải cảnh TQ ngăn cản tàu PLP tiếp tế cho bãi đá “Nhân Ái”, vài ngày sau quân đội PLP dùng máy bay thả tiếp tế, hiện nay phía PLP thề phải cử tàu tiếp tế thách thức sự phong tỏa của tàu Hải cảnh TQ.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu ĐNÁ của Singapore Ian Storei cho biết, “Manila sẽ dùng hết sức để tiếp tế cho binh lính. Việc rút lui sẽ là thất bại to lớn đối với chính sách yêu sách chủ quyền “Nam Hải” của PLP”.
Chuyên gia của học viện quân sự hải quân Mỹ cho biết, bãi đá “Nhân Ái” đã lọt vào tầm nhìn của TQ được một thời gian, sự phát triển của lực lượng hải cảnh gây chú ý của TQ rõ ràng đã làm lung lay sự cân bằng trên biển, làm nó thay đổi theo hướng có lợi cho TQ”.
Người TQ cũng không trông đợi việc nhanh chóng phát động một đòn mang tính quyết định, “họ muốn gây ra việc mệt mỏi cho đối thủ, từ đó làm cho đối thủ buông lỏng việc kiểm soát đối với các đảo, đá. PLP sẽ mệt vì ứng phó”. “Đây là một cuộc đua sức bền, là cuộc chạy maratông, không phải là chạy ngắn”.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hòa bình, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố cũng đồng ý với quan điểm này. Chuyên gia này cho biết, mặc dù PLP kiện TQ ra Trọng tài quốc tế, tiếp tục đề xướng việc xử lý bằng pháp lý ở “Nam Hải”, nhưng tình trạng thực tế làm PLP gặp khó khăn trong hành động”. “Gần đây, tiến triển ở bãi đá “Nhân Ái” làm cho PLP gặp áp lực về kinh tế và hành động trong việc duy trì sự hiện diện của PLP tại khu vực này. TQ đang đẩy PLP đến giới hạn của hành động, từ đó tận dụng hết sức tình hình mới do TQ một mình tạo ra.
+ BBC- 25/3: Từ ngày 1 - 3/4 tại Hawaii sẽ diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng giữa Mỹ và ASEAN. Đây là cuộc họp lần đầu tiên do một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tổ chức với ASEAN. Dự kiến cuộc họp sẽ bàn đến nhiều chủ đề từ an ninh khu vực đến hỗ trợ thiên tai. Các bộ trưởng ASEAN cũng sẽ được nghe báo cáo và xem diễn tập của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo ông Brian Harding, từng làm việc trong Văn phòng BTQP Mỹ, sự kiện này có một phần gợi ý từ BTQP VN Phùng Quang Thanh nhân chuyến thăm Lầu Năm Góc của ông hồi tháng 12/2009. Khi đó, trong cuộc gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Robert Gates, ông Phùng Quang Thanh đã hỏi rằng, liệu Mỹ có quan tâm tham dự lần gặp đầu tiên của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) hay không. Sau khi ông Gates tham dự cuộc họp tại Hà Nội năm 2010, quan hệ quốc phòng của Mỹ với ASEAN đã gia tăng. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kế tiếp, Leon Panetta, đã dự hội nghị của ASEAN năm 2011 và 2012. Và năm 2013, đến lượt ông Chuck Hagel dự ADMM+ ở Brunei.
+ Tin từ Australia, Mỹ, Đài Tiếng nói Nước Nga, RFI - 25/3: Mỹ sẽ tăng sự hiện diện của thủy quân lục chiến ở Châu Á -Thái Bình Dương. Quân đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ ra thông cáo cho biết vào đầu tháng 4/2014, Mỹ có kế hoạch gửi đến căn cứ ở Australia thêm 1.150 lính thủy đánh bộ để hợp nhất với 200 binh sĩ đã có tại căn cứ ở Darwin. Động thái này nằm trong kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đến Darwin, Australia cho tới trước năm 2017, được hai bên thỏa thuận vào tháng 11/2011 trong bối cảnh Washington đang "xoay trục" sang CÁ-TBD.
Theo NPN của Thủy quân lục chiến Mỹ, Đại tá Brad Bartelt, "Việc triển khai quân này là minh chứng rõ ràng về cam kết kiên định của Mỹ đối với liên minh Mỹ - Australia, cũng như đối với khu vực CÁ-TBD". Đồng thời, lực lượng Mỹ góp phần cải thiện hợp tác về an ninh, nâng cao năng lực đối phó với thiên tai và khả năng tương tác giữa hai quân đội. Đây sẽ là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực CÁ - TBD.
+XÂY DỰNG SỰ TIN CẬY CAO ĐỘ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN (Bài viết của Kishore Mahbubani đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/3): Trong tương lai 10 năm tới, cùng với việc trỗi dậy của TQ, TQ sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của thế giới. Thế giới sẽ tìm kiếm manh mối của việc TQ sẽ hành xử như thế nào sau khi trở thành quốc gia đứng đầu thế giới. Đây là nguyên nhân của việc quan hệ TQ và ASEAN sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Nó sẽ cung cấp một hình mẫu về quan hệ hữu nghị thân thiết cho toàn thế giới có thể noi theo. Quan hệ hiện nay của TQ và các nước láng giềng tương đối tốt đẹp, nhưng còn chưa đến mức độ “quan hệ tin cậy cao độ” như Mỹ và Châu Âu.
TQ có thể hy vọng xây dựng kiểu “quan hệ tin cậy cao độ” này với ASEAN. Cũng giống như việc Châu Âu không thể sử dụng bất cứ phương thức nào để uy hiếp Mỹ, ASEAN do các quốc gia vừa và nhỏ lập nên cũng không thể sử dụng bất cứ phương thức nào để uy hiếp TQ. Thực sự là từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành chuyến thăm lịch sử đến Bankok, Kuala Lumpur, Singapore tới nay, trong 30 năm qua, quan hệ TQ và ASEAN đều không ngừng giành được những tiến triển tích cực trong nhiều lĩnh vực. TTg TQ Chu Dung Cơ khi đó đưa ra ý kiến thiết lập khu vực mậu dịch tự do TQ - ASEAN, quan hệ TQ và ASEAN lại lên một tầm cao mới. Khu vực mậu dịch tự do chính thức khởi động vào năm 2010. Hiện nay, hễ Hiệp định về quan hệ đối tác hợp tác kinh tế toàn diện khu vực kết thúc đàm phán thành công, quan hệ TQ và ASEAN tất yếu sẽ được phát triển thêm một bước.
Việc quan hệ giữa TQ - ASEAN tồn tại một số khó khăn cũng là chuyện mà mọi người đều biết. Trong đó đứng đầu là tranh chấp lãnh thổ “Nam Hải”. May mắn là hầu hết các bên thống nhất đồng ý dùng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp. TQ và ASEAN còn đạt được thống nhất về DOC, đồng thời đang tiến hành hiệp thương để đạt được COC.
Một nhân tố phức tạp trong đó là “đường 9 đoạn” trong bản đồ “Nam Hải” của TQ. May mắn là TQ còn chưa hoàn toàn làm rõ hàm ý của “đường 9 đoạn”, sự mơ hồ này nhằm giành không gian đàm phán cho các bên. NPN BNG TQ nói rõ ràng rằng, tự do hàng hải ở “Nam Hải” chưa từng có vấn đề gì, tương lai cũng sẽ không thể trở thành vấn đề.
Việc CP TQ đảm bảo tôn trọng tự do hàng hải đối với lợi ích quốc gia lâu dài của bản thân TQ mà nói vô cùng quan trọng. Sau khi TQ trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, họ sẽ có lợi ích giống như Mỹ, phải đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế. Lợi ích của TQ và Mỹ trong lĩnh vực này có thể trùng hợp, như việc Mỹ và Liên Xô có lợi ích chung trong đàm phán về tự do hàng hải trong “Công ước của LHQ về Luật Biển”.
Việc này sẽ làm bằng phẳng con đường xây dựng “quan hệ tin cậy cao độ” giữa TQ và - ASEAN giống như quan hệ Mỹ - Châu Âu. Cần phải nhấn mạnh, báo chí Phương Tây liên tục mô tả tiêu cực về sự trỗi dậy của TQ, đồng thời ám chỉ TQ sẽ trỗi dậy trở thành một nước lớn đầy tham vọng xâm lược. Việc này hiển nhiên là lời lẽ xằng bậy, nhưng TQ quyết không thể đánh giá thấp năng lực về mặt định hướng dư luận thế giới của những báo chí này.
Phương thức tốt nhất để bác bỏ những thông tin tiêu cực này là thông qua các hành động thực tế, TQ thể hiện cho thế giới thấy, họ và các nước láng giềng đang có “quan hệ tin cậy cao độ”. Quan hệ TQ - ASEAN đã cung cấp cơ hội tốt nhất cho “quan hệ tin cậy cao độ” này. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho TQ tại khu vực ĐNÁ, hơn nữa còn đem lại lợi ích trên toàn cầu cho TQ, bởi vì nó sẽ nói rõ với thế giới, quan hệ hữu nghị với láng giềng của TQ đã chứng minh cam kết đối với hòa bình thế giới của TQ./.
+ Tin từ Trung Quốc - 26/3: Philippines - Trung Quốc: Thời báo Hoàn Cầu ngày 26/3 đưa tin, ngày 30/3, PLP sẽ đưa vụ kiện về chủ quyền “Nam Hải” (Biển Đông) với TQ ra Tòa án Luật biển quốc tế, báo chí trong nước của PLP không ngừng tạo thanh thế cho việc này. Có điều theo nhiều báo chí PLP, cựu BT Nội chính PLP Raphael Alunan ngày 25/3 cho biết, theo thông tin từ “quan chức cấp cao của CP”, BNG TQ đã cảnh cáo PLP, nếu kiện tụng sẽ chịu sự trừng phạt. Ông phân tích ra những lĩnh vực TQ có thể trừng phạt: (1) “TQ có thể ngừng nhập khẩu chuối của PLP; (2) “TQ có thể ngừng xuất khẩu nguồn tài nguyên đất hiếm mà các ngành trong nước của PLP rất cần”. Alunan còn cho biết, ngoài trừng phạt kinh tế, TQ có thể áp dụng hành động phá hoại đối với PLP, “mọi người đều biết các doanh nghiệp quốc doanh TQ đã kiểm soát điện lực của PLP, tôi được thông báo rằng việc cung ứng điện lực của PLP có khả năng sẽ bị cắt từ xa”. Bài báo cho biết, 40% nguồn cung ứng điện lực cho PLP bị một công ty TQ kiểm soát. Ngoài ra, “công ty của TQ còn có thể truyền virut cho hệ thống thông tin của PLP để lấy hoặc phá hoại dữ liệu”. Điều làm báo chí PLP kinh ngạc nhất là ông Alunan tuyên bố TQ có thể “giúp đỡ về tài chính cho phiến quân PLP gây ra phiền phức”.
Trong buổi họp báo thường kỳ của BNG TQ, trả lời câu hỏi của Phóng viên Reuter : “Cuối tuần này, PLP sẽ hoàn thiện và nộp đơn yêu cầu kiện TQ lên Tòa án Quốc tế, phía TQ có cử đại diện để kháng nghị lại yêu cầu kiện có liên quan của phía PLP không ? ”, NFN BNGTQ Hồng Lỗi trả lời: “TQ kiên trì lập trường không chấp nhận, không tham gia đối với việc PLP đơn phương khiếu kiện lên Tòa án Quốc tế. Lập trường này có đầy đủ căn cứ Luật pháp Quốc tế. Chúng tôi yêu cầu phía PLP dừng ngay các hành động sai trái, không nên đi ngày càng xa trên con đường sai lầm, tránh việc tiếp tục gây tổn hại đến quan hệ hai nước. Quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô của TQ là kiên định không dao động” .
Trong khi đó, NT PLP Rosario ngày 24/3 còn cho biết, đã hoàn thành “cơ bản” việc chuẩn bị luận cứ pháp lý đối với việc kiện tụng TQ, CP có thể sẽ đưa hành động TQ xua đuổi tàu PLP tại bãi đá “Nhân Ái” (bãi Cỏ Mây) gần đây vào văn kiện tố tụng.
Trong một tin khác liên quan, mạng Tin tức TQ ngày 26/3 đưa tin Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Locklear ngày 25/3 khi tham dự phiên điều trần của UB quốc phòng Thượng Nghị viện Mỹ đã cho biết, tình trạng có khả năng gây ra xung đột nhất chính là một phán đoán sai lầm về chiến thuật nâng cấp thành một cuộc xung đột lớn hơn, ví dụ như là việc tranh chấp lãnh thổ phức tạp mà khu vực Đông Hải và “Nam Hải” (Biển Đông) gặp phải, lập trường của Mỹ là không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình hình khu vực.
+ RFI - 26/3: Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu ngầm nguyên tử hùng hậu trước cuối năm 2014. Ngày 25/3, trước ủy ban quân đội của Thượng viện Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, Chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương đã cảnh báo, lần đầu tiên TQ sẽ có được lực lượng tàu ngầm nguyên tử bắn tên lửa hùng hậu trước cuối năm 2014. Nhắc đến việc Bắc Kinh triển khai hoạt động loại tàu ngầm nguyên tử bắn tên lửa (SNLE) lớp Tấn trong năm 2014, Đô đốc Samuel Locklear cho biết TQ có trong tay “một loại tên lửa hạt nhân mới có tầm bắn trên 7.500 km. Việc này giúp Bắc Kinh lần đầu tiên có khả năng đe dọa đáng sợ trên biển, có thể là vào trước cuối năm 2014”.
Đối với Đô đốc Locklear, đội tàu ngầm TQ đang được hiện đại hóa rất đáng nể. Ông cho biết: “Trong thập kỷ tới, họ sẽ có được một lực lượng khá hiện đại gồm 60 đến 70 chiếc tàu ngầm, như thế là quá nhiều cho một cường quốc khu vực”.
Theo Jesse Karotkin, chuyên gia về TQ của cơ quan tình báo hải quân (ONI), hiện nay Bắc Kinh sở hữu 5 tàu ngầm nguyên tử tấn công, 4 tàu ngầm nguyên tử bắn tên lửa và 53 tàu ngầm diesel. Còn theo cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, từ 1995 đến 2012 tính trung bình Bắc Kinh đưa vào hoạt động 2,9 tàu ngầm mỗi năm.
Trước đó, vào cuối tháng 10/2013, báo chí TQ đã tiết lộ các hình ảnh bí mật của đội tàu ngầm nguyên tử, mà theo Global Times thì phản ánh nhu cầu của cường quốc châu Á này “sở hữu một loại vũ khí nguyên tử đáng tin cậy, bên cạnh các tên lửa trên mặt đất”.
Được biết, cho đến nay, Bắc Kinh chỉ có thể trông cậy vào các tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên mặt đất, có thể bị phá hủy trước khi được sử dụng.
+ Tin từ Sydney - 26/3: Trung Quốc bắt đầu hạn chế kích thích tiêu dùng (The Australian - 26/3). Các nhà lãnh đạo TQ đã bắt đầu hạn chế bớt chi tiêu để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế trong khi những chỉ số cho thấy nguy cơ này ngày càng tăng. Trong mấy tuần gần đây, chính phủ TQ đã âm thầm thực hiện một sổ biện pháp nhằm chặn đứng đà suy thoái, từ việc đưa ra tiêu chí chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng mới đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Việc giữ nguyên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế khác. Đối với TQ việc nền kinh tế giảm tốc độ phát triển có thể ảnh hưởng tới ưu tiên hàng đầu của TQ là tạo thêm việc làm mới. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch kinh tế của TQ, từ việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước đến việc tự do hóa tỉ lệ lãi suất. Đối với các đối tác thương mại của TQ, kinh tế TQ suy giảm cũng có nghĩa là kinh tế của họ bị suy giảm. TQ là một địa chỉ hết sức quan trọng cho hàng hóa của châu Á và Mỹ La tinh, các mặt hàng cao cấp của Mỹ và châu Âu và hàng điện tử của NB. Theo tính toán của ngân hàng JP Morgan, nếu kinh tế TQ giảm 1% thì kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,35%.
Những tín hiệu suy giảm gần đây nhất đến từ các hoạt động sản xuất. Ngân hàng HSBC cho biết chỉ số PMI trong tháng 3 của TQ vẫn giữ nguyên như hai tháng trước là 48,1, đây là chỉ số thấp nhất trong vòng 8 tháng qua. Nếu chỉ số này là trên 50 thì có nghĩa là kinh tế tăng trưởng và ngược lại. Các chỉ số phụ về lượng hàng sản xuất ra cũng như đơn đặt hàng mới cũng giảm, việc tạo thêm việc làm tuy được cải thiện tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn.
Tiếp theo những số liệu đáng thất vọng về bán lẻ, sản xuất, buôn bán và đầu tư của tháng 1 và 2 thì việc hoạt động sản xuất suy giảm trong tháng 3 đã buộc CP TQ phải hành động. Tuần trước TTg TQ Lý Khắc Cường đã nói chính phủ phải ổn định sự tăng trưởng và kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo chuyên gia Yu Song của Goldman Sachs, nếu TQ muốn đạt mục tiêu tăng GDP 7,5% trong năm nay thì phải giảm bớt chính sách kích thích kinh tế đặc biệt là chi tiêu của chính phủ. Vừa qua chính phủ TQ đã cho phép chi 142,2 tỉ NDT (25 tỉ đô la) cho việc xây dựng 5 tuyến đường sắt. Theo ngân hàng Barclay, các thành phố phía Đông tỉnh Triết Giang cũng vừa thông qua dự án cơ sở hạ tầng theo đó công ty truyền dẫn điện TQ đã tăng chi tiêu 22% trong hai tháng đầu tiên của năm.
+ Tin từ Ấn Độ - 26/3: Chính sách ngoại giao quốc phòng của Ấn Độ và Trung Quốc (Tổng hợp bài viết của C. Raja Mohan và Ashok Choudhary, The Indian Express - 26/3). Ngay sau khi chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia mất tích, Hải quân TQ đã bắt đầu triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu hộ qui mô nhất từ trước đến nay. TQ đã triển khai 4 tàu chiến trong đó có 2 chiếc tiên tiến nhất và 5 tàu tuần duyên cùng với nhiều máy bay trực thăng và cả máy bay tuần tra cánh cứng trên Vịnh Thái Lan và khu vực biển Đông. Khi mọi chú ý hướng đến khu vực Ấn Độ Dương, TQ cũng cử 9 tàu đến khu vực này cũng như việc TQ đưa ra hình ảnh từ vệ tinh cho thấy qui mô chương trình quân sự không gian của nước này.
Việc TQ triển khai nhiều hệ thống thiết bị quân sự này cho thấy năng lực hải quân của TQ rất ấn tượng và TQ có ý chí chính trị mạnh mẽ. Trong khi đó, phản ứng do dự của ẤĐ trước các hoạt động nhân đạo khẩn cấp đã cho thấy sự tương phản và sự hạn chế trong các hoạt động ngoại giao quốc phòng dưới thời BTQP A.K. Antony.
Từ cuối năm 2004, sau khi CT/TQ Hồ Cẩm Đào kêu gọi các lực lượng vũ trang TQ thực hiện “sứ mệnh lịch sử mới”, PLA đã tập trung vào các khâu tổ chức, trang bị, huấn luyện và triển khai các lực lượng tham gia nhiều hoạt động ngoài tác chiến, trong đó có các hoạt động cứu trợ nhân đạo, cứu hộ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai. Theo đó, cơ cấu tổ chức của PLA bao gồm cả việc phối hợp giữa nhiều vùng quân sự khác nhau và phối hợp với nhiều cơ quan dân sự để ứng phó hiệu quả trước các thảm họa nhân đạo trong và ngoài nước. PLA cũng đã lập ra 5 lực lượng đặc nhiệm để triển khai các hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ lũ lụt, động đất, các thảm họa hạt nhân, hóa học và sinh học, hỗ trợ hậu cần và gìn giữ hòa bình. TQ tin rằng việc triển khai các lực lượng này trong thời bình ở nước ngoài có thể tăng cường sức mạnh mềm của TQ trước học thuyết về mối đe dọa TQ và để PLA tích lũy kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động tương tự như hoạt động chiến đấu và trên hết là tăng cường năng lực do thám phục vụ cho những mối quan tâm ngày càng lớn của TQ ở các vùng biển bên ngoài. Việc hải quân TQ triển khai hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden từ cuối năm 2008 đến nay đã trở thành một hoạt động thường xuyên và có hệ thống của PLA.
Con đường phát triển ngoại giao quân sự của TQ trong 10 năm qua cũng không khác nhiều với ẤĐ trước kia. Vào thời điểm cuối năm 2004, TQ đã phải bất ngờ với phản ứng quân sự nhanh chóng của quốc tế tại phía đông Ấn Độ Dương. Hải quân ẤĐ có mặt đầu tiên ở khu vực Maldives, Sri Lanka và Indonesia để hỗ trợ cho các nước này giống như với các khu vực bị ảnh hưởng của ẤĐ. Phản ứng của ẤĐ trước thảm họa sóng thần năm 2004 đã cho thấy sức mạnh cũng như vai trò tiềm năng của hải quân ẤĐ trong việc thúc đẩy an ninh khu vực. Tuy nhiên, cũng từ đó, quân đội ẤĐ bắt đầu rút dần các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Kể từ khi nhậm chức, BT Antony luôn thu hẹp vai trò của các lực lượng vũ trang ẤĐ ở nước ngoài, đúng vào giai đoạn quân đội TQ bắt đầu vươn ra, khiến cho nhiều đối tác châu Á đang muốn hợp tác quốc phòng với ẤĐ phải thất vọng. Quân đội ẤĐ lẽ ra đã có đủ khả năng vật chất để phản ứng nhanh và quyết đoán trước các thảm họa nhân đạo ở Ấn Độ Dương và xa hơn nhưng BQP nước này trong nhiệm kỳ thứ hai của liên minh cầm quyền UPA đã không đủ ý chí chính trị cũng như tầm nhìn chiến lược để làm được điều này.
Liên quan đến chủ đề này cũng trên tờ The Indian Express ngày 26/3, tác giả Ashok Choudhary có bài viết về yêu cầu vươn lên của ẤĐ trước thách thức từ TQ. Trong đó, tác giả cho rằng đã đến lúc các chính trị gia và nhà ngoại giao của ẤĐ cần vượt qua ‘hội chứng 1962’ (liên quan đến cuộc chiến tranh Trung - Ấn) và cách tiếp cận bị động, cứng nhắc, thiếu qui hoạch dài hạn để xây dựng một tầm nhìn quốc gia và tăng cường sức mạnh thực sự cho ÂĐ bằng cách đảm bảo về tăng trưởng và an ninh trước những thách thức ngày càng tăng từ TQ. Theo tác giả, trong quan hệ với TQ, ÂĐ cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1- xử lý khéo léo vấn đề biên giới; 2- phát triển cơ sở hạ tầng; 3- ưu tiên củng cố và hiện đại hóa quân sự, phân cấp hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc gia. Kết luận bài viết, tác giả cho rằng, ẤĐ cần tăng cường thêm sức mạnh cứng đủ để hỗ trợ hiệu quả cho các cuộc đối thoại và những hoạt động can dự bề nổi của mình.
+ Tin từ Trung Quốc, Đài Bắc Kinh, RFI - 27/3: Trung Quốc - Phi-lip-pin: Ngày 27/3, tại buổi họp báo thường kỳ của BQP/TQ, có phóng viên đã hỏi NPN/BQP/TQ, cụ thể như sau:
Phóng viên: Theo thông tin từ báo chí PLP, phía PLP dự định tu sửa chiếc tàu chiến nằm bãi ở bãi đá “Nhân Ái” (bãi Cỏ Mây) từ năm 1999, phía TQ đối phó như thế nào?
NPN/BQP/TQ: Từ năm 1999 đến nay, PLP ngoan cố khăng khăng giữ lập trường sai lầm về vấn đề bãi đá “Nhân Ái”, không ngừng tiến hành khiêu khích. Một là cử tàu chiến nằm bãi phi pháp; hai là nói không giữ lời, đến nay vẫn chưa kéo chiếc tàu chiến nằm bãi phi pháp đi; ba là nhiều lần có mưu đồ xây dựng công trình ở bãi đá “Nhân Ái”, củng cố và mở rộng cái gọi là sự hiện diện quân sự. Phía TQ sẽ kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hành động phi pháp của PLP nhất định không thể thực hiện được.
Phóng viên: Chuyên gia của viện nghiên cứu Enterprise Mỹ gần đây cho biết, cùng với việc lực lượng quân sự của TQ không ngừng lớn mạnh, Mỹ có khả năng phải chấp nhận việc TQ cuối cùng kiểm soát Đài Loan. Xem như báo đáp, TQ nên đồng ý không đòi chủ quyền đối với toàn bộ “Nam Hải” (Biển Đông). Quân đội TQ trả lời việc này thế nào?
NPN/BQP/TQ: Lời lẽ này vô cùng vô lý. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Đài Loan và các đảo ở “Nam Hải”, chúng đều là một bộ phận không thể tách rời của TQ. “Giả dụ có người nêu ra lưu lại cách tay trái của bạn, xem như để báo đáp phải chặt cánh tay phải của bạn, xin hỏi bạn có đồng ý không?”
Phóng viên: Gần đây tàu khu trục tên lửa loại 052D của TQ, “tàu Côn Minh” đã ra nhập hải quân, liệu tàu này có được đưa vào hoạt động sớm? Địa điểm ra nhập hải quân tại sao không theo thông lệ mà lựa chọn bến tàu của hạm đội Nam Hải? Ngoài ra, chiếc đầu tiên của tàu khu trục loại này bố trí ở Nam Hải liệu có chứng tỏ nó liên quan đến việc thử nghiệm trên biển và bố trí sau này của tàu sân bay TQ tại “Nam Hải”? Tàu này liệu có thể trở thành thành viên của biên đội tàu sân bay?
NPN/BNG/TQ: “Tàu Côn Minh” là tàu khu trục tên lửa loại mới do TQ tự tiến hành nghiên cứu chế tạo, thiết kế, sản xuất, có năng lực tác chiến đối hải và phòng không khu vực tương đối mạnh. Việc bàn giao, gia nhập của tàu này chắc chắn có lợi cho việc nâng cao năng lực tác chiến trên biển của hải quân TQ trong điều kiện thông tin hoá. Còn nói về thời gian và địa điểm giao nhận, việc này tiến hành dựa theo kế hoạch, không có tính toán gì đặc biệt. Về việc bố trí cụ thể và tình hình bố trí sử dụng của tàu này thì sẽ xác định dựa trên nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...