15/03/2014
Tin về Biển Đông từ ngày 14 đến 19 tháng 3
+ Tin từ Indonesia, Trung Quốc - 14/3: Quân đội Indonesia (TNI) tăng cường hiện diện tại khu vực có tranh chấp trên Biển Đông. Trong một động thái có thể gây nên phản ứng nghiêm trọng đối với tình hình an ninh trên Biển Đông, ngày 12/3 vừa qua, một quan chức cao cấp của Quân đội Indonesia (TNI) Phó Đề đốc Không quân Fahru Zaini, đồng thời là thành viên của Nhóm Chiến lược Quốc phòng tại Văn phòng của Bộ Điều phối An ninh và chính trị, đã bày tỏ rằng đường 9 đoạn của TQ trên Biển Đông đã lấn vào một phần lãnh hải của Indonesia tại khu vực Natuna thuộc tỉnh đảo Riau. Ông Fahru cũng nhấn mạnh thêm việc làm của TQ ảnh hưởng tới tính toàn vẹn quốc gia của Indonesia. Vì vậy, TNI trước hết cần phải nghiên cứu kỹ khu vực Natuna để tạo thế đứng chiến lược, đặc biệt là năng lực triển khai, và sức mạnh của quân đội ở đây để đề phòng những tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, ông Fahru còn lưu ý cần tăng cường sự gắn kết xã hội, sắc tộc, tôn giáo ở khu vực tiền đồn này để tăng cường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước, tránh bị bên ngoài lợi dụng. Đây là khu vực chiến lược vì thường xuyên có tàu thuyền và máy bay nước ngoài qua lại nên cần hết sức lưu ý.
Sau đó ngày 14/3, Tờ tin Tức Tham khảỏ dẫn nguồn tờ Kyodo News đưa tin, Trợ lý BT về các vấn đề chính trị, tư pháp và an ninh Indonesia Helu cũng cho rằng, việc TQ đưa một phần biển Natuna của Indonesia vào trong bản đồ “đường 9 đoạn” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của biển Natuna”. Theo ông Helu, TQ đã xâm phạm lãnh thổ của Indonesia khi đưa bản đồ này vào trong hộ chiếu công dân mới phát hành.
Tuần trước, Tư lệnh TNI Tướng Moelkodo sau khi thăm TQ về cho biết đã yêu cầu các binh chủng hải-lục-không quân lập kế hoạch để tăng cường sự hiện diện của TNI tại huyện đảo Natuna. Ông Moelkodo cho biết sẽ cử thêm ít nhất một tiểu đoàn tới Natuna để củng cố căn cứ hải quân tại đây, ngoài ra cũng chuẩn bị điều thêm máy bay chiến đấu tới khu vực này.
+ Tin từ Philippines, VOA - 14, 16/3: Philippines đạt đồng thuận về cơ sở quân sự tạm thời của Mỹ (Philippine Information Agency - 16/3): Mới đây, các giới chức PLP cho biết, đã đạt được sự đồng thuận với Mỹ về một kế hoạch cho thiết lập những cơ sở tạm thời của quân đội Mỹ tại các căn cứ của PLP. Theo VOA, hai nước đang trong giai đoạn thương thuyết cuối cùng để gia tăng con số binh sĩ Mỹ đến PLP mỗi năm.
UB thương thuyết PLP cho biết, vấn đề trao cho PLP quyền được vào các cơ sở quân đội Mỹ sử dụng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong những cuộc thương thuyết đang diễn ra. Thỏa thuận được đề nghị nhấn mạnh đến việc tuân thủ hiến pháp PLP, không cho phép các cường quốc thế giới đặt căn cứ tại nước này. Với sự sắp xếp hiện đang được bàn luận, các giới chức PLP không muốn nói rằng, bất cứ cơ sở của Mỹ được đề nghị thiết lập sẽ tương tự như một căn cứ quân sự hoàn toàn. Hiện chưa rõ thỏa thuận có được hoàn tất vào thời điểm TTh Barack Obama viếng thăm PLP vào tháng 4/2014 hay không.
Ngoài ra, ĐSQ Mỹ tại PLP vừa cho biết, Soái hạm Mỹ USS Blue Ridge (LCC-19) thuộc Hạm đội 7 do Phó Đô đốc Robert L.Thomas chỉ huy sẽ cập cảng Manila, vào ngày 18/3 tới. Chuyến thăm 4 ngày của tàu USS Blue Ridge là chuyến thăm thiện chí theo lịch trình thường lệ tới PLP và nhằm góp phần làm sâu sắc mối quan hệ quân sự, cộng đồng và lịch sử bền chặt giữa Mỹ và PLP.
Tàu USS Blue Ridge neo đậu thường xuyên tại cảng Yokosuka, NB, và đảm nhiệm các hoạt động của Hải quân Mỹ ở khu vực từ phía Tây của đường ranh giới ngày tới biên giới ẤĐ/ Pakistan. USS Blue Ridge được đưa vào hoạt động từ 14/11/1970 tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Philadelphia. Soái hạm này là tàu có chức năng kiểm soát và chỉ huy của Hải quân Mỹ .
+ Tin từ Bắc Kinh, Nam Ninh, RFA - 15/3: Trung Quốc tăng cường cải tổ quốc phòng và quân đội (THX - 15/3): Ngày 15/3, TBT/CTN/CTQUTW, Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo đi sâu cải cách quốc phòng và quân đội TƯ Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Tiểu tổ lãnh đạo cải cách quốc phòng và quân đội TƯ và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh: Cải cách quốc phòng quân đội cần phải thống nhất tư tưởng và hành động với các giải pháp quyết sách của TƯ Đảng và QUTW, kiên trì lấy mục tiêu cường quân để dẫn dắt cải cách, thúc đẩy cải cách xoay quanh mục tiêu này.
Hội nghị đã công bố cơ cấu tổ chức và nhân sự Tiểu tổ lãnh đạo cải cách quốc phòng và quân đội TƯ, gồm TBT/CTN/CTQUTW giữ chức Tổ trưởng, Phó CTQUTW Hứa Kỳ Lượng giữ chức Phó Tổ trưởng thường trực, Phó CTQUTW Phạm Trường Long giữ chức phó tổ trưởng và một số thành viên khác. Hội nghị cũng thông qua quy chế công tác, đề án phân công thực hiện các nội dung cải cách quan trọng và nghiên cứu công tác trong thời gian tới.
Bình luận về điều này, Đại công báo ngày 16/3 có bài: "Thành lập tiểu tổ cải cách quân đội, mô hình cải cách 5+1+1 của TQ" cho rằng: Kế hoạch đi sâu cải cách toàn diện tại HNTW3 đã xác định mô hình cải cách 5+1+1. 5 lĩnh vực gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và thêm hai lĩnh vực đặt riêng gồm cải cách đảng và cải cách quốc phòng quân đội. Việc bố trí mô hình như vậy một mặt làm cho bố cục chỉnh thể của cải cách hoàn thiện hơn, mặt khác làm nổi bật cải cách quốc phòng quân đội có tính chất đặc biệt hơn so với các cải cách khác, nhưng không có nghĩa cải cách quân đội nằm ngoài cải cách toàn cục.
Theo bài báo: Tình hình quốc tế tiếp tục có những thay đổi sâu sắc, nguy cơ và thách thức an ninh quốc gia của TQ càng phức tạp hơn, nhiệm vụ bảo vệ thống nhất quốc gia, lợi ích an ninh, chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi biển càng nặng nề. Đồng thời cải cách quân sự ở các nước trên thế giới cũng tăng tốc phát triển, hình thái chiến tranh và phương thức tác chiến thay đổi sâu sắc. Quân đội TQ đang ở giai đoạn xây dựng cơ giới hóa chưa hoàn thành, xây dựng thông tin hóa phát triển nhanh chóng, còn có khoảng cách lớn với trình độ quân sự tiên tiến trên thế giới. Vì vậy cải cách quốc phòng và quân đội là việc làm cấp thiết. Hơn nữa, vì quân đội có tính chất tương đối độc lập và đóng kín, các bước cải cách tương đối chậm, trong nội bộ quân đội tồn tại những rào cản của các nhóm lợi ích và sự trói buộc về tư tưởng, đây là những vấn đề còn nổi cộm hơn các nhóm lợi ích địa phương. Vì vậy thành lập tiểu tổ lãnh đạo cải cách quân sự riêng biệt cũng cho thấy quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Trung ương.
+ Tin từ Trung Quốc - 16/3: Báo Hải dương TQ ngày 13/3 đưa tin, gần đây Quốc Vụ viện TQ đã in ấn và công bố “Quy hoạch bảo vệ và xây dựng sinh thái toàn quốc giai đoạn 2013 - 2020” (gọi tắt là “Quy hoạch”). “Quy hoạch” bao gồm việc bảo vệ và xây dựng sinh thái biển, xác định bố cục tổng thể về bảo vệ và xây dựng sinh thái biển “một khu vực, 4 biển, 12 vùng”, đồng thời đã xác định 5 mặt trọng điểm về bảo vệ và xây dựng sinh thái biển.
“Quy hoạch” nhằm vào các khu vực sinh thái trọng điểm như: đường bờ biển, bãi bùn ven biển, hải đảo, khu bảo vệ biển.vv.., xác định bố cục tổng thể về bảo vệ và xây dựng sinh thái biển. “Một khu vực” là chỉ khu vực ven biển, “bốn biển” là chỉ Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và “Nam Hải”, 12 vùng là vịnh Liêu Đông của biển Bột Hải, cửa sông Hoàng Hà và vùng biển phụ cận, eo biển ĐL, cửa sông Châu Giang ở “Nam Hải” và vùng biển phụ cận, Vịnh Bắc Bộ, “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa), “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa)...
Đối với công tác bảo vệ và xây dựng sinh thái biển, “Quy hoạch” nêu ra 5 mặt trọng điểm: Một là, về mặt phòng chống và quản lý khẩn cấp thảm hoạ sinh thái biển; hai là, về mặt phục hồi hệ thống sinh thái biển; ba là, về mặt bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển, triển khai bảo vệ các loài sinh vật biển quý hiểm ở vùng biển trọng điểm, xây dựng khu bảo vệ nguồn tài nguyên di truyền thuỷ sản, xây dựng ngư trường kiểu mẫu.vv..; bốn là, về mặt bảo vệ giám sát quản lý sinh thái biển; năm là, về mặt bảo vệ tính đa dạng của sinh thái biển.
+ Tin từ Đài Loan - 16/3: Trung Quốc - Đài Loan (CNA - 15,16/3): Ngày 15/3, sau khi nhận được thông báo của ngư dân ĐL về việc tàu đánh cá số hiệu “Triết Lãnh Ngư 69088” của TQ vượt qua ranh giới vùng biển của TQ và đang tranh chấp với tàu cá ĐL mang số hiệu “Thụy Ngư số 31” trong vùng biển ĐL, Cục Hải tuần ĐL đã cử một tàu tuần tra đến vị trí cách đảo Bành Giai 17 hải lý về phía đông bắc, ngoài khơi bờ biển Cơ Long, ĐL. Tàu hải tuần đã kéo tàu đánh cá TQ và thủy thủ đoàn 9 người đến cảng Cơ Long. Sau đó, 5 nhân viên hải tuần của ĐL lên tàu TQ và yêu cầu thuyền trưởng đến Cơ Long để lập biên bản và giải quyết tranh chấp, tuy nhiên 5 người này không thể tiếp cận vào cabin. Thuyền trưởng tàu TQ thông báo "tàu bị hỏng" nhưng sau đó lại đột ngột điều khiển tàu chuyển hướng chạy về phía đông bắc. Cục Hải tuần ĐL đã cử thêm 4 tàu đuổi theo tàu TQ đang chạy trốn và giải cứu 5 nhân viên hải tuần ĐL. Hành động của tàu cá TQ đã vi phạm thỏa thuận giữa TQ và ĐL, sẽ bị phạt khoảng 8200 USD, 9 thuyền viên trên tàu cá TQ sẽ bị thẩm vấn điều tra, tùy mức độ nặng nhẹ để xử lý.
Trong một tin khác, ĐL vừa hoàn thành tự đóng mới tàu hộ tống tàng hình trang bị tên lửa đầu tiên và hạ thủy vào ngày 14/3. Tàu có trọng tải 500 tấn này là chiếc đầu tiên trong tổng số 12 tàu có thể sẽ được ĐL tự sản xuất theo "Chương trình Tấn Hải", được miêu tả như một "sát thủ tàu sân bay", được trang bị các bệ phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 và Hùng Phong 2. Được biết tàu sẽ được chính thức đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2015.
+ Tin từ Nam Ninh - 16/3: Trung - Nhật (Hãng tin Trung Quốc - 16/3). Ngày 15/3, Cục Hải dương Nhà nước TQ cho biết, đoàn tàu Hải cảnh TQ gồm ba tàu 2350, 2166, 2506 đã tiến hành tuần tra trên lãnh hải đảo Điếu Ngư, TQ. Trong khi đó, BNG TQ nhấn mạnh, trên vấn đề đảo Điếu Ngư, NB đã thay đổi thực trạng về gác lại tranh chấp, gây nên vụ việc và nhiều lần xâm phạm chủ quyền lãnh thổ TQ. TQ sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đảo Điếu Ngư. Nếu NB áp dụng hành động leo thang khiêu khích trên vấn đề đảo Điếu Ngư, TQ sẽ ứng phó cương quyết, tất cả mọi hậu quả do việc này gây nên tất nhiên là do NB gánh chịu.
+ Tin từ Trung Quốc - 17/3: Hội nghị Công tác hải dương và ngư nghiệp của tỉnh Hải Nam (Thời báo Công thương Trung Hoa ngày 17/3). Mục tiêu chung của công tác hải dương và ngư nghiệp của tỉnh Hải Nam là: tổng giá trị sản phẩm biển của toàn tỉnh đạt 99 tỷ NDT, tăng 17% so với năm ngoái; tổng sản lượng sản phẩm thủy sản đạt 2,1 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm ngoái, giá trị gia tăng ngư nghiệp đạt 27 tỷ NDT, tăng 10% so với năm ngoái.
Ngoài ra, nhiệm vụ hải dương và ngư nghiệp của Hải Nam còn bao gồm: dựa trên “Hoạch định khu vực chức năng biển tỉnh Hải Nam” soạn thảo hoạch định chức năng biển của huyện thị ven biển, xác định vai trò chức năng của việc sử dụng biển, thực hiện các quy hoạch biển như: “quy hoạch sử dụng biển”, “Quy hoạch bảo vệ hải đảo”, lập ra chế độ phân phối thị trường hóa đối với biển, hải đảo; hoạch định giới hạn đỏ về bảo vệ sinh thái biển, thúc đẩy nhanh việc xây dựng các dự án hồi phục sinh thái ở đảo “Triệu Thuật, Tây Sa” (đảo Cây, quần đảo Hoàng Sa), vịnh Tam Á.vv.., thảo ra “Biện pháp quản lý khu bảo vệ biển đặc biệt của tỉnh Hải Nam”, khởi động công tác trình báo và lựa chọn hoạch định công viên hải dương quốc gia. Hoàn thành dự án cải tạo, thay mới tàu cá sản xuất ở “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa), khởi động dự án điều tra nguồn tài nguyên ngư nghiệp ở “Nam Hải” (Biển Đông), tập trung điều tra tình hình phân bố nguồn tài nguyên ngư nghiệp ở vùng biển “Tam Sa”. Mở rộng việc nuôi trồng lồng lưới nước sâu ở “Tam Sa”, tăng thêm 300 chiếc lồng lưới nước sâu…
+ Tin từ Philippines - 17/3: Bài học cho Philippines ở Biển Đông (Manila Bulletin ngày 17/3). Năm 1979, TQ tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhưng đẫm máu với VN, với hy vọng trừng phạt VN vì đưa quân vào Campuchia tháng 12 năm 1978, lật đổ chế độ diệt chủng Pol-Pot vốn là đồng minh trung thành của TQ. Tuy nhiên, phương thức ngoại giao bạo lực của Bắc Kinh nhằm buộc VN rút quân khỏi Campuchia đã mang lại cho TQ sự bẽ mặt lớn và khiến TQ tổn thất đến hàng chục ngàn người.
Tháng 3/1988, TQ chiếm các bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ngay sau khi việc xâm chiếm trái phép trên diễn ra, hãng AFP đã khẳng định: “VN vô tội còn TQ là tội đồ”. Việc TQ gây ra cuộc chiến biên giới năm 1979 và sử dụng vũ lực chiếm đóng một số đảo ở Trường Sa cho thấy tư duy chủ đạo của TQ: sẵn sàng sử dụng vũ lực nhằm đạt mục tiêu trong quan hệ với các nước láng giềng.
PLP cần học các bài học của VN để dự tính được những kịch bản mà TQ có thể thực hiện trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông.
Phương thức ngoại giao bạo lực của TQ đối với VN, dù mạnh hơn về quân sự và dồi dào nguồn lực hơn, rốt cuộc đã không giúp TQ đạt được hai mục tiêu: TQ hy vọng VN rút quân khỏi Campuchia và thiết lập tình trạng trước chiến tranh ở Campuchia. Cuộc chiến ngắn ngủi của TQ cũng bộc lộ những điểm yếu cơ bản về quân sự của TQ.
Trước cuộc chiến, giới lãnh đạo của TQ cũng đưa ra những tuyên bố không nhất quán. TQ cho rằng mình tiến hành “một cuộc chiến tranh tự vệ đối phó với VN”. Đây quả là một lời biện hộ rất lố bịch vì TQ lớn và mạnh hơn VN nhiều lần. VN vốn là nước vừa giành độc lập được vài năm, đã phải huy động các lực lượng quân sự để chống lại sự xâm lược của TQ. TQ đã không có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi nước này tuyên chiến với VN năm 1979. Việc TQ chiếm đóng Bãi đá Gạc Ma năm 1988 càng cho thấy rõ rằng TQ sẵn sàng sử dụng vũ lực trước khi sử dụng ngoại giao.
Trong khi TQ bị cô lập thì VN được truyền thông quốc tế ca ngợi. PLP cần học bài học kinh nghiệm của VN để phân biệt được những gì TQ tuyên bố trên báo chí và các hành vi thực tế của TQ.
+ Tin từ Nhật Bản, BBC - 17/3: Việt Nam - Nhật Bản. Chuyến thăm chính thức NB từ ngày 16/3 của Chủ tịch Trương Tấn Sang được dư luận NB chú ý, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14/3, NFN/BNG NB Mizushima cho biết trong chuyến thăm này, nguyên thủ hai nước sẽ trao đổi ý kiến về nhiều lĩnh vực và bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ tạo ra một bước tiến mới trong quan hệ hai nước.
Đại biện lâm thời NB tại VN ông Suzuki Hideo nói với BBC về tiềm năng hợp tác, đầu tư giữa hai nước và bình luận về những khó khăn của các nhà đầu tư Nhật khi vào VN và lý do Nhật dành nhiều vốn ODA cho VN.
Ông Suzuki Hideo nói: “Lâu nay NB và VN là một trong các cặp đối tác tốt đẹp nhất trong khu vực. Tình hình trong khu vực và trên thế giới thay đổi rất nhanh chóng về kinh tế và an ninh. NB và VN tăng cường quan hệ dựa theo những thay đổi đó.”
VN có vị trí quan trọng chiến lược ở Đông Nam Á xét về dân số, nông nghiệp và tiềm năng nguồn nhân lực. NB là một nền kinh tế tư nhân đóng vai trò quyết định, trong khi VN là nước có kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo. Do vậy, có rất nhiều khó khăn đối với các công ty Nhật thực hiện những dự án ODA và các dự án đầu tư khác tại VN. Vấn đề lớn mà giới đầu tư Nhật gặp phải ở VN là sự phức tạp của hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính rườm rà khiến cản trở việc thực hiện dự án đầu tư. Thứ đến là việc phối hợp thiếu chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương chẳng hạn như trong lĩnh vực thuế.
Ngoài ra luật lệ về môi trường, sự dụng đất và sự tham gia của bên nước ngoài trong công ty liên doanh là các lĩnh vực còn có nhiều rào cản hạn chế.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước của VN, chúng tôi được biết chính phủ VN đang nỗ lực nhiều để cải tổ và chúng tôi hy vọng là họ sẽ tiếp tục cải cách để chúng ta có môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.”
+ BBC, RFA, RFI, VOA - 18/3: Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố chống sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới NB từ 16 - 19/3 và được tiếp đón long trọng.
Ngày 18/3, phát biểu trước Quốc hội NB, Chủ tịch nước VN một lần nữa kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tránh sử dụng vũ lực trong khi tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp trên biển. Ông khẳng định rằng về các tranh chấp lãnh hải, VN vẫn chủ trương giải quyết bằng các phương tiện hoà bình, theo đúng công pháp quốc tế cũng như tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác.
Ông Sang không đề cập cụ thể tới bất kỳ một quốc gia nào, nhưng theo RFI, tuyên bố của ông rõ ràng là nhắm đến TQ, nước hiện đang giành chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông và đang tranh chấp lãnh hải với VN, Philippines, ĐL, Malaysia và Brunei, trong khi NB cũng có tranh chấp với TQ trên vùng biển Hoa Đông.
Chủ tịch VN cũng lên tiếng ủng hộ NB trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và ‘đánh giá cao những sáng kiến quan trọng của NB nhằm thúc đẩy hợp tác chung duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có sáng kiến về Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng’.
Về kinh tế, cùng ngày 18/3, hai tập đoàn Toshiba và Hitachi thông báo vừa ký với VN một hợp đồng cung cấp một hệ thống điều hòa lưu thông xe hơi và trạm thu phí xa lộ. Hệ thống này sẽ giúp giảm bớt nạn kẹt xe, đang gây cản trở ngày càng nhiều cho hoạt động kinh tế ở VN.
Nhân chuyến thăm NB của CTN VN, Tiến sỹ người Ấn Độ Rajaram Panda, đang làm nghiên cứu tại Đại học Reitaku, NB, giải thích tầm quan trọng của quan hệ Việt - Nhật. "Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với TQ và Hàn Quốc, NB hợp tác với những người bạn khác ở châu Á, nơi mà Asean và Ấn Độ là những đối tác lớn. Với Asean, NB coi VN và Philippines là hai nước không ngại có quan điểm mạnh mẽ về các vấn đề khu vực. Dường như NB cho rằng ngay cả khi có xảy ra xung đột giữa TQ và NB thì Mỹ cũng sẽ ngại tham gia. Bởi vậy Thủ tướng Shinzo Abe với tinh thần dân tộc muốn tăng cường quan hệ với các đối tác trong vùng có cùng cách suy nghĩ như NB."
+ Tin từ Trung Quốc - 18/3: Tờ Tin tức Tham khảo ngày 18/3, dẫn nguồn Thời báo Tự do của ĐL đưa tin: Chính quyền ĐL quyết định bắt đầu từ năm nay sẽ để lực lượng tuần tra bờ biển và lực lượng hải tuần tham gia vào cuộc diễn tập Hán Quang, đồng thời các lực lượng này cũng phải tham gia các cuộc diễn tập như: Liên Hưng, Liên Tín…
Ngoài ra, đảo Đông Sa, đảo “Thái Bình” của quần đảo “Nam Sa” (đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa) trước đây do sở Hải tuần đóng giữ thì bắt đầu từ năm nay, sở Hải tuần ĐL sẽ kết hợp với khu tác chiến phía Nam của quân đội ĐL để lên kế hoạch tiến hành tác chiến phòng thủ chung, sẽ tiến hành diễn tập thực binh bắn đạn thật chung mỗi năm 2 lần, hy vọng giúp cho binh lính ĐL đồn trú ở Đông Sa, “Nam Sa” đạt đến mục tiêu “năng lực chiến đấu kiên cường ngang với thủy quân lục chiến”…
+ Tin từ Phillipines - 18/3: Trung Quốc cảnh cáo Phillipines ngừng khiêu khích sau sự kiện bãi Cỏ Mây (Philippine Daily Inquirer và philStar - 18/3). TQ đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc cho PLP về "hành động khiêu khích" ở BĐ sau khi hai tàu dân sự PLP bị TQ xua đuổi khỏi bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal/ econd Thomas Shoal) vì nghi ngờ vận chuyển vật liệu xây dựng. NFN/BNG/TQ Hồng Lỗi tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 17/3 rằng "TQ theo dõi chặt chẽ và thận trọng những hành động khiêu khích khác mà PLP có thể thực hiện ở BĐ và PLP phải chịu mọi hậu quả phát sinh", .
TQ đã thẳng thừng bác bỏ phản đối của BNG/PLP về việc TQ xua đuổi 2 tàu này ngày 09/3 tại bãi Cỏ Mây, khu vực cách bờ biển Palawan khoảng 105 hải lý. Ông Hồng Lỗi cho biết PLP đã nhiều lần "cam kết chắc chắn" sẽ rút tàu Sierra Madre nhưng không thực hiện lời hứa này. Thêm vào đó, PLP đang cố gắng chuyển vật liệu đến để xây dựng kết cấu tại bãi Cỏ Mây.
BNG/PLP khẳng định 02 tàu nêu trên đã được Hải quân PLP thuê để tiếp tế và luân chuyển quân lính PLP đồn trú trong chiếc tàu chiến cũ nát Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây. PLP đã cố tình cho Sierra Madre mắc cạn tại bãi Cỏ Mây từ năm 1999 để đáp trả việc TQ chiếm Vành Khăn năm 1995. Ngày 14/3, BNG/PLP ra tuyên bố nêu rõ sẽ không rút tàu Sierra Madre và “PLP khẳng định lại rằng bãi Cỏ Mây là một phần thềm lục địa của PLP mà PLP có các quyền tài phán và quyền chủ quyền.”
TQ đã xây dựng nhiều cấu trúc kiên cố tại một số điểm/đảo ở Trường Sa như Chữ Thập, Gaven, Vành Khăn...và yêu sách toàn bộ vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” ở BĐ, bao trùm một phần vùng ĐQKT 200 hải lý của PLP. PLP đã khởi kiện lên tòa án trọng tài chống lại TQ và dự kiến nộp Bản Lập luận cho tòa trước hạn 30/3 tới.
+ VOA, BBC -19/3: Việt Nam - Nhật Bản. Ngày 18/3, và CTN VN Trương Tấn Sang và TTg NB Shinzo Abe khẳng định rằng hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về an toàn hàng hải giữa lúc có những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với nước láng giềng TQ.
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi phải bảo đảm tự do hàng không trên các vùng biển giữa các nước. Kêu gọi này rõ ràng là một lời lên án đối với việc TQ đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không hồi tháng 11/2013 trên vùng biển Hoa Đông.
Thông cáo nói rằng hai nhà lãnh đạo 'bày tỏ đồng tình về sự quan trọng phải giữ vững sự tự do trong các vùng biển đang có tranh chấp, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và thương mại không hạn chế'.
Tin của Kyodo nói rằng TTg Abe thông báo 'sẽ sớm cử đoàn khảo sát đến VN nhằm trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ VN xây dựng năng lực cho các cơ quan chấp pháp biển', và có thể sẽ cung cấp cho Hà Nội các tàu tuần duyên để giúp tăng cường các hoạt động tuần duyên của VN.
Cũng trong cuộc họp này hai nhà lãnh đạo 'chia sẻ quan tâm phải tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề người Nhật bị Triều Tiên bắc cóc trong thập niên 1970 và 1980, một vấn đề nhân đạo của cộng đồng quốc tế'. Thông cáo chung của hai chính phủ sau cuộc họp nói rằng VN 'sẵn lòng giúp đỡ Tokyo trong khả năng của VN để thúc đẩy cho một giải pháp về vấn đề người Nhật bị bắc cóc'.
Trong một diễn biến liên quan, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại Thương NB (JETRO) tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada, trả lời phỏng vấn BBC nói rằng trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật xem VN là điểm đến đầu tư quan trọng nhất cùng với TL. Ông cũng cho rằng: “người Việt có cùng lối suy nghĩ với người Nhật, do đó bên này có thể dễ dàng biết được bên nghĩ gì và ngược lại."
Tuy nhiên, ông cũng nêu một số rủi ro đối với các công ty Nhật kinh doanh và đầu tư tại VN. Trước hết là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cũng như thực trạng vận hành hệ thống pháp luật thiếu minh bạch. Thứ hai là các thủ tục hành chính phức tạp, chính sách và các thủ tục thuế phức tạp và thứ ba là thực trạng thiếu minh bạch trong việc thực thi chính sách.
+ RFA -19/3: Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. Ngày 18/3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến VN và có buổi nói chuyện với Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng quân đội VN. Hai bên đánh giá cao sự hợp tác quốc phòng của hai nước trong thời gian qua trong các lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, các chương trình nhân đạo và mong muốn sẽ có những lĩnh vực mới được mở ra trong sự hợp tác quốc phòng giữa hai bên.
Ông Vickers có đề cập đến nổ lực tham gia của VN trong việc tìm chiếc máy bay hành khách bị mất tích vừa qua của Malaisia, qua đó cho thấy VN đóng góp tích cực vào sự xây dựng môi trường hòa bình và đoàn kết trong khu vực.
Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội VN, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã có buổi tiếp Đại tướng Herbert Carlisle, tư lệnh không quân Thái bình Dương của Mỹ vào ngày 17/3. Được biết là tại buổi tiếp hai bên đã bàn về một số nội dung mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước như Mỹ huấn luyện và đào tạo phi công cho VN, dạy tiếng Anh cho các quân nhân VN. Ông Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng việc hai quốc gia đã thỏa thuận về sự hợp tác toàn diện với nhau sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc phòng phát triển hơn nữa.
+ Tin từ Trung Quốc, RFA -19/3: Trung Quốc: Biển Đông: Ngày 19/3, báo Giao thông TQ đưa tin ngày 14/3, Trung tâm Đảm bảo Hàng hải Nam Hải của Bộ Giao thông Vận tải TQ đã tổ chức hội nghị, tuyên bố phòng Ký hiệu hàng hải “Tây Sa”(Hoàng Sa) và phòng Ký hiệu hàng hải “Nam Sa”(Trường Sa) chính thức thành lập.
Hai phòng Ký hiệu hàng hải sẽ phối hợp thống nhất việc quản lý, thiết lập kho dự án phát triển, thúc đẩy nhanh công tác phục vụ bảo đảm hàng hải ở “Tây Sa” và “Nam Sa”, làm tốt việc chuẩn bị về mặt phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia, tích cực phát huy vai trò bảo đảm kỹ thuật về bảo đảm hàng hải trong khuôn khổ chiến lược quốc gia.
Báo Thanh niên gọi đây là một hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền của VN trên hai quần đảo này. Hiện chưa thấy VN có tuyên bố chính thức về việc này.
Lê Sơn (gt)
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...