Trung Quốc - Biển Đông. Tân Hoa nhật báo ngày 16/6 đưa tin, “tàu hải cảnh mang vũ khí tự vệ đi Biển Đông. Cụ thể, hai tàu hải cảnh TQ mang số hiệu “Hải cảnh 3210” và “Hải cảnh 3102” đã khởi hành ra biển. Ngoài ra, tàu “Hải giám 167”, “Hải giám 168” và “Hải giám 169” đã lần lượt đổi tên thành “Hải cảnh TQ 3367”, “Hải cảnh TQ 3368” và “Hải cảnh TQ 3369”. Cục ngư chính khu vực Nam Hải, Bộ Nông nghiệp cho biết, sau khi tàu hải cảnh tham gia vào lực lượng chấp pháp, trên tàu có khả năng trang bị vũ khí tự vệ, tăng thêm sức mạnh cho việc tăng cường chấp pháp trên biển.

Mạng Tây Lục ngày 13/6 đưa tin, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nhân đại, Phó Doanh khi phát biểu về quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ tại Viện Nghiên cứu Brookings, Mỹ đã nêu ra 3 nguyên tắc xử lý tranh chấp lãnh thổ của TQ: thứ nhất, hoan nghênh hiệp thương đối thoại; thứ hai, TQ nhất định phải ngăn chặn hành động khiêu khích trong phạm vi; thứ ba, hy vọng tất cả chủ đề thảo luận có thể trở lại quỹ đạo vận hành trước đây, ví dụ: gác tranh chấp cùng khai thác.

Đối với việc xảy ra nhiều sự kiện trong thời gian gần đây, Phó Doanh cho rằng, TQ đồng ý với DOC, nhiều năm trước, các bên trải qua bàn bạc chặt chẽ đồng ý duy trì hòa bình ổn định, không đơn phương áp dụng hành động phiến diện.

+ RFI - 15/6: Người Mỹ gốc Philippines kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc. Để phản đối việc Bắc Kinh đã cho tàu tuần tra tiến vào vùng chung quanh bãi Ayungin hiện nằm dưới quyền kiểm soát của PLP trong khu vực quần đảo Trường Sa, người PLP khắp nơi phẫn nộ và kêu gọi biểu tình phản đối đồng loạt vào ngày 24/7, ngày kỷ niệm một năm TQ chính thức thành lập thành phố Tam Sa.

Theo báo chí PLP, ngày 14/6, USP4GG (US Pinoys For Good Governance), một mạng lưới hiệp hội người PLP quan trọng tại Mỹ đã dự trù một cuộc biểu tình chống TQ xâm lược vào đúng ngày 24/7 trước trụ sở LHQ ở New York.

Tại PLP, Dân biểu Walden Bello thuộc đảng Akbayan cũng loan báo quyết định của đảng ông tham gia vào ngày hành động chống TQ 24/7 tại PLP, đồng thời sẽ khuyến khích những người ủng hộ trên toàn thế giới tham gia vào chiến dịch hành động toàn cầu để tố cáo hành động khiêu khích của TQ.

RFA, RFI - 16/6: Đài Loan - Philippines (Mạng BNG ĐL, CNA, TQ thời báo, Thanh niên nhật báo - 16/6): Ngày 15/6, BNG/ĐL thông báo đã đạt thỏa thuận với PLP trên hồ sơ đánh bắt cá tại các vùng biển sát ranh giới. Thông cáo của BNG/ĐL nói rõ: “Hai bên bảo đảm là sẽ không sử dụng vũ khí và bạo lực trong khuôn khổ luật đánh cá”. Đồng thời, chia sẻ phương cách thực thi luật hàng hải, thiết lập biện pháp thông báo khẩn cấp cho nhau vào bất cứ khi nào bên này có hành động chống bên kia. Hành động này nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Đài Bắc với Manila sau vụ tàu cá bị bắn Quảng Đại Hưng 28. Đây là kết quả của cuộc họp trù bị lần thứ nhất “Đàm phán nghề cá ĐL - PLP” giữa PLP và ĐL diễn ra ngày 14/6 tại Manila.

Hai bên cho rằng cần phải xây dựng cơ chế hợp tác thực thi pháp luật tại các vùng biển liên quan giữa ĐL với PLP, thông báo cho nhau trình tự thực thi pháp luật. Các tàu thực thi pháp luật của các bên tới đây không được phép sử dụng vũ lực và bạo lực với tàu cá của bên khác. Ngoài ra, hai bên đồng ý thiết lập cơ chế thông báo đồng nhất, nhằm tránh việc tàu cá của một bên trong lúc đánh bắt bị tàu công vụ của đối phương do cho là đánh bắt quá ranh giới và nảy sinh các sự việc như truy đuổi, chặn bắt, kiểm tra, bắt giữ và kiểm tra hành chính thuyền viên. Khi tàu cá của bất cứ một bên nào bị bắt giữ, chính phủ nước có tàu bị bắt giữ sẽ nhanh chóng nhận được thông báo của chính phủ bên bắt giữ, để tiện cho việc hỗ trợ tàu cá bị bắt giữ. Chính phủ nước bắt giữ cần căn cứ thực tiễn quốc tế, nhanh chóng thả tàu cá và thuyền viên bị bắt giữ.

Tại cuộc họp trù bị lần này, hai bên thẳng thắn trao đổi ý kiến, đạt thành quả cụ thể về một số vấn đề hai bên quan ngại liên quan đến hợp tác nghề cá, đồng thời thống nhất tổ chức cuộc họp tiếp theo trong thời gian gần đây để bàn về các chủ đề của hợp tác nghề cá như dàn xếp tạm thời, quản lý đánh bắt, kế hoạch bảo vệ nuôi trồng… Tới đây, ĐL và PLP sẽ cân nhắc tham khảo nội dung thực chất của “Thỏa thuận nghề cá Đài - Nhật” để giải quyết các tranh chấp nghề cá tồn tại bấy lâu giữa hai bên Đài - Phi.

Ngoại trưởng ĐL Lâm Vĩnh Lạc nói, Chính phủ đã tuyên bố rõ về việc tăng cường nhiệm vụ bảo vệ nghề cá một cách thường xuyên, đặc biệt là vào mùa cá. Trước khi ĐL - PLP chưa thể dàn xếp thỏa đáng vùng đặc quyền kinh tế, mọi dàn xếp tạm thời đều hướng tới đảm bảo trật tự nghề cá hai bên và an toàn đánh bắt của tàu cá.

Theo ông Bồ Quốc Khánh, quan chức Vụ LPQT/BNG/ĐL, tới đây hai bên sẽ tham khảo Thỏa thuận nghề cá Đài - Nhật, khoanh một vùng biển rộng lớn, coi đó là dàn xếp tạm thời cho vùng chống lấn đặc quyền kinh tế, bàn về biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên cá đồng thời thiết lập ủy ban thường trực.

Vụ trưởng Vụ Đông Á - TBD BNG/ĐL Hà Đăng Hoàng cho biết, cuộc họp trù bị lần thứ 2 Đàm phán nghề cá ĐL - PLP sẽ được tổ chức tại Đài Bắc trong tháng 7 theo thông lệ luân phiên.

Học giả Trung Quốc thúc giục hai bờ ký thỏa thuận hợp tác biển (CNA - 16/6). Ngày 15/6, tại Thượng Hải, Hội nghiên cứu ĐL Thượng Hải, Hội nghiên cứu NB Thượng Hải và Hội nghiên cứu vấn đề chiến lược quốc tế Thượng Hải đồng tổ chức “Hội thảo về viễn cảnh hợp tác biển giữa hai bờ”, học giả TQ kêu gọi hai bờ liên kết với nhau trong các vấn đề Điếu Ngư Đài, biển Hoa Đông và biển Đông, ký kết thỏa thuận khung về hợp tác biển giữa hai bờ.

Lý Bí, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ công cộng Thượng Hải, kiến nghị hai bờ nên hợp tác theo 3 tầng. Tầng thứ nhất là hợp tác kinh tế hai bờ, hợp tác nghề cá, du lịch; tiến tới thúc đẩy thành lập Tiểu nhóm vấn đề biển Đông giữa Qũi giao lưu eo biển và Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển Đại lục; sau đó đưa vấn đề hợp tác kinh tế biển Đông vào bàn bạc tại hai Hội, ký kết thỏa thuận khung về hợp tác sự vụ biển giữa hai bờ.

Hai là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế quốc tế: ĐL muốn tham gia hợp tác kinh tế đa phương, để ĐL trở thành khu thuế quan độc lập. ĐL có thể lấy thân phận là khu thuế quan độc lập để tham gia hợp tác nghề cá biển Đông.

Ba là hợp tác chủ đề chính trị: Hai bờ đồng thuận về chủ trương chủ quyền, nhưng hai bờ muốn cùng nhau bảo vệ chủ quyền thì lại gặp phải trở ngại lớn, vấn đề là hai bờ không thể tìm gia giải pháp cho thân phận của Trung Hoa Dân Quốc. Giới học giả có thể đi trước nghiên cứu vấn đề này.

Nghiêm An Lâm - Trợ lý viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải kiến nghị: Thiết thực tìm tòi phương thức và kênh hợp tác. Dân gian đi trước, chính phủ hoặc bán chính phủ đi sau; tìm điểm chung trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, thiết lập khu bảo vệ biển, bắt tay từ những vấn đề an ninh phi truyền thống, ví dụ như chống tội phạm, an ninh trên biển,…

Tuy nhiên, học giả TQ cũng thừa nhận, hợp tác biển giữa hai bờ có nhiều trở ngại từ bên trong và bên ngoài. Trở ngại lớn nhất từ bên ngoài là áp lực của Mỹ với ĐL; các quốc gia ĐNÁ do những tính toán về lợi ích nên không muốn ĐL và TQ hợp tác với nhau, và ĐL cũng không muốn gây căng thẳng với các nước ĐNÁ; giữa hai bờ còn thiếu lòng tin chính trị, ĐL cho rằng TQ có dụng ý khác trong chủ trương liên kết hoặc là phân hóa ĐL hoặc là hạ thấp địa vị ĐL.

Tổng hợp