+ Tin từ Trung Quốc - 8/2: Việt - Trung - Biển Đông. Ngày 3/2, Hải quân VN đã phát hiện một tàu hỗ trợ quân sự của Hải quân TQ ở phụ cận bãi đá “Nhiễm Thanh” (đảo Sinh Tồn Đông) của quần đảo “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa), tàu TQ đã thả xuống mặt biển phao nổi, sau đó Hải quân VN ở bãi đá “Nhiễm Thanh” đã nhanh chóng hành động kéo phao nổi này đi. Số hiệu của tàu hỗ trợ quân sự TQ là Bắc Đà 712, trên phao nổi bị kéo về phát hiện thấy ký tự CMDC-2, bề mặt của phao nổi dường như là có vết đạn.

+ Tin từ Thượng Hải - 8/2: Mạng Hoàn Cầu, Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 8/2 có bài “Philippines vội mở rộng sức mạnh quân sự tại Nam Hải”, nội dung chính như sau: Mới bước vào năm mới, Philippines (PLP) đã thể hiện “dã tâm Nam Hải - BĐ”, Ngoài việc TTh/PLP thăm Mỹ và có những phát biểu phóng đại, ví TQ như nước Đức thời phát xít khiến thế giới kinh ngạc, PLP còn vội vã tăng cường sức mạnh quân sự nhằm “bảo vệ Biển Tây PLP”.

PLP đã quyết định, sẽ tuyển thêm 4.000 quân vào lực lượng Hải quân nước này trong vòng 2 năm. Phía PLP cho biết, động thái này nhằm bổ sung nguồn nhân lực bị thiếu nghiêm trọng trong việc tác chiến trên biển. Tăng lực lượng cho Hải quân, một mặt nhằm thay thế số nghỉ hưu theo định kỳ, mặt khác vì PLP có thêm nhiều chiến hạm và máy bay đưa vào sử dụng (mới có thêm 2 máy bay trực thăng tấn công kiểu mới, 2 tàu vận tải chiến lược và 2 tàu hộ vệ kiểu mới).

Ngoài việc tăng tần suất tuyển quân, những yêu cầu về tuyển binh mới cũng cao hơn so với trước đây (bao gồm: giấy khai sinh, học lực và giấy chứng minh không phạm tội… đối với sĩ quan, ngoài những yêu cầu chung, cần phải là công dân có quốc tịch PLP, tuổi từ 21 - 28, chưa kết hôn, có bằng đại học chuyên ngành, phải đạt trong kỳ thi viết và thi trắc nghiệm về chỉ số IQ).

Mặc dù PLP đang phải kêu gọi sự viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả cơn bão Hải yến, nhưng điều này vẫn không ảnh hưởng đến kế hoạch mua sắm quân bị lên tới 1,4 tỷ USD trong vòng 2 năm của PLP.

TTh/PLP ngoài việc đã phê chuẩn gói kinh phí 118 triệu USD để nâng cấp trang bị Hải quân trong năm 2013, gần đây còn phê chuẩn gói 64 tỷ Peso (gần 1,4 tỷ USD) để mua máy bay, xe thiết giáp và tàu chiến cỡ lớn trong 3 năm (2014 - 2016). Trong đó đáng chú ý có 2 tàu vận tải chiến lược có thể tăng viện nhanh chóng cho lực lượng đồn trú tại biển Đông, 2 máy bay trực thăng chiến đấu kiểu mới AW-109 có thể thực hiện tấn công tầm thấp đối với các đảo tại Biển Đông và 12 - 20 chiếc xe chuyên dụng cho Thủy quân lục chiến thực hiện nhiệm vụ “chiếm đảo”.

Phía PLP rất tự tin với những trang thiết bị được trợ giúp từ bên ngoài này và cho rằng sẽ giúp PLP nhanh chóng nâng cao khả năng đối phó với nước ngoài xâm phạm lãnh hải PLP.

Chuyên gia cho rằng, giới lãnh đạo PLP đưa ra những động thái sai lầm như vậy có thể đe dọa đến an ninh và ổn định của cả khu vực CÁ - TBD.

+ Tin từ Nam Ninh - 9/2: Trung Quốc - Biển Đông (Tân Hoa xã - 9/2): Ngày 9/2, khi đọc "Báo cáo công tác" tại Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam khóa 5, ông Tưởng Định, Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam cho biết, tỉnh Hải Nam đẩy nhanh phát triển kinh tế biển, đã đóng 103 tàu cá lớn, đẩy nhanh công tác xây dựng chính quyền, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường của thành phố Tam Sa, thúc đẩy thành lập công ty khai thác dầu khí biển sâu. Năm 2014, tỉnh Hải Nam sẽ đẩy nhanh công tác xây dựng chính quyền, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Tam Sa, thúc đẩy xây dựng cơ sở dịch vụ tiếp tế hậu cần tổng hợp trên đảo Tấn Khanh, bên tàu đảo Triệu Thuật, trạm công tác sinh thái bãi cạn Bắc, mở rộng sân bay, tranh thủ thành lập kho ngoại quan dầu thành phẩm Tam Sa, ủng hộ Tam Sa xây dựng Khu thí điểm kinh tế biển. Ông Tưởng Định cho biết, tỉnh Hải Nam sẽ tiếp tục mở rộng mở cửa, tích cực tham gia xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" trong thế kỷ 21, sâu sắc giao lưu và hợp tác với ASEAN.

+ Tin từ Trung Quốc, RFA, RFI - 9/2: Mỹ - Nhật ngăn Trung Quốc mở vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Khả năng TQ thiết lập thêm một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông tiếp tục gây lo ngại. Ngày 7/2, hai Ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã nhất trí với nhau là sẽ nỗ lực ngăn cản, không cho TQ mở rộng ADIZ mà Bắc Kinh đã thiết lập trên Biển Hoa Đông qua các vùng biển khác, có thể là trên Biển Đông.

Theo báo chí NB, nhân cuộc tiếp xúc tại Washington, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và đồng nhiệm Mỹ John Kerry đã chia sẻ quan điểm, theo đó NB và Mỹ đều không chấp nhận ADIZ mà TQ tuyên bố trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku đang do NB quản lý. Bên cạnh đó, hai Ngoại trưởng đã khẳng định rằng Washington và Tokyo sẽ phối hợp với các quốc gia khác để đối phó với khả năng TQ mở rộng ADIZ của họ để bao trùm lên những khu vực tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Nhật Kishida nhấn mạnh rằng mặc dù nước ông không hề thay đổi lập trường xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược với TQ theo hướng hai bên cùng có lợi, nhưng NB không thể chấp nhận ADIZ mà TQ đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng xác nhận Mỹ phản đối ADIZ đó của TQ, và nhắc lại rằng lập trường của Mỹ là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, trong đó có quy định nghĩa vụ của Mỹ phải bảo vệ NB.

Trong khi đó, ẤĐ cũng đã góp phần cùng với Mỹ và NB bày tỏ thái độ quan ngại trước thông tin cho rằng không quân TQ có ý định thành lập một ADIZ mới trên Biển Đông và Ấn Độ kêu gọi thiết lập bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Theo báo chí ẤĐ, ngày 7/2, tướng Không quân PK Roy, Tư lệnh Liên quân ẤĐ tại Quân khu Andaman và Nicobar, đã xác định rằng ẤĐ rất muốn các nước quanh Biển Đông tìm được một bộ quy tắc ứng xử để giúp cho tranh chấp chủ quyền không leo thang thành xung đột vũ trang. Tuy nhiên, khi được hỏi có phải các nước ĐNÁ xem ẤĐ là một đối tác tự nhiên trong cố gắng của họ nhằm chống lại các động thái hung hăng của TQ trong khu vực Biển Đông, tướng Phòng không Roy không trả lời thẳng. Ông xác định rằng cả ẤĐ và TQ đều có lợi ích trên biển và New Delhi luôn xây dựng năng lực để bảo toàn các quyền lợi của mình.

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc bị Mỹ chỉ trích về “đường Lưỡi bò” trên Biển Đông đã phản ứng tức tối, lên án Mỹ coi thường hòa bình và sự phát triển của khu vực CÁ - TBD. Trong cuộc họp báo ngày 8/2, trả lời câu hỏi về việc ngày 5/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ nói rằng việc TQ dựa trên “đường 9 đoạn” tuyên bố quyền và lợi ích biển là không phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế, phải tiến hành làm rõ và điều chỉnh lập trường về việc này, NFN/BNG/TQ Hổng Lỗi tuyên bố: "Quyền và lợi ích biển của TQ ở “Nam Hải” (Biển Đông) là do lịch sử hình thành, đồng thời được sự bảo vệ của luật pháp quốc tế. Đối với tranh chấp biển giữa các quốc gia liên quan, TQ trước nay luôn nỗ lực cùng với các nước đương sự liên quan trực tiếp thông qua đàm phán và tham vấn đề giải quyết. Đồng thời, TQ hết sức quan tâm cùng với các quốc gia ASEAN cùng nhau bảo vệ hoà bình ổn định của “Nam Hải” thông qua thực hiện DOC.

Lập trường nói trên của TQ là rõ ràng, nhất quán. Gây ra chuyện, thổi phồng căng thẳng không giúp ích gì cho bảo vệ hoà bình ổn định của khu vực ĐNÁ. Việc một số quan chức của Mỹ phát biểu về việc này ở phiên điều trần của Quốc hội Mỹ không phải là hành vi mang tính xây dựng.

Chúng tôi thúc giục phía Mỹ có thái độ lý trí, công bằng hợp lý, phát huy vai trò mang tính xây dựng cho hoà bình ổn định và sự phát triển phồn vinh của khu vực chứ không phải ngược lại".

+ RFI - 9/2: Tương quan quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc TQ phát triển quân sự buộc các nước láng giềng phải gia tăng chi phí quốc phòng. Nhận định này không phải là mới, nhưng vừa được các chuyên gia thuộc Học viện quốc tế nghiên cứu chiến lược - IISS, trụ sở tại London, khẳng định lại trong báo cáo thường niên về cán cân quân sự 2014.

Tuy nhiên, trong tương lai, cho dù có tăng ngân sách quốc phòng lên bằng Mỹ, thì TQ còn phải mất thêm nhiều thập niên nữa mới có thể cạnh tranh được với sức mạnh quân sự của Mỹ.

Với tốc độ tăng chi phí quân sự như trong những năm qua, có thể vào cuối những 2030, ngân sách quốc phòng của TQ sẽ tương đương với Mỹ. Nhưng, ngay cả trong trường hợp này, sức mạnh quân sự, kinh nghiệm cũng như khả năng tác chiến xa lãnh thổ quốc gia của quân đội TQ vẫn kém xa Mỹ.

Ông Christian Le Miere, chuyên gia về hải quân và an ninh hàng hải của IISS, nhấn mạnh : “Các xung đột lãnh thổ, nhất là các xung đột trên biển, đương nhiên là chất xúc tác thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á”. Theo chuyên gia này, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và nhìn chung, về khả năng triển khai lực lượng tác chiến ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, các cường quốc phương Tây vẫn giữ vị trí thống trị về sức mạnh quân sự, ít nhất là trong nhiều thập niên nữa.

Với một thái độ lạc quan hơn, ông Ben Barry, chuyên gia về chiến tranh trên bộ của IISS, cho rằng “không nên coi sự lớn mạnh về quân sự của TQ là hoàn toàn tiêu cực”, bởi vì nhờ vậy, quân đội TQ có thể đóng một vai trò ngày càng lớn trong các hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ và hải quân TQ đã từng tham gia vào chiến dịch chống hải tặc ở Ấn Độ Dương.

+ RFI, RFA - 10/2: Trung Quốc lên án lời cảnh báo của Mỹ về vùng phòng không tại Biển Đông. Ngày 10/2, TQ đã lên án lời phát biểu của Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Herbert Carlisle là “vô trách nhiệm”, sau khi viên chức này cảnh báo nếu Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông thì đây sẽ là động thái “hết sức khiêu khích”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/2, NFN/BNG/TQ Hoa Xuân Oánh nói rằng việc thành lập một vùng nhận dạng phòng không là một “quyền hợp lý” của mọi quốc gia. “Các viên chức liên quan cần ngưng đưa ra những lời bình luận vô trách nhiệm về việc TQ thực hiện những quyền hợp pháp và hợp lý của mình”.

+ RFA - 10/2: Người dân Philippines ủng hộ việc đưa Trung Quốc ra tòa án quốctế. Ngày 9/2, BNG/PLP cho biết một cuộc điều tra gần đây do chính phủ PLP thực hiện cho thấy người dân PLP ủng hộ mạnh mẽ quyết định của chính phủ nước này đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với TQ trên biển Đông ra tòa trọng tài Quốc tế.

Cuộc điều tra cho thấy có đến 81% trong số 1.550 người PLP được hỏi cho biết họ ủng hộ quyết định của chính phủ. Cuộc điều tra được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp từ ngày 11/12 đến 16/12 vừa qua với tỷ lệ sai số là 3%. NFN/BNG/PLP Raul Hernandez nói kết quả này đã củng cố thêm quyết định của chính phủ về việc theo đuổi cuộc chiến pháp lý với TQ.

+ Tin từ Thượng Hải - 10/2: Đại sứ Trung Quốc tại Anh trình bày về Chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự của Trung Quốc(Mạng Nhân Dân, Hoàn cầu - 10/2): Đại sứ TQ tại Anh -Lưu Hiểu Minh mới đây đã có bài phát biểu tại Viện nghiên cứu các vấn đề Quốc tế Hoàng gia Anh, với Chủ đề “TQ là lực lượng hòa bình ổn định của Châu Á”, đã trình bày về chính sách châu Á và Ngoại giao láng giềng của TQ, đồng thời giải đáp về chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự của TQ trước những quan tâm về việc TQ tăng chi tiêu quốc phòng, khẳng định:

Một là, lãnh thổ của TQ rộng lớn với diện tích 96 triệu km2, gấp 40 lần nước Anh và gấp 25 lần NB, nhưng chi phí quân sự chỉ bằng 3 lần của Anh, Nhật. TQ có tới 14 nước láng giềng trên bộ và 8 nước láng giềng phía biển, trong khi Anh, Nhật chỉ có vài nước. TQ có đường biên giới chung là 22.000 km trên bộ và 32.000 km trên biển, quân đội TQ gánh vác trách nhiệm to lớn trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Hai là, sự gia tăng sức mạnh quân sự TQ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu quốc phòng của TQ. Hơn 30 năm qua nền kinh tế TQ luôn giữ mức tăng trưởng 02 con số nhưng dự chi Quốc phòng của TQ trong tỷ trọng GDP ngày càng giảm. Hơn nữa, mức chi tiêu bình quân đầu người của quân đội TQ là mức thấp nhất trong các nước lớn, chỉ chiếm 1/22 của Mỹ, 1/9 của Anh và 1/5 của NB, nếu xét về mức kinh phí quân sự theo đầu người, TQ chỉ bằng 1/10 Mỹ và 1/5 Nhật. Qua so sánh những con số này có thể thấy, việc tăng kinh phí quân sự của TQ là phù hợp.

Ba là, môi trường bên ngoài của TQ ngày càng phức tạp, quyền lợi ở nước ngoài ngày càng tăng. Đối tác thương mại của TQ ngày càng nhiều, TQ đã vượt Mỹ trở thành nước thương mại lớn nhất toàn cầu, mối quan ngại đối với an ninh đường biển ngày càng tăng. TQ không những coi trọng và tích cực tham gia vào hành động gìn giữ hòa bình của LHQ, mà còn tiến hành hộ tống hải quân đối với tàu thuyền thương mại của TQ và nhiều nước khác tại vùng Vịnh Eden.

Bốn là, mức độ minh bạch quân sự của TQ ngày càng nâng cao. TQ cứ 2 năm/lần công bố về Sách trắng Quốc phòng, giới thiệu một cách toàn diện và hệ thống về Chính sách quốc phòng và Xây dựng quốc phòng của TQ. Ngoài ra, dự chi quốc phòng của TQ hàng năm đều được đệ trình để Quốc hội phê chuẩn và công bố công khai.

Năm là, chiến lược Hạt nhân của TQ là minh bạch nhất. TQ là nước duy nhất trong các nước lớn hạt nhân cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, không sử dụng vũ khí hạt nhân đối với những nước không có vũ khí hạt nhân.

Sáu là, TQ kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, phản đối chủ nghĩa bá quyền, điều này đã được ghi rõ trong Hiến pháp của TQ. TQ từ xưa đến nay chưa từng chiếm lãnh một tấc đất của nước khác, cũng chưa có bất kỳ căn cứ quân sự nào ở nước ngoài. Chính sách quốc phòng của TQ là hoàn toàn mang tính phòng ngự, hòa bình.

+ Tin từ Trung Quốc - 11/2: Tờ Tin tức Tham khảo ngày 11/2 đưa tin “Trung Quốc có kế hoạch thăm dò băng cháy ở Nam Hải (Biển Đông)”, cụ thể: TQ bắt đầu nỗ lực điều tra băng cháy, nguồn tài nguyên dưới đáy biển thế hệ mới. Chính phủ TQ phát hiện khu vực Bắc “Nam Hải” chứa đựng khối lượng lớn băng cháy, có kế hoạch từ nay về sau mở rộng phạm vi điều tra, thực hiện hoạt động thương mại hoá vào những năm 30 của thế kỷ này. Đối với TQ, nước tiêu thụ nguồn năng lượng càng ngày càng lớn, tất nhiên mong muốn nguồn năng lượng mới trong nước sản xuất, nhưng việc này cũng có khả năng trở thành nguyên nhân xảy ra va chạm mới về nguồn tài nguyên dưói đáy biển với các quốc gia xung quanh. Tháng 12/2013, Bộ Tài nguyên Đất đai TQ tuyên bố phát hiện thấy băng cháy có trữ lượng quy đổi tương đương với 100 tỷ đến 150 tỷ m3 khí tự nhiên ở vùng biển sâu 600 - 1000 m phía Nam tỉnh Quảng Đông, tương đương với quy mô của một mỏ dầu khí tiêu chuẩn loại rất lớn, TQ đã lấy thành công mẫu băng cháy có độ tinh khiết cao, báo chí TQ cho biết, việc này đã củng cố “cơ sở kỹ thuật” cho việc điều tra vùng biển. TQ đã trở thành quốc gia thứ tư lấy được mẫu hiện vật sau Mỹ, NB và Ấn Độ.

Báo chí TQ cho biết, dựa trên suy đoán, trữ lượng băng cháy của “Nam Hải” tương đương với 68 tỷ tấn dầu mỏ, ngoài ra tỉnh Thanh Hải cũng phát hiện băng cháy có trữ lượng tương đương với 35 tỷ tấn dầu mỏ. Bộ Tài nguyên Đất đai đang chuẩn bị mở rộng đối tượng điều tra ra toàn bộ khu vực và vùng biển xung quanh của TQ. Nếu TQ triển khai điều tra ở Đông Hải và “Nam Hải” nơi được cho là có trữ lượng băng cháy vô cùng lớn, thì có khả năng sẽ dẫn đến sự phản đối của các quốc gia láng giềng.

Tân Hoa xã ngày 11/2 đưa tin “Tư lệnh hạm đội Nam Hải Trung Quốc cho biết, việc huấn luyện biển xa của hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thường trực hoá”, cụ thể: trải qua 23 ngày, hành trình gần 8.000 hải lý, xuyên qua 6 eo biển, đi qua 2 đại dương, biên đội huấn luyện biển xa tuần tra chuẩn bị chiến đấu của hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn, hai tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu và Vũ Hán đã trở về cảng Trạm Giang ngày 11/2/2014, kết thúc chuyến huấn luyện quân sự mang tính thường kỳ lần này. Chỉ huy biên đội huấn luyện biển xa, tư lệnh hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt cho biết, cùng với việc thường xuyên hoá huấn luyện biển xa, vùng biển huấn luyện càng mở rộng thêm, nội dung huấn luyện càng nhiều hơn, huấn luyện gần với chiến đấu thực sự hơn. Bước tiếp theo, việc huấn luyện biển xa sẽ phát triển theo hướng từ thường xuyên sang thường trực.

+ Tin từ Mỹ, RFI - 11/2: Biển Đông: Mỹ lại chống việc dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền. Ngày 13/2, NT Mỹ John Kerry sẽ lại lên đường công du châu Á với các chặng ngừng tại Seoul, Bắc Kinh, và Jakarta. Vấn đề Biển Đông chắc chắn là một điểm nóng trong chương trình nghị sự của người lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ.

Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra vào lúc khẩu chiến Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn về tính chấp phi pháp của đường lưỡi bò và các động thái quyết đoán của TQ nhằm áp đặt yêu sách biển đảo của mình.

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington vào ngày 11/2, trả lời câu hỏi về nội dung các vấn đề mà ông Kerry có thể bàn bạc với TQ, bà Marie Harf, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chưa cho biết cụ thể nhưng cho rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nhắc lại quan điểm chống lại việc dùng sức mạnh để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, từng được ông Danny Russel Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách CÁ - TBD trình bày trước Tiểu ban CÁ - TBD thuộc Ủy Ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào tuần trước.

Riêng về phản ứng của TQ trước nhận định công khai của ông Russel về tính chất không phù hợp với luật pháp quốc tế của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn được Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi chủ quyền trên Biển Đông, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhắc lại tuyên bố của ông Russel theo đó “tính chất khiêu khích trong một số hành động của TQ đã làm nảy sinh nhiều mối quan ngại trong vùng về ý đồ lâu dài của TQ”.

Riêng về bản đồ đường lưỡi bò, bà Harf cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã xác định rằng: “Căn cứ theo luật quốc tế, mọi đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, như đường chín đoạn của TQ, phải lấy cơ sở từ các thực thể lãnh thổ đã được Luật Biển LHQ quy định, và luật quốc tế phải là cơ sơ duy nhất có giá trị để đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông”.

+ BBC, RFA - 11/2: Trung - Nhật. Ngày 11/2, tờ báo ĐCS/TQ Nhân dân Nhật báo đã có bài viết chỉ trích TTg NB Shinzo Abe bằng những lời lẽ nặng nề một cách bất thường, sau việc TTg Nhật mới đây so sánh căng thẳng giữa hai quốc gia với quan hệ Anh - Đức trước Thế chiến I.

Tờ báo viết: “Việc ông Abe đưa ra sự thật méo mó và trắng trợn về TQ dùng logic của những kẻ bất lương là minh chứng cho việc NB từ chối công nhận lịch sử xâm lăng đen tối, bành trướng lãnh thổ và đóng chiếm thuộc địa thời đế quốc…. Trò tung hứng của các chính trị gia NB như trò hề thỉnh thoảng lại xuất hiện trên sân khấu lịch sử. Nếu NB từ chối bước ra khỏi vòng tròn ma giáo mà họ đã tự vẽ ra và bướng bỉnh định nghĩa công lý quốc tế bằng những ảo tưởng lịch sử, chúng tôi sẽ chăm sóc họ tới cùng… Tuy nhiên, nếu sự việc phải xảy ra theo cách này, kết thúc của nó sẽ gây thảm cảnh ghê sợ cho toàn nước Nhật”.

Bài viết gay gắt này sau đó được Tân Hoa xã đăng lại bằng tiếng Anh, và đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền TQ muốn phổ biến nó tới độc giả quốc tế.

Trong khi đó, Reuters cho biết, liên quan tới câu nói của TTg NB Abe, mặc dù nhiều báo dẫn lời TTg Nhật so sánh quan hệ Trung - Nhật với quan hệ Anh - Đức hồi thế chiến thứ nhất, song bản ghi âm câu trả lời bằng tiếng Nhật cho thấy người phiên dịch có lẽ đã dịch thiếu. AFP dịch chính xác từ tiếng Nhật lời ông Abe: “Năm nay đánh dấu 100 năm kể từ Thế chiến I. Lúc đó Anh và Đức có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ, nhưng họ đã tham chiến… Nếu điều như anh/chị vừa nói xảy ra, nó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới cả NB và TQ, và cũng gây thiệt hại lớn tới thế giới…”.

Trong một tin khác, cựu TTg/NB Tomiichi Murayama ngày 11/2 đã gặp ba phụ nữ HQ từng bị buộc làm gái giải sầu cho quân đội Thiên Hoàng trước đây. Được biết, ông Tomiichi Murayama đã đến HQ theo lời mời của đảng đối lập tại đó. Ông đã có đề nghị được gặp TTh Park Geun-hye nhưng bị từ chối với lý do lịch làm việc của bà Tổng thống đã kín.

+ Tin từ Thượng Hải - 11/2: Trung - Mỹ - Nhật: Nhân dân Nhật báo ngày 11/2 có bài “Mỹ tìm cách giảm căng thẳng tại Đông Á”, nội dung chính như sau: Theo quan sát, NT Mỹ John Kerry sẽ tìm cách giảm căng thẳng Trung - Nhật bởi Mỹ đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan ngày càng trầm trọng tại Đông Á.

Ông Kerry sẽ thăm châu Á từ ngày 13-18/2 với các trạm dừng chân tại Seoul, Bắc Kinh, Jakarta và Abu Dhabi. Đây là chuyến thăm châu Á lần thứ 5 của ông Kerry trong 12 tháng qua. Tại Bắc Kinh, ông Kerry sẽ truyền thông điệp Mỹ cam kết theo đuổi quan hệ toàn diện, hợp tác và tích cực với TQ, đồng thời hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và thịnh vượng của TQ mà đóng vai trò tích cực đối với các vấn đề thế giới.

Tuy nhiên, Wang Xinsheng, giáo sư khoa sử học ĐH Bắc Kinh cho rằng:

(i) Khi căng thẳng Trung - Nhật tiếp tục gia tăng, Mỹ muốn dừng việc hai quốc gia tiếp tục khiêu khích lẫn nhau và loại bỏ khả năng xung đột vũ trang tại khu vực. Chuyến thăm lần này của NT Kerry hiển nhiên để phục vụ cho mục đích trên.

(ii) Quan hệ Trung - Nhật - Hàn đang bị phủ bóng bởi các tranh chấp lịch sử và lãnh thổ và càng xấu đi khi TTg/NB Abe thăm đền Yasukuni. Bắc Kinh cho biết chuyến thăm đã đóng cửa các trao đổi cấp cao giữa hai nước. Tương tự, ngày 8/2, BNG/HQ đã bác bỏ khả năng gặp cấp cao với NB. Nhà Trắng tỏ thất vọng về chuyến thăm đền của Abe.

Thời báo Tài chính cho biết TTh Obama đang bị kéo vào quan hệ căng thẳng gia tăng giữa hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Đông Á. Mặc dù vậy, trong cuộc gặp với NT Nhật Fumio Kishida tại Washington ngày 7/2, Mỹ đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ NB và hợp tác an ninh chặt chẽ Mỹ - Nhật.

Tao Wenzhao, nhà nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội TQ cho biết Mỹ đã thúc giục Nhật vài lần cải thiện quan hệ với TQ và HQ sau chuyến thăm đền của Abe. Mỹ cũng không muốn thấy xu hướng gia tăng của phái cánh hữu tại NB. Chuyến thăm của Kerry cũng nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm tới châu Á của Obama vào tháng 4 nhằm thúc đẩy chiến lược trụ cột châu Á của Mỹ.

Tuy nhiên, ngày 9/2, Reuters lại nhận định Kerry sẽ phải nỗ lực nhiều bởi có nhiều ý kiến tại châu Á cho rằng chiến lược trụ cột châu Á của Obama mang tính hình thức hơn thực chất. Kerry cũng đối mặt với các chỉ trích trong thời gian qua ông đã chú trọng quá nhiều vào nỗ lực hòa bình tại Trung Đông hơn tái cân bằng trọng tâm kinh tế quân sự tại châu Á.

+ Tin từ Trung Quốc - 12/2: Trung Quốc: Biển Đông. Mạng Tin tức TQ ngày 11/2 đưa tin, ngày 24/1, chiếc tàu khảo sát dưới nước đầu tiên của TQ, tàu “Khảo cổ TQ 01” do Cục Văn vật quốc gia và công ty công nghiệp tàu thủy Đông Phong Trường Hàng Trùng Khánh kết hợp đóng mới đã chính thức hạ thủy ở Trùng Khánh.

Thông tin cho biết thêm, tàu “Khảo cổ TQ 01” đã chính thức khởi công đóng mới từ ngày 11/4/2013; trước mắt đã bước vào giai đoạn chạy thử kiểm nghiệm, đầu tháng 5/2014 sẽ chính thức bàn giao tàu. Dựa theo kế hoạch tiếp theo, tàu “Khảo cổ TQ 01” sẽ được kéo đến Nam Kinh lắp đặt trang thiết bị, sau đó đến Thượng Hải tiến hành thử nghiệm trên biển, sau khi được bàn giao chính thức tàu có thể sẽ đến vùng biển “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa) của TQ tiến hành chuyến khảo cổ đầu tiên.

Hải Nam Nhật báo ngày 12/2 đưa tin, “Tam Sa” cách xa đảo Hải Nam, các đảo, đá thiếu nước, điện, giao thông trên biển không thuận lợi, việc đảm bảo cho tiếp tế khó khăn, điều kiện công tác và sinh hoạt của cư dân và nhân viên công tác ở “Tam Sa” vô cùng khó khăn. Do đó, Ủy viên Chính hiệp tỉnh Hải Nam Trần Tế Dương kiến nghị dành cho cư dân và nhân viên công tác ở “Tam Sa” sự quan tâm tương ứng, hoàn thiện hơn nữa cơ chế trợ cấp cho cư dân và nhân viên công tác ở “Tam Sa”.

Mạng Nam Hải ngày 10/2 đưa tin, kể từ khi du lịch “Tây Sa” bằng tàu khách Coconut Princess khai thông vào ngày 28/4/2013 đến nay, du lịch “Tây Sa” đã tiếp đón hơn 2300 lượt du khách, trở thành một điểm sáng mới của du lịch Nam Hải. Giá cả du lịch tàu khách “Tây Sa” từ hơn 4000 NDT đến hơn 9000 NDT, chủ yếu là đi thăm mấy đảo không có người ở. Cư dân mạng phản ánh giá cả du lịch “Tây Sa” hơi cao, địa điểm thăm quan hơi ít, về vấn đề này, Bí thư Thị ủy, Thị trưởng “Tam Sa” Tiêu Kiệt cho biết, nội dung du lịch tàu khách “Tây Sa” sẽ phong phú hơn, địa điểm cho du khách đến thăm sẽ tăng lên, giá cả sẽ rẻ hơn. 

+ Tin từ Thượng Hải - 12/2: Trung - Nhật. Hãng tin TQ ngày 12/2 đăng bài viết về“Đại sứ Trung Quốc tại Lào”: Quan điểm của Thủ tướng Abe về đền Yasukuni đã thách thức kết quả chiến tranh thế giới thứ 2 và trật tự quốc tế sau chiến tranh:

Ngày 10/2, Đại sứ TQ tại Lào Quan Hoa Binh đăng bài viết với tựa đề “Chỉ có lấy lịch sử làm gương mới có thể hướng tới tương lai”. Theo đó, bài viết có một số nội dung đáng chú ý sau:

(1) Sự thật đã phản bác lại biện hộ của TTg Nhật Abe cho chuyến viếng đền Yasukuni, nơi thờ tội phạm chiến tranh hạng A trong chiến tranh thế giới thứ 2, của ông, đồng thời vạch trần thực chất “quan điểm lịch sử về đền Yasukuni,” của ông Abe là thách thức kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai và trật tự quốc tế sau Chiến tranh;

(2) NB ngang nhiên xâm lược Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945, đàn áp tàn khốc các nhân sĩ chống Nhật và những người Cộng sản ở các nước Đông Nam Á, hãm hại và chèn ép văn hóa địa phương, cướp bóc mạnh mẽ tài nguyên quý báu của các nước Lào, VN v.v, cưỡng bức nhân dân địa phương trồng đại trà các vật tư cho chiến tranh như bông, đay v.v, phát hành phiếu Quân dụng dẫn đến lạm phát nghiêm trọng, khiến nhân dân Đông Nam Á đói rét khổ cực, cuộc sống tang thương.

(3) Theo thống kê, từ năm 1944 đến cuối năm 1945, chỉ riêng VN đã có 2 triệu người chết đói, chiếm 1/10 tổng dân số VN lúc đó. Ngoài ra, năm 1945, quân Nhật còn tàn nhẫn gây nên “vụ thảm sát Ma-ni-la”, khiến 100.000 dân thường PLP chết; cưỡng bức 500.000 lao động ở Gia-va sang nước ngoài xây dựng đường sắt và cơ sở quân sự, trong đó có 230.000 người chết ở nơi đất khách quê người; cưỡng bức 80.000 người Malaysia xây dựng đường sắt TL-Myanmar làm 40.000 người gặp nạn.

(4) Lãnh đạo NB viếng đền Yasukuni thực chất là NB muốn phủ nhận và tô hồng lịch sử xâm lược nước ngoài và ách thống trị thực dân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, thách thức kết quả Chiến tranh thế giới thứ 2 và trật tự quốc tế sau Thế chiến. Điều này tất yếu sẽ vấp phải sự phản đối và lên án mạnh mẽ.

Mỹ - Trung - Nhật: Hãng tin TQ ngày 12/2 đăng bài về “Mỹ cho biết chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry tới Trung Quốc nhằm thảo luận cách thức hợp tác Mỹ - Trung và phủ nhận quan hệ Mỹ - Nhật căng thẳng”: NT Mỹ John Kerry sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á lần thứ 5 từ ngày 13/2, thăm TA, HQ, Indonesia và Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất.

BNG Mỹ mới đây đã cho biết: (i) NT Mỹ John Kerry sẽ thăm TQ từ ngày 14-15/2 và hội đàm với các quan chức cấp cao chính phủ TQ để truyền đi thông điệp về việc Mỹ đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung hợp tác toàn diện, hoan nghênh một TQ trỗi dậy hoà bình và phồn thịnh phát huy vai trò tích cực trong công việc quốc tế; (ii) Thảo luận tất cả các phương thức hợp tác Mỹ-Trung, đồng thời phủ nhận cách nói về ông Kerry không thăm NB nói lên quân hệ Mỹ-Nhật căng thẳng.

Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra vào lúc quan hệ khu vực căng thẳng. Bên ngoài đang quan tâm rộng rãi về chuyến thăm lần này của ông Kerry không dừng chân tại NB. Có phân tích cho rằng, ông Kerry không thăm NB đã giáng một đòn trần trọng cho ngoại giao NB, đặt biệt là sau khi TTg/NB Abe viếng đền Yasukuni. Động thái này của ông Kerry có vẻ cố ý “lạnh nhạt” NB.

NFN/BNG/Mỹ cho biết: Ông Kerry sẽ tái khẳng định lập trường của Mỹ trong vấn đề tranh chấp biển. Mỹ sắp xếp hành trình chuyến thăm có nguyên nhân nhất định, ông Kerry không thăm NB không có nghĩa quan hệ Mỹ-Nhật xuất hiện căng thẳng, NB là đồng minh then chốt của Mỹ.

+ Tin từ Singapore - 12/2: Chính sách đối ngoại của Indonesia. Strait Times ngày 12/2 có bài “A more confident and difficult Indonesia” của Hugh White, trong đó, qua quyết định đặt tên tàu của Indonesia vừa qua, cũng như một số vấn đề trong quan hệ giữa Indomesia và Australia, tác giả đặt câu hỏi là liệu chính sách đối ngoại của Indonesia có đang điều chỉnh để xác lập lại vị trí trong khu vực, tương xứng với sức mạnh hiện nay của nước này, nhất là trong bối cảnh khu vực đang phải thay đổi trước ảnh hưởng của sự trỗi dậy của TQ, sự nổi lên của Ấn Độ và tác động không thể tránh khỏi của Mỹ và NB. Theo tác giả, sẽ không nghi ngờ gì nếu như trong mấy năm tới, Indonesia trở nên tự tin hơn và quả quyết hơn, có cách tiếp cận ngoại giao và chiến lược hơn trong các vấn đề khu vực, và sẽ không chỉ thông qua diễn đàn ASEAN mà sẽ sử dụng ngày càng nhiều vai trò là một cường quốc độc lập. Tuy nhiên, không có lý do gì để kết luận rằng một Indonesia thay đổi sẽ đe dọa các nước láng giềng như Singaproe và Australia, song nhiều khả năng sẽ khó khăn hơn trong quan hệ với một Indonesia ngày càng khó thỏa hiệp. Tác giả kết luận, trong bối cảnh hiện nay, cả Indonesia và khu vực đều phải xem xét để có cách xử lý tốt hơn trong các vấn đề nhạy cảm.

Về việc Indonesia lấy tên hai người đánh bom tại Đường Orchard năm 1965 đặt tên cho chiến hạm mới. Ngày 11/2, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Ông Marty Natalegawa, đã chính thức phản hồi về phản ứng của Singapore đối với việc Indonesia lấy tên của hai người đánh bom tại Đường Orchard năm 1965 để đặt tên cho chiến hạm mới. Theo đó, Ông Marty nhấn mạnh, Indonesia không có ý gì xấu trong việc đặt tên, và Indonesia đã nghiêm túc xem xét những lo ngại của Singapore. Indonesia thực sự coi trọng quan hệ với Singapore và mong muốn mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển đúng hướng. BNG Indonesia sẽ sớm có công hàm trả lời BNG Singapore trong đó nhấn mạnh cam kết của Indonesia để giải quyết vụ việc và tiếp tục phát triển quan hệ song phương giữa hai nước.

Theo ông Marty, đối với Indonesia, vụ việc đặt bom năm 1965 đã được khép lại năm 1973, sau khi TTg Lý Quang Diệu đến đặt hoa tại mộ của hai người tấn công (trước đó đã bị phía Singapore kết án tử hình). Do đó, họ không nghĩ là việc đặt tên có thể gây phản ứng khi vấn đề đã khép lại trong quá khứ. Tuy nhiên, diễn biến vừa qua cho thất đây vẫn là vấn đề nhạy cảm đối với Singapore. Ở đây có sự hiểu lầm và thiếu thông tin giữa hai bên.

Cuộc họp báo của ông Marty được coi là nỗ lực của Jarkarta nhằm xoa dịu những căng thẳng giữa hai bên trong tuần qua, sau khi Singapore có phản ứng mạnh khi báo chí Indonesia đưa tin ý định đặt tên cho con tàu mới (Phó TTg - Bộ trưởng Quốc phòng Teo Chee Hean, Bộ trưởng Ngoại giao K. Shanmugam điện đàm cho người đồng nhiệm; Singapore hủy cuộc gặp giữa Lãnh đạo Bộ quốc phòng hai nước dự kiến sẽ diễn ra tại Triển lãm Hàng không Singapore 2014; Lãnh đạo Quốc phòng của Indonesia hủy chuyến thăm Triển lãm Hàng không tại Singapore). Dự kiến trong tuần tới, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sẽ phải trả lời trước Quốc hội về vấn đề này.

+ BBC - 13/2: Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa? Reuters ngày 12/2 đăng tải bài viết về khả năng một “cuộc chiến pháp lý” giữa các nước ASEAN với TQ trong lĩnh vực chủ quyền ở Biển Đông: PLP đã đưa tranh chấp chủ quyền biển với TQ ra tòa trọng tài quốc tế để phán xử theo Công ước LHQ về Luật biển và theo các luật sư, tòa án có thể cho phép các nước khác cùng tham gia. Tuy nhiên, TQ cho tới nay vẫn khước từ tham gia vụ kiện và đã cảnh báo VN không nên ủng hộ PLP.

Reuters nói Hà Nội vẫn đang cân nhắc và chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào. Trong khi đó, TQ vẫn tiếp tục các động thái ngày càng mạnh bạo tại Biển Đông.

Điều đáng chú ý là phản ứng của các nước liên quan. Báo chí nhà nước TQ đưa tin đoàn tàu tuần tra gồm hai tàu khu trục và một tàu đổ bộ hạng lớn đã tới gần bãi James Shoal (mà TQ gọi là Tăng Mẫu) chỉ cách bang Sarawak của Malaysia có 80 km. Tuy nhiên không rõ vì sao người đứng đầu hải quân Malaysia lại bác bỏ tin này, trong khiTân Hoa xã vẫn tường thuật chi tiết hải trình của các tàu TQ, rằng chúng đã qua các eo biển chiến lược của Indonesia là Lombok và Makassar để ra Ấn Độ Dương. Truyền thông TQ còn cho hay nước này đã đưa tàu tuần tra dân sự tải trọng 5.000 tấn tới quần đảo Hoàng Sa mà VN cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong khi thông thường giới chức Hà Nội chỉ đưa ra các phản đối có tính khuôn mẫu, giới quan sát cho rằng ở đằng sau VN đã có những hành động nghe ngóng và tham khảo ý kiến của giới chuyên gia luật quốc tế khiến TQ phải lên tiếng cảnh báo nước này không nên tham gia vụ kiện của PLP.

Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra, nói ông được giới chức VN cho biết đích thân Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị đã mang cảnh báo này tới cho quan chức VN trong chuyến đi Hà Nội tháng 9/2013. Theo ông Thayer, VN đang cố cưỡng lại áp lực để giữ quyền có thể có hành động bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Cựu NFN/BNG/VN Lương Thanh Nghị khi được hỏi về áp lực từ phía TQ đã không trả lời thẳng nhưng nói Hà Nội "theo dõi chặt các bước đi về luật pháp của Philippines". Đối với câu hỏi liệu VN có quyết định tham gia vụ kiện hay không, ông Nghị cũng chỉ trả lời rằng VN sẽ "sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết và hòa bình để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia".

Hiện tại đội ngũ gồm 5 luật sư Mỹ và Anh của PLP đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ đệ tòa trước thời hạn 30/3 nhằm chứng minh đường yêu sách chín đoạn, còn gọi là đường “lưỡi bò” của TQ, là bất hợp pháp theo Luật biển LHQ. Luật sư trưởng của PLP trong vụ này, Paul Reichler, thuộc công ty luật Foley Hoag đặt ở Washington DC, nói tòa trọng tài quốc tế có các điều khoản cho phép các nước khác xin tham gia. Tuy nhiên, liệu VN có quyết định tham gia hay không, chắc phải theo thời gian mới có lời giải đáp.

+ Tin từ Mỹ - 13/2: Mỹ ủng hộ Philippines trong trường hợp xung đột với Trung Quốc. Ngày 13/2, phát biểu tại Đại học Quốc phòng Quốc gia PLP, Đô đốc Greenert, Tư lệnh tác chiến lực lượng hải quân Mỹ cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ PLP trong trường hợp có xung đột với TQ trong các vùng tranh chấp ở biển Đông; Mỹ có trách nhiệm vì hai bên có hiệp ước an ninh; tuy nhiên ông không nói rõ là hình thức trợ giúp cụ thể như thế nào. Phát biểu của Đô đốc Greenert được coi là tuyên bố rõ ràng nhất về sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho quân đội PLP trong bối cảnh đối phó với sức mạnh của TQ trong các vùng tranh chấp.

Ông Greenert còn nói Mỹ ủng hộ việc PLP kiện TQ ra tòa án quốc tế và Mỹ sẽ cùng làm việc với các đồng minh để bảo đảm tự do hàng hải. Ông cũng cho biết Mỹ sẽ triển khai thêm các tàu chiến đến khu vực trong bối cảnh tái cân bằng lên con số 60 tàu so với 45 - 50 hiện nay.

Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc để làm gì?: Đài Tiếng nói nước Nga (Đêm 13/2): Washington và Bắc Kinh đã mệt mỏi với những cuộc đối đầu và đang cố gắng làm sao để tình hình căng thẳng ở châu Á không ngăn cản họ thực hiện một cuộc đối thoại chiến lược. Các chuyên gia Nga đưa ra nhận định trên trước chuyến công du Trung Quốc vào hai ngày 14-15/2 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Dự kiến ông Kerry sẽ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón. Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa hai bên trong năm mới.Trước chuyến thăm châu Á của ông John Kerry, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa ra một tuyên bố mang tính báo hiệu. Ông cảnh báo tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả hai đồng minh trong liên minh quân sự là Nhật Bản và Hàn Quốc, không nên khiêu khích Trung Quốc. Phó Giám đốc Viện IMEMO Vasily Mikheev cho rằng sau tuyên bố này là nỗ lực của Washington nhằm tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho chuyến công du của ông John Kerry đến Trung Quốc. Chuyên gia này nói về nội dung chính của các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và các "đối tác" tại Bắc Kinh như sau: “Chủ đề chính sẽ là sự hợp tác Trung-Mỹ. Mục đích là cố gắng giảm bớt căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát sinh do những cuộc tranh chấp lãnh hải. Trước hết, đó là căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực, trong đó có Philippines và Việt Nam”.

Có khả năng là vấn đề Triều Tiên cũng sẽ được đề cập tới tại cuộc hội đàm ở Bắc Kinh. Washington còn nhiều điều không hiểu rõ về những gì đang xảy ra ở Triều Tiên. Mà Trung Quốc lại sở hữu nguồn thông tin có giá trị. Chắc là khả năng nối lại các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ được nhắc đến. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách công Vladimir Evseev nhận định: “Trung Quốc quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán sáu bên. Giảm bớt phần nào căng thẳng là một nội dung mà Trung Quốc muốn bàn với Mỹ. Thêm nữa là đã có các điều kiện tiên quyết để cải thiện tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Không có động thái nào từ phía Bắc Triều Tiên có thể làm Mỹ khó chịu. Không có cuộc thử hạt nhân kế tiếp, không có các vụ phóng tên lửa đạn đạo cũng như không có vụ phóng tên lửa đẩy nào. Tôi nghĩ rằng Mỹ cũng đánh giá cao việc này”.Liệu các bên sẽ có thể tìm thấy tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh không khi vẫn còn tồn tại lập trường không nhân nhượng trong nhiều vấn đề? Chuyên gia Vasily Mikheev nhận xét khá lạc quan: “Họ có thể, bởi vì cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không muốn bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào.

Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn có chương trình nghị sự rất lớn. Đó không chỉ là hợp tác kinh tế, mà còn là ước muốn xây dựng một mối quan hệ mới giữa hai cường quốc này. Đúng là Mỹ đang lo ngại về những chi phí quân sự ngày một tăng của Trung Quốc, vốn tập trung vào việc hiện đại hóa lực lượng tên lửa hạt nhân và hải quân của họ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không làm trầm trọng thêm vấn đề này. Cũng như không để tình trạng đối đầu Trung-Nhật làm xấu đi quan hệ của họ với Trung Quốc. Trong việc này, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc trùng hợp nhau. Cụ thể là không thể để căng thẳng ảnh hưởng đến việc tổ chức, vốn hoàn toàn không đơn giản, một cuộc đối thoại chiến lược song phương”. Năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Nhiều chuyên gia xem chuyến công du của Ngoại trưởng John Kerry đến Bắc Kinh như một bước chuẩn bị cho cuộc gặp mới giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ bên thềm hội nghị này. 

Bốn chặng dừng chân của Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á: Đài BBC (Đêm 13/2): Thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có chuyến công du bốn quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines vào cuối tháng 4 tới. Tháng 10/2013, ông Obama đã phải hủy toàn bộ chuyến thăm châu Á bao gồm kế hoạch viếng thăm Malaysia, Philippines và tham dự hội nghị APEC tại Indonesia cũng như hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei vì chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Thông cáo ngày 12/2 viết: “Chuyến công du này là một phần trong cam kết của Tổng thống về tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và hợp tác đảm bảo an ninh giữa Mỹ và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Nhà Trắng cho biết tại Nhật Bản, ông Obama sẽ có cuộc gặp Thủ tướng Shinzo Abe để bàn về hai chủ đề trọng tâm là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và “một loạt các thách thức ở châu Á và trên toàn cầu”. Điều này cho thấy nghị trình chuyến thăm có thể sẽ bao gồm cả vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung-Nhật trên biển Hoa Đông.

Tại Hàn Quốc, cuộc gặp của ông Obama với Tổng thống Park Geun-hye sẽ bàn về “những diễn biến gần đây ở Triều Tiên”, những nỗ lực giữa hai nước nhằm thúc đẩy việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và việc thực thi hiệp định FTA Hàn Quốc-Mỹ.Tại Malaysia, ông Obama sẽ có cuộc gặp Thủ tướng Najib Razak nhằm thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quốc phòng giữa Mỹ với quốc gia mà Washington gọi là “một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á”.Điểm dừng cuối cùng của Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á là quốc gia đồng minh Philippines, nơi ông và Tổng thống Benigno Aquino sẽ bàn về vấn đề “làm mới liên minh quốc phòng giữa hai nước” và nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế.Kể từ năm 2009, ông Obama đã có hàng loạt chuyến thăm đến các quốc gia châu Á trên cương vị Tổng thống, trong đó có Trung Quốc. Năm 2011, ông tuyên bố Mỹ sẽ chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại từ khu vực Trung Đông sang châu Á, cùng với việc tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trong khu vực. Tháng 7/2013, Mỹ và Viêt Nam chính thức thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện", sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang với Tổng thống Obama. Cũng trong cuộc gặp này, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã mời ông Obama sang thăm Việt Nam. Đáp lại lời mời này, ông Obama nói ông sẽ “cố gắng” đến Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Lê Sơn (gt)