BIỂN ĐÔNG

+ RFA, RFI - 31/7: Việt Nam - Philippines. Ngày 1/8, tại Manila, NT/VN Phạm Bình Minh và NT/PLP Albert del Rosario đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 7 của Uỷ ban Hợp tác Song phương VN - PLP. Theo NFN/BNG PLP Raul Hernandez, hai bên chú trọng tới các vấn đề hợp tác quốc phòng, an ninh, hàng hải, thương mại, đầu tư và nông nghiệp.

Một trong những vấn đề mà các chuyên gia phân tích muốn biết là quan điểm công khai của VN sẽ ra sao trên vụ kiện đường lưỡi bò TQ mà PLP đang xúc tiến trước Tòa án Luật Biển LHQ. Cho đến nay, Hà Nội vẫn né tránh, không ra mặt chính thức hậu thuẫn cho Manila, chỉ xác định, như tuyên bố của NFN/BNG/VN gần đây, trong tư cách một quốc gia ven biển có quyền lợi hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, “VN quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này”.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề VN và PLP cũng có tranh chấp chủ quyền chồng chéo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Giới phân tích đều cho rằng Hà Nội và Manila cần tìm cách xử lý trước các tranh chấp song phương này để có thế mạnh hơn trong đàm phán với TQ.

+ BBC, RFA - 31/7: Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ - Philippines - Trung Quốc. Ngày 31/7, phát biểu trước báo giới, NT/PLP Albert del Rosario cho biết, Mỹ sẽ tăng gần 70% mức trợ giúp quân sự cho PLP trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp chủ quyền với TQ. Cụ thể, Mỹ sẽ tăng mức viện trợ quân sự từ 30 triệu USD trong tài khoá tới lên khỏang 50 triệu USD - mức cao nhất kể từ khi quân đội Mỹ trở lại PLP hồi năm 2000. Vẫn theo NT del Rosario, thì PLP có thể được cung cấp chiến hạm thứ ba loại Hamilton để tăng nỗ lực tuần tra biên hải.

NT/PLP cũng công khai xác nhận rằng, máy bay trinh sát P-3 Orion của Hải quân Mỹ từ năm 2010 đã thường xuyên bay qua khu vực tranh chấp chủ quyền giữa PLP và TQ, đồng thời đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân sự của TQ trong khu vực này. Khi được hỏi liệu việc Mỹ giúp PLP như vậy có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ hay không, ông Del Rosario nhấn mạnh đến quan hệ thân thiện giữa Washington và Manila, cũng như đại cục trong khu vực. PLP và Mỹ có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược. Ngoài ra, Mỹ muốn duy trì hòa bình ở CÁ - TBD và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông, do đó “Chúng tôi tin rằng họ có quyền hiện diện… Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt”.

+ Đài Tiếng nói nước Nga, RFA, VOA - 31/7: Trung Quốc tuyên bố gác tranh chấp lãnh hải. Phát biểu tại phiên họp của Bộ Chính trị ngày 31/7, CT/TQ Tập Cận Bình cho biết, Bắc Kinh sẽ gác lại những vụ tranh chấp lãnh hải và tìm cách phối hợp phát triển hàng hải tại những khu vực tranh chấp. TQ sẽ không hy sinh quyền lợi cốt lõi của mình, nhưng sẽ giải quyết tranh chấp trong hoà bình với các lân quốc qua thương nghị.

Trong khi đó, Mạng Ủy ban giám sát quản lý tài sản công của Quốc Vụ viện ngày 31/7 đưa tin, gần đây, công ty mạng lưới điện Hải Nam thuộc công ty mạng lưới điện phía Nam đã cùng với chính quyền thành phố “Tam Sa” ký “Thỏa thuận khung hợp tác chiến lược phát triển điện lực Tam Sa”. Theo thỏa thuận, trong thời gian 2013 - 2015, công ty mạng lưới điện Hải Nam có kế hoạch đầu tư 300 triệu NDT cải tạo mạng lưới điện hiện có của “Tam Sa” và xây mới dự án nguồn điện, mạng lưới điện…

Đài Loan sẽ tăng công suất cầu cảng tại khu vực các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Báo “China Post” của ĐL ngày 31/7 đưa tin, chính quyền ĐL đã phân bổ khoảng 110 USD để nâng công suất cầu cảng tại các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Công trình dự kiến bắt đầu vào năm 2014 sẽ được tiến hành trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất của quần đảo. Sau khi hoàn thành, những cầu cảng này sẽ có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 2000 tấn, như những tàu hải quân mang tên lửa thuộc dự án "Quan Hua VI" của Hải quân ĐL.

+ BBC, RFI, VOA - 31/7: Về việc Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án sử dụng vũ lực tại Biển Đông. Ngày 29/7, toàn thể Nghị sỹ Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết mang số hiệu S. RES. 167 lên án mọi hành động cưỡng bức và đe dọa do các lực lượng trên biển tiến hành tại vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Lời lên án không nêu đích danh TQ, nhưng hầu như toàn bộ các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng kêu gọi các bên tranh chấp biển đảo trong khu vực là nên cố gắng tự kềm chế, tránh các hành động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang, trong đó có các hành vi “đưa người đến cư ngụ tại những hòn đảo lớn nhỏ, bãi cạn, bãi ngầm hay các thực thể địa dư khác”. Nghị quyết đặc biệt khẳng định hậu thuẫn của chính quyền Mỹ đối với tiến trình đi đến một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và TQ, cũng như các hoạt động ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vưc. Cuối cùng, Nghị quyết cũng xác nhận sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ đối với các hoạt động liên tục của Lực lượng Vũ trang Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Nghị quyết do TNS Robert Menendez (đảng Dân chủ, New Jersey), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện chủ xướng. Đồng tác giả là các TNS Bob Corker, Ben Cardin và Marco Rubio thuộc tiểu ban CÁ - TBD. Đáng chú ý là TNS Marco Rubio được nhiều người cho rằng sẽ là ứng viên của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào chức tổng thống Mỹ năm 2016.

Nghị quyết không đòi hỏi phải qua lưỡng viện và không cần được tổng thống ký. Tuy là nghị quyết sơ giản và không có hiệu lực về mặt luật pháp, nhưng Nghị quyết cho thấy rõ quan điểm của các thành viên Thượng viện Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Đông. Theo đài truyền hình NB NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ - một định chế có uy thế rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại - đã thông qua nghị quyết cứng rắn trên là vì quan điểm cứng rắn rõ ràng của Bắc Kinh trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay. Mặt khác, TQ được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được Thượng viện Mỹ thông qua năm 2012 tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ.

Khu vực Đông Bắc Á

+ Trung Quốc từ chối đối thoại với Nhật Bản (Kommersant - 31/7). Nỗ lực của chính quyền NB cải thiện quan hệ với TQ đã bị thất bại. Trong chuyến thăm TQ vừa qua, Thứ trưởng BNG/NB Akitaka Saikin đã không thỏa thuận được về việc tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa TTg NB S. Abe và CT/TQ Tập Cận Bình. TQ đưa ra điều kiện tổ chức cuộc gặp nếu NB thừa nhận đảo Senkaku do họ kiểm soát là lãnh thổ tranh chấp, điều NB không thể chấp nhận. Trong khi các nỗ lực ngoại giao không đem lại kết quả thì hai nước lại đặt cọc vào việc tăng cường tiềm năng quân sự.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á trực thuộc Đại học Quan hệ quốc tế Nga A.Lukin nhận xét rằng bản thân TQ cũng hiểu rằng họ đòi hỏi điều không thể khi đòi NB thừa nhận đảo Sankaku là vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng lãnh đạo Bắc Kinh sẽ tiếp tục có những hành động tương tự để thể hiện rằng đường lối cứng rắn của họ sẽ không thay đổi.

Theo đánh giá của ông Lukin, căng thẳng mới giữa hai nước có thể xuất hiện sau ngày 15/8 khi người Nhật sẽ có những hoạt động tưởng nhớ những người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh trước đây.

Hai bên tiếp tục coi nhau là đối thủ tiềm năng. Dù tuyên bố về sự cần thiết khôi phục quan hệ chiến lược với TQ, nhưng TTg Abe vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng NB sẽ bằng tất cả sức mạnh bảo vệ lợi ích biển của mình. Vì thế NB nỗ lực nâng cao khả năng quốc phòng của mình, ngân sách quốc phòng cho năm tài chính tới dự định tăng lên đến 46 tỷ USD. Nhưng NB cũng không dám mơ đến việc đuổi kịp TQ trong lĩnh vực này. Trong năm nay TQ chi cho quốc phòng 115 tỷ USD.

+ Thượng viện Mỹ: Trung Quốc “dùng vũ lực” nhằm thay đổi thực trạng lãnh thổ tại đảo Điếu Ngư (Mạng Hoàn cầu - 31/7). Nghị Quyết của Ủy ban Đối ngoại Đảng Dân Chủ mới đây đã khẳng định: (1) tình hình khu vực biển xung quanh đảo Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, trong đó có việc tàu quân sự TQ “kiểm soát radar bức xạ”. (2) tự do hàng hải khu vực CÁ - TBD “liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia của Mỹ”. (3) Mỹ cho rằng đảo Điếu Ngư thuộc kiểm soát của NB, nhận thức này “sẽ không thay đổi vì hành động đơn phương của bên thứ 3 (TQ)”. (4) Mỹ sẽ không do dự trong việc đối phó với bất kỳ hành động quân sự nào dựa vào “Hiệp ước bảo an Mỹ - Nhật”.

Vấn đề “kiểm soát radar bức xạ”, BQP TQ nhiều lần khẳng định: (i) cách nói của NB là không phù hợp với thực tế, phía NB cố tình bịa đặt nhằm tạo sự hiểu nhầm của dư luận quốc tế đối với quân đội TQ. (ii) lâu nay, NB vẫn bám đuổi cự ly gần và quấy nhiễu đối với tàu thuyền, máy bay của TQ, đe dọa đến an ninh tàu thuyền và máy bay của TQ, đây là nguyên nhân chính gây nên vấn đề an ninh trên biển và trên không giữa TQ - NB, TQ có đầy đủ chứng cứ chứng minh.

BNG/TQ cũng nhiều lần khẳng định, đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận là lãnh thổ xa xưa của TQ, TQ có chủ quyền không thế tranh cãi. “Hiệp ước bảo an Mỹ - Nhật” chỉ là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh lạnh, không nên lạm dụng và làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ 3. Phía Mỹ đã nhiều lần khẳng định lập trường trung lập trong tranh chấp lãnh thổ TQ - NB, hy vọng Mỹ lời nói đi đôi với việc làm, xuất phát từ tình hình chung hòa bình và ổn định khu vực, không nên đưa ra những tín hiệu sai lầm hoặc mâu thuẫn.

+ Đài Tiếng nói nước Nga - 31/7: Nhật Bản cố gắng giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Nga ủng hộ cố gắng của Nhật Bản. NB đã nhận được giấy phép về thăm dò kim loại hiếm trong khu vực đáy biển ở vùng Thái Bình Dương của Cơ quan đáy biển quốc tế - Tổ chức liên chính phủ này có thẩm quyền quản lý việc sử dụng các nguồn tài nguyên dưới đáy biển.

Theo giấy phép này, trong thời gian 15 năm, NB có thể thực hiện các công việc trong khu vực đáy biển với diện tích 3.000 mét vuông gần đảo Minamitorisima cách xa Tokyo khoảng 2 nghìn km về phía Đông. Tuy nhiên, các chuyên gia không nói về thời hạn cụ thể khi NB bắt đầu khai thác các kim loại đất hiếm.

Mấy năm trước đây, NB đã bắt đầu đầu tư vào việc khai thác và sản xuất kim loại đất hiếm ở Kazakhstan. Kết quả là tại thành phố Stepnogorsk của Kazakhstan đã xây dựng nhà máy sản xuất kim loại đất hiếm. Tháng 12/2012, xí nghiệp này đã được đưa vào hoạt động, còn vào mùa Xuân năm nay các lô hàng đầu tiên đã được cung cấp cho NB. Thành phẩm - quặng tinh các kim loại đất hiếm, trong đó có 13 nguyên tố quý giá. Ở giai đoạn đầu tiên, nhà máy sản xuất 1,5 nghìn tấn quặng mỗi năm, nhưng, như dự kiến, khối lượng sản xuất sẽ tăng dần tới 6 nghìn tấn.

Để tìm kiếm nguồn thay thế các kim loại đất hiếm, NB cũng có ý định sử dụng các thiết bị điện tử thải loại, đặc biệt là điện thoại di động và máy tính, như nguồn nguyên liệu thứ cấp.

Như vậy, NB cố gắng giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu kim loại đất hiếm từ TQ, nước có độc quyền trong lĩnh vực này. Hiện nay, khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm được khai thác trên thế giới nằm trên lãnh thổ TQ, nước này sản xuất hơn 90% khối lượng nguyên liệu chiến lược này được tiêu thụ trên thị trường toàn cầu. NB, Mỹ và EU là các khách hàng chính mua kim loại đất hiếm. Vì thế, khi vào năm 2009 TQ đã giảm mạnh khối lượng xuất khẩu và sản xuất các kim loại đất hiếm, thì mức giá các sản phẩm này đã tăng vọt, điều đó đã gây ra sự phẫn nộ của những người mua chính. NB đã cảm thấy dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với TQ do tranh chấp lãnh thổ.

Trong khi đó, Tập đoàn quốc gia Nga “Rostekh” và Tập đoàn công nghiệp đầu tư tư nhân “IST” tuyên bố có ý định khai thác kim loại đất hiếm ở Yakutia. Họ sẵn sàng đầu tư một tỉ dollar vào đề án khai thác mỏ Tomtor ở Yakutia. Tomtor được coi là một trong những mỏ lớn nhất thế giới với dự trữ ước tính 154 triệu tấn quặng có chứa yttrium, oxit niobi, scandi, terbium và các nguyên tố đất hiếm khác.

Theo ý kiến của các chuyên gia, trong đó có cả chuyên gia TQ, lượng dự trữ nguyên liệu của TQ không phải là vô tận. Ngoài ra, một số nước đã đông lạnh sản xuất nguyên liệu này để bảo tồn nguồn tài nguyên và môi trường. Và sau 5-7 năm, nếu mọi việc suôn sẻ, thì kim loại đất hiếm sẽ được sản xuất ở Nga.

Tổng hợp