11/10/2013
Tin tức Biển Đông từ 4 đến 9 tháng 10
+ Tin từ Bắc Kinh, Nam Ninh, Đài Loan - 4,6/10: Trung Quốc: Tour du lịch “Tây Sa” (Hoàng Sa) chính thức khai thông. Tour du lịch quần đảo Hoàng Sa được đồn đoán từ lâu đã xuất phát tại cảng Hải Khẩu, Hải Nam lúc 15h25’ ngày 3/10, trên con tàu mang tên Coconut Princess với 160 du khách và 130 nhân viên nhà tàu. Trước đó ngày 28/4, tour du lịch Hoàng Sa đã được thử nghiệm lần đầu tiên. Tour lần này được coi là chính thức, kéo dài 4 ngày 3 đêm, tàu sẽ chạy đến các đảo Ngân Dữ, Toàn Phú và Áp Công. Theo qui hoạch, trong tháng 10/2013 sẽ có 4 tour ra Hoàng Sa, lần lượt vào các ngày 3, 11, 18 và 26/10.
+ Tin từ Trung Quốc - 4/10: Trung Quốc ngăn chặn ASEAN tham gia thực chất vào tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) (Tin tức Tham khảo - 4/10).
Mặc dù lãnh đạo của các quốc gia CÁ - TBD khi hội họp thường xuyên thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Bru-nây vào tuần sau, những tranh chấp này lại có khả năng không nằm ở vị trí nổi bật bởi vì Bắc Kinh đã sử dụng một cách khéo léo chiến thuật đe dọa và chuyển dịch về mặt ngoại giao để thay đổi chủ đề của ASEAN.
Từ lúc lãnh đạo mới của TQ, Tập Cận Bình lên nắm quyền đến nay, Bắc Kinh đã định ra nguyên tắc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ: tuy TQ cho rằng, TQ vẫn nỗ lực cho “phát triển hòa bình”, nhưng TQ không thể thỏa hiệp trong vấn đề “lợi ích cốt lõi”, TQ sẽ xử lý quyết đoán đối với các quốc gia thách thức yêu sách chủ quyền của TQ.
Gần đây, TQ đã giành được một thắng lợi về ngoại giao đối với ĐNÁ. Một biện pháp nhằm cải thiện quan hệ với ASEAN là thế hệ lãnh đạo mới của TQ cuối cùng đã bật đèn xanh cho tham vấn về COC chứ không phải đàm phán. Tại hội nghị được coi là một đột phá quan trọng kéo dài 2 ngày 14 - 15/9 tại Tô Châu, TQ và ASEAN về nguyên tắc đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng về tìm kiếm cứu nạn (mặc dù đường dây nóng này trên thực tế rốt cuộc hoạt động như thế nào còn phải đợi giải quyết). Hội nghị này được coi là dấu hiệu của tiến triển, bởi vì nó dường như đã nâng cao uy tín của ASEAN.
Tuy nhiên, trên thực tế TQ có lợi hơn một chút, thành công làm chậm lại tiến độ thảo luận, khăng khăng yêu cầu để cho quan chức cấp tương đối thấp trong nhóm công tác chung TQ - ASEAN xây dựng COC chứ không phải là quan chức cấp cao có thể đưa ra quyết sách cấp cao nhanh hơn. Bắc Kinh còn đề ra lập một tiểu tổ chuyên gia là các học giả mà không phải là các quan chức chính phủ tham gia để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có thể xuất hiện trong thời gian hội đàm. Mặc dù ASEAN không muốn chấp nhận kiến nghị này nhưng nhiều nhà quan sát trong và ngoài ASEAN cho rằng, đây lại là một sách lược kéo dài.
TQ đã đảm bảo chắc chắn đàm phán xây dựng COC với ASEAN sẽ là lâu dài, là chú trọng quá trình chứ không phải chú trọng kết quả. Một hai năm nữa, kết quả cuối cùng sẽ là nói thì hay nhưng thiếu biện pháp cụ thể. Quan trọng hơn, nó không thể làm cho tình hình căng thẳng của Biển Đông dịu lại. Cùng với việc TQ trở nên càng mạnh mẽ hơn và tự tin hơn, TQ cho rằng không có lí do gì để ký COC có tính ràng buộc pháp lý và mang tính thực chất, từ đó hạn chế sự tự do hành động của TQ ở vùng biển mà TQ cho rằng “sự thực lịch sử” mới là kẻ phán quyết cuối cùng.
+ Tin từ Hàn Quốc, NHK, KBS - 5, 6/10: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự các Hội nghị Cấp cao Đông Á và thăm chính thức các nước Brunei, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 4/10, NFN/BNG/TQ Tần Cương tuyên bố: TTg/TQ Lý Khắc Cường sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao TQ - ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Cấp cao ASEAN với TQ, NB và HQ lần thứ 16, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 8 và thăm chính thức các nước Brunei, TL và VN từ ngày 9 -15/10.
+ Đài Tiếng nói nước Nga, NHK, RFI - 7/10: Việt Nam và Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Ngày 7/10, trong cuộc hội đàm song phương giữa CTN/VN Trương Tấn Sang và TTg/NB Shinzo Abe bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali của Indonesia, VN và NB đã đạt được thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải, trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
TTg/NB tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại trước những nỗ lực đơn phương (của TQ) nhằm thay đổi qui chế với hỗ trợ bằng vũ lực”. Ông cũng nói điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN phải hợp tác với nhau trong việc giải quyết những tranh chấp này với TQ.
Đáp lại, CTN/VN Trương Tấn Sang đã chỉ ra sự cần thiết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hiện nay theo đúng chuẩn mực pháp lý quốc tế và khẳng định Hà Nội sẵn sàng cùng với Tokyo phấn đấu đạt kết quả tích cực theo hướng này.
Lĩnh vực kinh tế cũng được hai nhà lãnh đạo VN và NB quan tâm. Hai bên cùng chia sẻ mục tiêu khuyến khích nhiều công ty NB hơn đầu tư vào VN. Ông Abe cam kết NB sẽ tiếp tục hợp tác với VN trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy các công ty NB đầu tư thêm. Ông cũng hứa NB sẽ giúp VN phát triển nguồn nhân lực.
Đây không phải là lần đầu tiên mà TTg Shinzo Abe hội đàm với các lãnh đạo cao nhất tại VN. Chỉ ít lâu sau ngày nhậm chức, vào đầu năm 2013, ông Abe đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên cho vùng ĐNÁ, mà chặng dừng đầu tiên chính là Hà Nội.
Theo RFI, chính sách hướng Nam của TTg Abe được cho sẽ rất có lợi cho NB. Tuy vậy, tất cả các chuyên gia đều cho rằng Tokyo không thể nào duy trì lâu dài một quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh. Ông Daniel Sneider, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu CÁ - TBD Shorenstein, Đại học Stanford ở California nhận định: “Không một lãnh đạo NB nào nghĩ rằng có thể duy trì một tình trạng căng thẳng và suy giảm quan hệ lâu dài với hai nước láng giềng chủ yếu ở Đông Bắc Á”. Hai láng giềng đó là TQ và HQ.
Trong khi đó, nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, trả lời phỏng vấn RFI, nêu bật vị trí của VN và ĐNÁ trong chính sách ngoại giao và quốc phòng năng động mới của TTg Shinzo Abe, được gọi là “active pacifism”. Theo nhà báo này, Tokyo đang cải thiện mạnh mẽ quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, nhưng tương tự như đồng minh Mỹ, NB quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện bang giao với TQ. Trong bối cảnh đó, vấn đề đối với VN là phải tìm cách “mở rộng lĩnh vực quyền lợi chung giữa hai nước” để tranh thủ tốt nhất sự hậu thuẫn của NB.
+ Tin từ Trung Quốc - 7/10: Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN: Biển Đông. Ngày 7/10, BNG/TQ tổ chức Họp báo về TTg Lý Khắc Cường dự các Hội nghị Cấp cao Đông Á và thăm Brunei, TL, VN.
Về chuyến thăm Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao TQ Lưu Chấn Dân bày tỏ, Trung - Việt là láng giềng quan trọng nối liền trên bộ và trên biển, đều là nước XHCN, hai bên đều coi trọng cao độ phát triển quan hệ Trung - Việt. Mấy năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên, hai bên nhất trí kiên định không thay đổi phát triển quan hệ hữu nghị Trung - Việt và đã đạt được nhận thức chung quan trọng về tăng cường tin cậy chính trị, mở rộng hợp tác thực chất, xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm; đã chỉ rõ phương hướng, nắm chắc và thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới. Phía TQ mong muốn cùng nỗ lực với phía VN, thực hiện tốt nhận thức chung liên quan của lãnh đạo hai Đảng, hai nước và các văn kiện hợp tác hai bên ký kết, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh.
Trong thời gian chuyến thăm, TTg Lý Khắc Cường sẽ tổ chức hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo VN; trọng điểm đi sâu trao đổi ý kiến về phát triển quan hệ hữu nghị Trung - Việt, tăng cường hợp tác chiến lược, xử lý thỏa đáng vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông). Hai bên sẽ ra “Tuyên bố chung về làm sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt trong thời kỳ mới” và ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh lực kinh tế thương mại.
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân bày tỏ, tin tưởng chuyến thăm lần này của TTg Lý Khắc Cường sẽ có kết quả tích cực, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt lên tầm cao mới, thúc đẩy hợp tác Đông Á phát triển vững chắc theo hướng cùng có lợi, cùng thắng.
Theo Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 7/10, quan hệ Trung - Việt cũng đứng trước một số thách thức, nhiều nhà quan sát cho rằng, vấn đề trên biển là bất đồng tương đối nổi cộm tồn tại giữa Trung - Việt. Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung - Việt, Viện Khoa học xã hội TQ Pham Kim Nga cho rằng vấn đề trên biển đương nhiên không dễ giải quyết, nhưng hai bên mong muốn trao đổi theo hướng “gác tranh chấp, cùng khai thác”, không bỏ lỡ con đường làm nhạt bất đồng, tìm lợi ích chung.
Một chuyên gia khác của TQ, ông Khúc Tinh cho rằng, trong chuyến thăm VN lần này, TTg Lý Khắc Cường sẽ trình bày lập trường nguyên tắc của TQ về các vấn đề liên quan, đồng thời sẽ thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện hai nước theo “ba đường chính” song song, ba đường chính này là lĩnh vực hợp tác trên biển, trên bộ và tài chính. Khúc Tinh nói, hợp tác trên biển chủ yếu bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và thúc đẩy đàm phán Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cố gắng thúc đẩy cùng khai thác và phân giới. Hợp tác trên bộ chủ yếu bao gồm, đi sâu hợp tác an ninh thực thi pháp luật, tăng cường kết nối giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Phương diện tài chính bao gồm cùng thảo luận làm thế nào để ứng phó với tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế đối với hai nước và tăng cường hợp tác tài chính song phương, khuyến khích sử dụng đồng bản tệ thanh toán trong mậu dịch biên giới.
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân cho biết, Trung Quốc chủ trương đồng thời ủng hộ trao đổi ý kiến về vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) cùng với các quốc gia ASEAN tại hội nghị “10+3” Trung Quốc - ASEAN. Theo ông, “vấn đề “Nam Hải” là vấn đề của khu vực này. Việc can dự của quốc gia ngoài khu vực có thể có sự quan tâm của họ nhưng những nước này có mục đích chính trị nhiều hơn. Việc can dự của những nước này chỉ có thể làm cho vấn đề “Nam Hải” phức tạp hóa, không có lợi cho tăng thêm nhận thức chung và sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia của khu vực”. Lưu Chấn Dân nhấn mạnh, phía TQ luôn không tán thành thảo luận vấn đề “Nam Hải” tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, không mong muốn vấn đề “Nam Hải” trở thành vấn đề trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. “Nhưng không có cách nào, có người muốn nói, không bịt được miệng người ta”
Lưu Chấn Dân chỉ ra, trong vấn đề “Nam Hải”, TQ với các quốc gia ASEAN đã đạt được 2 điểm nhận thức chung: thứ nhất, liên quan đến tranh chấp “Nam Hải”, phải do nước yêu sách thông qua hiệp thương và đàm phán trực tiếp giải quyết. Thứ hai, TQ và các quốc gia ASEAN phải cùng nỗ lực bảo vệ hòa bình ổn định “Nam Hải”, tiến hành hợp tác bảo vệ tự do và an ninh hàng hải “Nam Hải”. Theo ông, “Kênh đối thoại của TQ và các quốc gia ASEAN thông suốt. Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao TQ và ASEAN lần này, TTg Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục trao đổi ý kiến cùng với các nước về vấn đề “Nam Hải”. Về cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định “Nam Hải”, TQ và ASEAN đều có tràn đầy niềm tin. Lưu Chấn Dân cho biết, thời đại đã thay đổi, hiện nay không phải là thời kỳ chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia ngoài khu vực không kể lớn nhỏ khi đến khu vực châu Á đều cần phải coi trọng và tích cực tham gia hợp tác khu vực. Hy vọng hội nghị cấp cao Đông Á sẽ trở thành diễn đàn hợp tác của tất cả các nước thành viên chứ không phải là diễn đàn cãi vã.
+ Tin từ Bắc Kinh, Quảng Châu - 7/10: Trung Quốc - ASEAN: Biển Đông. Mạng Tin tức Tham khảo ngày 5/10 dẫn nguồn tờ Kyodo News của NB cho biết, hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ có 18 lãnh đạo cấp cao của các quốc gia như: Nhật, Trung, Mỹ, Nga, v.v. tham dự. ASEAN và Mỹ yêu cầu nhanh chóng xây dựng COC, hy vọng tham vấn COC có thể tiến hành thuận lợi. Bài báo chỉ ra, về phía TQ, do TTg Lý Khắc Cường lần đầu tham dự Thượng đỉnh Đông Á nên cũng hy vọng tránh làm gay gắt đối lập với các quốc gia khác. Trong dự thảo tuyên bố chủ tịch của TQ và ASEAN trước khi Thượng đỉnh Đông Á khai mạc không đề cập đến COC.
Bài báo cho biết, TQ có ý định mở rộng quyền và lợi ích biển, hoạt động của TQ ở “Nam Hải” (Biển Đông) ngày càng dồn dập, bày tỏ từ chối sự can thiệp của Mỹ, nước yêu cầu phải dựa trên luật pháp quốc tế và giải quyết hoà bình vấn đề, sự “đối lập” Trung - Mỹ vẫn đang tiếp tục. Mỹ và các nước tranh chấp chủ quyền như PLP, v.v. có khả năng kiềm chế TQ tại hội nghị. Dự thảo tuyên bố của Thượng đỉnh Đông Á nói về vấn đề “Nam Hải”, coi trọng thông qua “hiệp thương hữu nghị và đàm phán” giải quyết hoà bình tranh chấp. Dự thảo tuyên bố chung không đề cập đến tình hình căng thẳng của đảo Điếu Ngư do đối đầu Trung - Nhật.
Theo “Mạng thanh niên Trung Quốc” ngày 7/10, Chuyến đi của TTg/TQ lần này cũng là cùng thời điểm chuyến đi tới các nước ĐNÁ của CTN Tập Cận Bình, những chuyến đi này của các lãnh đạo TQ cho thấy tư duy chiến lược của TQ là cùng tạo ra cục diện cùng có lợi cùng thắng với các nước láng giềng. Nhiều chuyên gia về quan hệ quốc tế của TQ cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ là một phần rất nhỏ trong quan hệ giữa TQ với một số nước láng giềng, không nên, cũng không thể làm ảnh hưởng đến đại cục hợp tác TQ với một số nước liên quan, càng không thể là vật trở ngại đến sự phát triển tổng thể giữa TQ và ASEAN.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, Ngô Sỹ Tồn khi trả lời phỏng vấn cho biết, trong bố cục tổng thể ngoại giao TQ, láng giềng là quan trọng nhất, một trong những việc quan trọng nhất mà ngoại giao TQ phải giải quyết chính là quan hệ với các nước láng giềng. “Từ phát biểu của CT Tập Cận Bình có thể thấy, thế hệ lãnh đạo cấp cao mới của TQ coi trọng quan hệ với ASEAN, quan hệ của TQ và ASEAN là bộ phận cấu thành quan trọng trong quan hệ láng giềng của TQ. Đồng thời cũng bày tỏ rõ, vấn đề “Nam Hải” sẽ không ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau về chính trị và hợp tác thương mại của TQ và ASEAN”
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp lý và Chính sách biển của Viện nghiên cứu Nam Hải TQ cho biết, trước mắt TQ đã cùng với ASEAN về cơ bản đạt được nhận thức chung về xây dựng “10 năm kim cương”, mức độ mật thiết của hợp tác thương mại song phương trong tương lai sẽ nâng cao với mức độ lớn. Trên thực tế, sức ảnh hưởng của TQ tại khu vực ĐNÁ bỏ xa các quốc gia khác, việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác đang có nền tảng kinh tế và chính trị tốt đẹp.
Thái Lan - Trung Quốc: Ngày 6/10, TTg/TL Yingluck và CT/TQ Tập Cận Bình đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị APEC, thảo luận về hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như xây dựng đường sắt cao tốc, năng lượng sạch, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nguồn nước. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh, phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hỗ trợ kết nối ở mọi cấp độ. Ông Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến thành lập ngân hàng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Hai bên cũng cam kết thực hiện mục tiêu tăng thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD vào năm 2015 thông qua tăng cường hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm lúa gạo, cao su, bột sắn và hoa quả.
Trong quan hệ với ASEAN, ông Tập Cận Bình đánh giá mối quan hệ giữa TQ và TL là mối quan hệ hàng đầu trong quan hệ giữa TQ và ASEAN. TTg Yingluck cũng đánh giá cao vai trò của TQ trong việc thúc đẩy ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý tăng cường quan hệ giữa ASEAN và TQ nhân kỷ niện 10 năm Đối tác chiến lược ASEAN - TQ. Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình cam kết TQ sẽ tham gia xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tại cuộc gặp, TTg Yingluck cũng đề nghị TQ ủng hộ TL trở thành thành viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2017 - 2018.
+ Tin từ Trung Quốc - 8/10: Trung Quốc: Biển Đông. Mạng của Tập đoàn Dầu khí hải dương TQ ngày 8/10 đưa tin, năm 2013 TQ sẽ đưa ra 25 lô dầu khí có thể hợp tác với công ty nước ngoài. Trong đó, 7 lô ở phía Tây “Nam Hải” (Biển Đông) gồm:
(1) Lô 64/17: diện tích 1656 km2, mực nước sâu 1.000 - 1.600. Đã thu thập địa chấn 2D khoảng 2157 km, địa chấn 3D 1.100 km2, khoan 01 giếng, phát hiện khí đốt.
(2) Lô 64/03: diện tích 2237 km2 độ sâu 200 - 1300 m. Đã thu thập địa chấn 2D khoảng 2700 km, địa chấn 3D 800 km2, đã khoan 1 giếng.
(3) Lô 64/26: diện tích 592 km2, sâu 700 - 1200 m. Đã thu thập địa chấn 2D 1442 km, địa chấn 3D 513 km2, không khoan giếng.
(4) Lô 53/32: diện tích khoảng 1756 km2, nước sâu 1500 - 2000 m. Đã thu thập địa chấn 2D 1543 km, địa chấn 3D 600 km2, không khoan giếng.
(5) Lô 53/36: diện tích 1982 km2, nước sâu 1500 - 2200 m. Tổng chiều dài tuyến đo địa chấn 2D khoảng 1935 km, địa chấn 3D 1500 km2, không khoan giếng.
(6) Lô 26/21: diện tích 3220 km2, nước sâu 80 - 100m. Đã thu thập địa chấn 2D 3.000 km, khoan 7 giếng.
(7) Lô 36/13: diện tích 2260 km2, nước sâu 35 - 85m. Đã thu thập địa chấn 2D 3500 km, địa chấn 3D 805 km2, khoan 2 giếng.
+ Tin từ Nam Ninh - 8/10: ASEAN - Trung Quốc (Tân Hoa xã, Hãng tin Trung Quốc - 8/10). Ngày 7/10, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân cho biết tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN, TTg Lý Khắc Cường sẽ kiến nghị về khung hợp tác TQ - ASEAN trong thời gian tới. TTg Lý Khắc Cường sẽ tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm “10 năm vàng” vừa qua và quy hoạch sự phát triển trong thời gian tới giữa hai bên. Ông cũng sẽ đề xuất thảo luận việc ký kết “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị và hợp tác TQ - ASEAN", nâng cấp phiên bản Khu vực Mậu dịch tự do TQ - ASEAN, trù bị thành lập Ngân hàng Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á cũng như kiến tạo điểm sáng mới hợp tác trên biển. Bên cạnh tham dự Hội nghị Cấp cao TQ - ASEAN, TTg/TQ Lý Khắc Cường còn tham dự Hội nghị Cấp cao 10+3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Tại Hội nghị 10+3, TTg Lý Khắc Cường sẽ đề xuất sáng kiến và ý tưởng hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực tài chính, an ninh lương thực, kết nối, năng lượng và bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, TTg Lý Khắc Cường sẽ tái khẳng định hội nghị kiên trì tính chất diễn đàn chiến lược do lãnh đạo dẫn dắt, cùng với các nước khác thúc đẩy đối thoại và hợp tác về kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh.
Tại Brunei, TTg Lý Khắc Cường sẽ hội đàm với Quốc vương Brunei Bolkiah. Hai bên sẽ ra Tuyên bố chung. Tại Thái Lan, TTg Lý Khắc Cường sẽ phát biểu diễn văn trước Quốc hội TL, tham dự triển lãm đường sắt cao tốc TQ tại Bangkok. Hai bên sẽ công bố Quy hoạch triển vọng phát triển quan hệ hai nước. Tại Việt Nam, TTg Lý Khắc Cường sẽ tiến hành hội đàm với TTg/VN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, lần lượt hội kiến TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trương Tấn Sang, CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cùng các nhà Lãnh đạo VN trọng điểm đi sâu trao đổi ý kiến về hữu nghị Trung - Việt, tăng cường hợp tác chiến lược, xử lý thoả đáng vấn đề Biển Đông. Hai bên sẽ ra "Tuyên bố chung về sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt trong thời kỳ mới". Ngoài ra, TQ còn sẽ ký các văn kiện hợp tác với ba nước nói trên.
Trả lời phỏng vấn truyền thông ASEAN trước chuyến thăm, TTg/TQ Lý Khắc Cường nhấn mạnh quan hệ TQ - ASEAN đang đứng trên khởi điểm lịch sử mới, do đó hai bên cần tìm kiếm đột phá chiến lược, siết tay xây dựng một cộng đồng TQ - ASEAN có vận mệnh chung, sáng tạo “10 năm kim cương” cho quan hệ song phương trong 10 năm tới trên cơ sở “10 năm vàng” mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân trong khu vực.
Để thực hiện mục tiêu khung của hợp tác chiến lược “10 năm kim cương,” TQ sẵn sàng cùng các nước ASEAN thảo luận việc ký kết Hiệp ước hợp tác láng giềng hữu nghị, đặt nền tảng chính trị vững chắc cho sự tin cậy chiến lược song phương. Hai bên cần tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực an ninh, hoàn thiện cơ chế Hội nghị BTQP/TQ - ASEAN, hợp tác sâu sắc trong các lĩnh vực phi truyền thống như phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, an ninh mạng, chống tội phạm xuyên quốc gia...
Hai bên cần kiến tạo “mô hình nâng cấp” Khu vực mậu dịch tự do TQ - ASEAN, áp dụng biện pháp thực tế trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, hợp tác đầu tư, tiếp tục nâng cao trình độ tự do hóa và tiện lợi hóa về thương mại và đầu tư, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1.000 tỷ USD vào năm 2020. Chính phủ TQ sẽ đề xướng xây dựng Ngân hàng đầu tư cho cơ sở hạ tầng châu Á, ưu tiên dành hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng của một số nước ASEAN. Ngoài ra, hai bên cần tăng cường hợp tác tài chính cùng phòng chống rủi ro, mở rộng quy mô và phạm vi trao đổi đồng nội tệ song phương, tăng cường thí điểm thanh toán bằng đồng nội tệ trong hoạt động thương mại xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác đa phương của Sáng kiến Chiang Mai.
Hai bên cần phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển, thúc đẩy hợp tác chú trọng thực tế trong các lĩnh vực kinh tế biển, kết nối trên biển, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển cùng xây dựng “con đường tơ lụa trên biển” trong thế kỷ 21.
Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Thái Lan (mạng BNG TL - 7/10). Ngày 7/10, BNG/TL cho biết TTg/TQ Lý Khắc Cường sẽ thăm chính thức TL từ ngày 11 - 13/10 và có cuộc hội đàm với TTg Thái Lan. Hai bên sẽ tập trung thảo luận việc tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện và mối quan hệ chiến lược ASEAN - TQ; ký các hiệp định hợp tác, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, năng lượng, biển, giáo dục và văn hoá. TTg/TQ sẽ có cuộc gặp với Công chúa Hoàng gia TL Maha Chakri Sirindhorn, gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện TL, thăm tỉnh Chiang Mai của TL, trước khi lên đường thăm VN.
+ Tin từ Ấn Độ - 8/10: Thủ tướng Ấn Độ thăm Brunei và Indonesia. Ngày 9/10, TTg/ẤĐ Manmohan Singh sẽ lên đường tới Brunei và Indonesia trong chuyến công du được cho là sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách Hướng Đông của ẤĐ. Tại Brunei, ngày 10/10, TTg Singh sẽ dự HNTĐ ẤĐ - ASEAN lần thứ 11 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8, tiếp đó ông sẽ có chuyến thăm song phương đầu tiên tới Indonesia.
Ngoài việc thảo luận với các quốc gia ĐNÁ về quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, một trọng tâm khác của chuyến đi là nhằm hoàn tất FTA ẤĐ - ASEAN, dự kiến sẽ được ký kết trong tháng 12/2013. Hiện giữa ẤĐ với ASEAN đã có trên 26 cơ chế hợp tác liên chính phủ. Kim ngạch thương mại hai chiều ẤĐ - ASEAN hiện ở mức 76 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD năm 2022.
Phát biểu về lập trường của ẤĐ đối với tranh chấp tại Biển Đông, Bí thư Phương Đông BNG/ẤĐ Ashok Kantha cho biết, vấn đề này cần được giải quyết một cách hòa bình theo các quy tắc quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế. ẤĐ hoan nghênh các động thái hướng tới một bộ quy tắc ứng xử cho các bên liên quan.
Về tuyến đường cao tốc ba bên kết nối ẤĐ - Myanmar - Thái Lan, ông Kantha nói ẤĐ đã thực hiện cam kết xây dựng 160 km trên chặng Tamu-Kalewa-Kalemyo và còn xây dựng thêm 120 km chặng Kalewa - Yargyi, đồng thời cũng đã phê chuẩn kế hoạch sửa chữa 71 cây cầu trên tuyến này.
+ Tin từ Thượng Hải - 8/10: Báo HongKong: Trung Quốc trở thành lực lượng quan trọng của Diễn đàn ngoại giao đa phương trên thế giới (Mạng Hoàn Cầu - 8/10).
Theo báo Bình luận TQ của Hong Kông, CT/TQ Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Indonexia, Malaysia và dự Hội nghị không chính thức Lãnh đạo APEC 21.
Đây là chuyến thăm ASEAN đầu tiên và cũng là lần tham dự Hội nghị không chính thức APEC lần đầu tiên của Tập Cận Bình sau nhậm chức nên được dư luận thế giới rất quan tâm. TQ ngày càng đóng vai trò quan trọng trên các diễn đàn ngoại giao đa phương quốc tế, trở thành lực lượng tích cực quan trọng duy trì và thúc đẩy hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới.
Trong các diễn đàn ngoại giao đa phương mà TQ tham dự, có cả diễn đàn quốc tế lớn như LHQ, G20 và cả những diễn đàn khu vực như SCO, APEC hoặc BRICS… tại đây, TQ đã tham gia tích cực và phát huy vai trò điều phối, không những bảo vệ được lợi ích của TQ mà còn tích cực thúc đẩy điều phối đa phương, cân bằng quan hệ giữa các nước, thực hiện hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi, cùng thắng giữa các nước có liên quan.
Từ những diễn đàn này, TQ vừa tích cực tham dự, đồng thời cũng phát huy được ảnh hưởng của mình từ nhiều phương diện khác nhau. Với diễn đàn APEC, đã không ngừng phát huy được vai trò tích cực và quan trọng của mình. Đặc biệt, cùng với tốc độ phát triển nhanh nền kinh tế của mình, TQ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của khu vực, thậm chí cả thế giới, hiện đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới, trở thành cực quan trọng dẫn dắt châu Á và thế giới phát triển.
Tham dự APEC lần này, TQ đã truyền đi nhiều tiếng nói tại các diễn đàn khác nhau, thông qua hàng loạt hoạt động quan trọng, Lãnh đạo TQ đã thể hiện được nền kinh tế TQ phát triển lành mạnh, ổn định và cân bằng, thể hiện toàn diện việc TQ sẵn sàng tham dự tích cực hợp tác kinh tế khu vực và thế giới với thái độ tự tin, hữu nghị, hợp tác và có trách nhiệm, tiếp tục giữ vai trò quan trọng thúc đẩy hòa bình, ổn định, phồn vinh và phát triển của khu vực và thế giới.
Ngoài APEC, TQ còn tích cực tham dự nhiều cơ chế hợp tác đa phương như SCO, G20, BRICS…Trong đó, SCO là tổ chức đầu tiên được thành lập tại TQ và lấy tên thành phố của TQ cho tổ chức này, từ việc thực hiện cơ chế kép về hợp tác an ninh và phát triển kinh tế thương mại khu vực đã dần dần mở rộng sang các lĩnh vực khác. Tháng 9 năm nay, Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Á lần đầu tiên, đã kiến nghị xây dựng “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa mới”, tạo nền mong cho xây dựng cộng đồng kinh tế TQ - Trung Á.
Với G20, TQ là thành viên sáng lập đầu tiên của G20, những năm quan TQ đã phát huy được tầm ảnh hưởng quan trọng của mình. Tại Hội nghị lãnh đạo G20 gần đây tại Nga, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh các nước cần xây dựng ý thức về cộng đồng chung vận mệnh, đồng thồi thể hiện được tinh thần trách nhiệm nước lớn trên thế giới.
Với LHQ, là nước Thường trực HĐBA, TQ luôn chủ trương chính nghĩa, kiên trì phát triển hòa bình và đã nhận được sự ủng hộ và tôn trọng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Trong các vấn đề quan trọng của quốc tế hiện nay như vấn đề Sirya, Iran…TQ luôn kiên trì nguyên tắc, hóa giải tranh chấp, góp phần quan trọng cho duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh của thế giới.
TQ luôn kiên định thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, hòa bình phát triển, nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, phát huy được ảnh hưởng ngày càng quan trọng trên các diển đàn đa phương quốc tế, trở thành một trong những trụ cột cho hòa bình, ổn định, phồn vinh và phát triển của khu vực và thế giới. Một thế giới đầy biến động đang kỳ vọng nhiều ở TQ và TQ cũng sẽ đóng góp mới nhiều hơn cho hòa bình và phát triển của thế giới.
+ Tin từ Mỹ, Nga, Bắc Kinh,Thượng Hải, Nam Ninh, Thái Lan, Đài Tiếng nói nước Nga, KBS, NHK, RFI - 8/10: Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh APEC. Ngày 8/10, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế CÁ - TBD (APEC) vì tăng trưởng và thịnh vượng chung trong khu vực châu Á và TBD đã bế mạc tại Bali, Indonesia. Hội nghị đã ra tuyên bố chung, kêu gọi phát triển các khuôn khổ đối tác kinh tế khác nhau để đạt được mục tiêu của APEC là mở rộng và tự do hóa thương mại và đầu tư. Các khuôn khổ này bao gồm cả Hiệp định Đối tác xuyên TBD (TPP). Tuyên bố khẳng định các nước thành viên APEC sẽ ngừng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại mới từ nay cho đến năm 2016 và tái xác nhận dỡ bỏ các biện pháp đang có hiệu lực. Lãnh đạo các nước thành viên APEC cũng cam kết sẽ cùng nỗ lực để Hội nghị cấp BT lần thứ 9 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 12/2013 được tổ chức thành công nhằm củng cố cơ chế thương mại đa phương. Hội nghị thượng đỉnh APEC tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2014 tại TQ.
Bản Tuyên bố chung của APEC 2013 đa phần là một sự lặp lại của các mục tiêu lâu dài từng được đề ra từ trước. Chỉ có một vài yếu tố mới, chắng hạn như việc xem xét vấn đề an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng một cách "toàn diện", tính tới cả nhân tố gia tăng dân số lẫn biến đổi khí hậu.
Điều thu hút sự chú ý tuy nhiên là các hồ sơ nóng trong khu vực, trong đó có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông giữa TQ và bốn nước ASEAN: VN, PLP, Malaysia và Brunei. Vấn đề này đã được TTg/NB chủ động nêu lên trong 2 cuộc tiếp xúc song phương với CTN/VN Trương Tấn Sang và TTh Indonesia Yudhoyono. Theo Thư ký báo chí BNG/NB bà Kuni Sato, trong cả 2 cuộc hội đàm, các lãnh đạo đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển của LHQ.
Theo các nhà quan sát, đa số các lãnh đạo tập trung tại Bali sẽ đi thẳng đến Brunei để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á, do đó, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ lại được gợi lên, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa.
Trước đó, Ngày 7/10, CT/TQ Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu, nhấn mạnh: (1) Trình bày đánh giá về tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhấn mạnh Tổ chức Hợp tác Kinh tế CÁ - TBD (APEC) ̣đang bước vào thời kỳ phát triển mới. (2) Các thành viên APEC cần phải tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, giữ gìn sự ổn định về kinh tế và tài chính của CÁ - TBD, thúc đẩy các sâu sắc điều chỉnh kết cấu kinh tế, thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế CÁ - TBD, giữ gìn và phát triển kinh tế thế giới mở và thúc đẩy khu vực CÁ - TBD tiếp tục phát huy vai trò động lực đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. (3) Đề xuất kiến nghị ba điểm: (i) Tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, nỗ lực thúc đẩy CÁ - TBD cùng phát triển. (ii) Phán đoán tình hình một cách khách quan, ứng phó thách thức một cách bình tĩnh, nỗ lực duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính của khu vực CÁ - TBD. (iii) Với tầm nhìn xa trông rộng, thúc đẩy các thành viên điều chỉnh sâu sắc kết cấu kinh tế, tiếp thêm sức sống to lớn hơn cho phát triển bền vững của châu Á và TBD. (4) Về sự sắp xếp thương mại tự do và hệ thống thương mại đa phương khu vực CÁ - TBD, CT Tập Cận Bình nhấn mạnh cần phải: (i) Hình thành sức mạnh tổng hợp, cùng thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực CÁ - TBD. (ii) Dốc sức phát triển loại hình mở cửa, kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. (iii) Kiên định niềm tin, tiếp thêm sức sống mới cho thể chế thương mại đa phương.
Ngày 8/10, các nhà lãnh đạo của các nước TPP đã ra tuyên bố trong đó cho biết các nước đang trên đường kết thúc đàm phán TPP; Tuyên bố cho biết thỏa thuận TPP phải phản ánh được tầm nhìn chung về việc thiết lập một hình mẫu toàn diện, cho thế hệ sau trong việc giải quyết các vấn đề đầu tư và thương mại truyền thống cũng như các vấn đề mới, ủng hộ việc duy trì cũng như tạo việc làm mới và thúc đẩy phát triển kinh tế. Các nhà lãnh đạo coi TPP là một hình mẫu thỏa thuận thương mại trong tương lai và là con đường đầy hứa hẹn tiến tới mục tiêu của APEC là xây dựng một Khu vực mậu dịch tự do của CÁ - TBD. Các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục tham vấn các bên liên quan để xây dựng một thỏa thuận cuối cùng giải quyết một cách thích đáng lợi ích của các công dân. Ngày 7/10, tại cuộc gặp các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ tại Bali, TTg/TL Yingluck cho biết, Chính phủ TL đang chuẩn bị tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên TBD (TPP) và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ Bath của TL. Hiện nay, chính phủ đang tham khảo ý kiến lĩnh vực tư nhân và các bên liên quan nhằm đánh giá sự sẵn sằng và tác động của TPP trước khi đưa ra quyết định tham gia Hiệp định này.
Tại Hội nghị, Mỹ vẫn cố sức thúc đẩy các đối tác sớm đúc kết hiệp định TPP do Washington bảo trợ. Nỗ lực của Mỹ càng khẩn trương hơn vào lúc TQ đang tranh thủ việc TTh Obama vắng mặt để thuyết phục các nước châu Á tham gia một đề án cạnh tranh với TPP trong đó Bắc Kinh có thể nắm vai trò chủ đạo. Bắc Kinh không loại trừ khả năng tham gia vào khối TPP này trong tương lai, nhưng cùng lúc lại hoan nghênh một đề án cạnh tranh thuần châu Á, bao gồm 16 quốc gia, không có Mỹ. Đây là một sáng kiến này do ASEAN khởi xướng, và sẽ là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra vào ngày 9/10 tại Brunei.
Chiều ngày 8/10, NT Mỹ John Kerry đã họp riêng với 11 thành viên còn lại của khối TPP để thuyết phục các đối tác nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán. Bản thông cáo chung sau cuộc họp, xác định rằng các nước đang có triển vọng tốt để hoàn tất các cuộc đàm phán, nhưng lại không đưa ra một cam kết chắc chắn về việc đúc kết thỏa thuận vào cuối năm 2013 như mong muốn của Washington.
Theo các nhà phân tích, sự vắng mặt của TTh Obama đã làm cho quan điểm của Mỹ bớt nặng ký tại Bali khi phải trực tiếp thuyết phục các lãnh đạo khác. Thậm chí, nước chủ nhà Indonesia, vốn không tham gia khối TPP mà lại gắn bó với sáng kiến của ASEAN, còn không ngần ngại đã tỏ vẻ không vui trước các nỗ lực của Mỹ, điều khó có thể xảy ra nếu ông Obama có mặt.
Bình luận về Hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay, các chuyên gia nhận định, các thành viên APEC từng bước tiến tới Mục tiêu Bogor đã đặt nền tảng cho CÁ - TBD vượt qua các bấp bênh và khủng hoảng kinh tế, trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. Tuy nhiên tiến triển thức hiện Mục tiêu Bogor vẫn không cân bằng trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn cao tới 11,9%. Trước tình hình này, Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần này sẽ dốc sức cho thiết lập một cơ chế thực hiện mục tiêu chung tốt hơn, để các nền kinh tế thành viên tiếp tục biến cam kết thành hành động thiết thực, tiếp tục sâu sắc nhất thể hoá khu vực thông qua các biện pháp như tăng cường hệ thống thương mại đa phương, xây dựng năng lực của cơ quan cải cách… Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới có sự thay đổi to lớn, khu vực CÁ - TBD cũng đối mặt với các thách thức mới khác với việc xác định Mục tiêu Bogor. Các thành viên APEC cần phải xây dựng phiên bản nâng cấp của Mục tiêu Bogor dựa trên những thành quả nỗ lực trước đây, giành được thành quả thực chất trong các lĩnh vực ủng hộ thể chế thương mại đa phương, điều phối các khu vực thương mại tự do khu vực, thúc đẩy kết nối và xây dựng cơ sở hạ tầng CÁ - TBD, thúc đẩy Mục tiêu Bogor phát triển đa tầng nấc và cao hơn, đặt nền tảng vững chắc cho chào đón thời đại Mục tiêu Bogor./.
+ Tin từ Nga, Mỹ, Bắc Kinh, Nam Ninh, Thượng Hải, NHK, KBS, RFA, RFI, VOA - 9/10: Thượng đỉnh ASEAN 23 và Thượng đỉnh cấp cao Đông Á. Ngày 9/10 tại Brunei, đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 23 với chủ đề "Nhân dân của chúng ta, tương lai của chúng ta". Hội nghị sẽ tập trung thảo luận về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội… tổng kết thành tựu phát triển ASEAN, chuẩn bị cho xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Biển Đông là chủ đề bao trùm của Hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, TTh/PLP Benigno Aquino đã kêu gọi thành viên các nước ASEAN sử dụng luật pháp để giải quyết tranh chấp biển đảo trong khu vực. Ông nói: cho dù vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau - Biển Tây tại PLP, Biển Đông tại VN, Biển Bắc tại Malaysia, và Nam Hải tại TQ nhưng thách thức đối với một nước là thách thức cho tất cả, bởi vì lợi ích của các nước trong khu vực đan xen với nhau. Được biết, TTh/PLP có lịch gặp song phương bên lề với nguyên thủ của 9 quốc gia, nhưng không có TQ. Có tin là nhiều nhà lãnh đạo ủng hộ đối thoại để đạt được bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý, vốn được khởi động vào tháng 8/2013.
Về vấn đề cộng đồng ASEAN, nhiều chuyên gia và quan chức không tin là ASEAN có thể đạt được mục tiêu này. Chủ tịch ASEAN, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei, khai mạc hội nghị với nhận xét đã có “một số tiến bộ” hướng tới mục tiêu hợp nhất 10 nền kinh tế trong khu vực trong hai năm nữa. Tuy nhiên, “nói chung chúng ta phải tiếp tục chứng tỏ ý chí chính trị mạnh mẽ hơn nữa để làm tất cả những gì chúng ta có thể làm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của cộng đồng chúng ta vào năm 2015." Trong khi Ban thư ký ASEAN thừa nhận mục tiêu hợp nhất kinh tế khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong một môi trường toàn cầu đầy bất trắc. Trước đó, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh thì cho biết, năm 2013, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đã giành được thành tựu khả quan. Sang năm 2014, ASEAN sẽ tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu đến năm 2015.
BNG/TL thông báo, trong số các văn bản tổng kết sẽ thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn của ASEAN sau năm 2015, Tuyên ngôn về việc loại bỏ dùng vũ lực đối với trẻ em và phụ nữ về tăng cường bảo trợ xã hội cho nhân dân, phát triển doanh nghiệp trẻ, cùng đấu tranh chống thiên tai, phát triển an ninh lương thực. Sẽ có tuyên bố riêng về đối tác chiến lược giữa ASEAN và TQ vì năm nay tròn 10 năm.
Bên lề Hội nghị, lãnh đạo các nước cũng có nhiều hoạt động tiếp xúc song phương. Đáng chú ý như cuộc gặp gỡ giữa NT Mỹ John Kerry và TTg/TQ Lý Khắc Cường, hay giữa NT Mỹ Kerry và NT Nga Lavrov… mà nội dung dự kiến là để bàn về vấn đề Syria và Iran.
ASEAN - đối tác đối thoại: Ngoài HN Thượng đỉnh ASEAN còn có các cuộc gặp với các đối tác đối thoại như ASEAN - TQ, ASEAN - NB, ASEAN - HQ, ASEAN - ẤĐ, ASEAN - Mỹ, cuộc gặp ASEAN + 3 (TQ, NB, HQ).
ASEAN - Trung Quốc: Chiều 9/10, tại Hội nghị Cấp cao TQ - ASEAN lần thứ 16, TTg/TQ Lý Khắc Cường phát biểu chỉ rõ, hữu nghị láng giềng là vật quý giá của sự hợp tác TQ - ASEAN, phải nắm vững dòng chính này. Chính phủ khoá mới TQ coi trọng cao ASEAN, coi ASEAN là phương hướng ưu tiên của ngoại giao với các nước xung quanh, sẵn sàng cùng các nước ASEAN tích cực thảo luận ký kết Hiệp ước Hợp tác láng giềng hữu nghị, thể hiện niềm tin và quyết tâm cùng dốc sức cho việc giữ gìn hoà bình ổn định khu vực, sâu sắc sự hợp tác cùng có lợi, dành sự đảm bảo pháp lý và cơ chế cho sự hợp tác chiến lược TQ - ASEAN, dẫn sắt quan hệ song phương phát triển. TQ và ASEAN phải nhìn nhận quan hệ với nhau bằng tầm mắt lâu dài, gắn bó nhận thức chung hai điểm chính trị, thúc đẩy sự hợp tác bảy lĩnh vực, khiến sự hợp tác song phương trong 10 năm tới phát triển theo hướng lĩnh vực rộng hơn, cấp độ sâu sắc hơn, trình độ cao hơn.
Nhận thức chung 2 điểm chính trị: Một là, điều căn bản của thúc đẩy sự hợp tác là ở việc sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược, mở rộng láng giềng hữu nghị; hai là, then chốt của sâu sắc sự hợp tác là tập trung phát triển kinh tế, mở rộng cùng có lợi cùng thắng.
Hợp tác 7 lĩnh vực: Một là tích cực thảo luận ký kết Hiệp ước Hợp tác láng giềng hữu nghị; hai là khởi động tiến trình phiên bản nâng cấp của Khu vực Mậu dịch tự do TQ - ASEAN; ba là, tăng nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối; bốn là, tăng cường hợp tác tài chính và đề phòng rủi ro trong khu vực; năm là thúc đẩy vững chắc sự hợp tác trên biển; sáu là tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực an ninh; bảy là gắn bó sự hợp tác nhân văn, khoa học kỹ thuật, giao lưu v.v.
Nói tóm lại, còn có thể gọi là “Khung hợp tác 2+7”, không những mang lại lợi ích cho nhân dân song phương, mà còn có có thể đóng góp lớn hơn cho hoà bình, ổn định và phồn thịnh trong khu vực và trên thế giới .
TTK/ASEAN Lê Lương Minh cho biết, TQ là một trong những nước đối tác quan trọng nhất của ASEAN, ASEAN coi trọng kiến nghị liên quan của TQ đồng thời sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương phát triển hướng về phía trước. Đối với vấn đề Biển Đông, ông Lê Lương Minh cho biết, bảo vệ hoà bình ổn định khu vực là mục đích chung của TQ và ASEAN: “Vấn đề Biển Đông có hai mặt, trước hết là bảo vệ hoà bình và ổn định của khu vực, đây cũng là mục đích chủ yếu của DOC và việc bàn bạc xây dựng COC. Bất luận là DOC hay COC đều là để đảm bảo hành động của các bên có trật tự, khu vực hoà bình ổn định, tránh xung đột, bởi vậy tranh chấp liên quan đến chủ quyền cũng phải do các bên đương sự trực tiếp giải quyết.”
Các nhà phân tích nhận định, TQ đang tìm cách để tạo tin tưởng chính trị sâu sắc với ASEAN và thúc đẩy nâng cấp hợp tác kinh tế với các nước này.
ASEAN - Mỹ : Ngày 9/10, tại Hội nghị Cấp cao Mỹ - ASEAN, NT Mỹ Kerry đã có bài phát biểu khai mạc, trong đó giải thích lý do TTh Mỹ vắng mặt, nhấn mạnh những gì đang diễn ra tại Washington chỉ đơn thuần là những “thời khắc chính trị”; quan hệ đối tác với ASEAN vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ; các mối quan hệ song phương cũng như đa phương của Mỹ với các nước ASEAN vẫn vững mạnh; việc tăng cường quan hệ với ASEAN trên các vấn đề an ninh, kinh tế và giao lưu nhân dân là một phần quan trọng trong chính sách tái cân bằng về châu Á của TTh Obama; chính sách tái cân bằng này là một cam kết, sẽ được tiếp tục trong tương lai.
BNG/Mỹ cho biết, NT Mỹ Kerry sẽ có các cuộc gặp song phương với TTg/TQ Lý Khắc Cường, TTh/HQ Park Gyun Hye, TTh Myanmar Thein Sein, Quốc vương Brunei... BNG Mỹ nhấn mạnh việc nâng cấp các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lên Hội nghị Cấp cao cho thấy tầm quan trọng của quan hệ cũng như của hội nghị hàng năm này. Mặc dù TTh Obama không thể tham dự, những nội dung thảo luận dự kiến vẫn sẽ được tiến hành. Các nội dung NT Kerry sẽ đưa ra thảo luận bao gồm hợp tác kinh tế giữa Mỹ và ASEAN; các sáng kiến về xã hội và giao lưu nhân dân trong đó có giao lưu giáo dục, môi trường và phát triển; các vấn đề chính trị và an ninh cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; tiếp tục cuộc thảo luận 2 tuần trước đây của NT Kerry với BTNG các nước ASEAN tại Liên hợp quốc về vấn đề Biển Đông ở cấp độ cao hơn; Mỹ là nước ủng hộ an ninh và ổn định ở khu vực và ủng hộ pháp quyền, giải quyết hòa bình tranh chấp, tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở.
Về Cấp cao Đông Á, BNG Mỹ cho biết quan điểm của Mỹ là Cấp cao Đông Á là một diễn đàn để các nhà lãnh đạo khu vực có thể thảo luận một cách trực tiếp và sinh động về các vấn đề chính trị và an ninh; một trong những nhân tố để đánh giá thành công của Cấp cao Đông Á là mức độ các nước tham gia thảo luận các vấn đề như không phổ biến vũ khí và an ninh hàng hải; lập trường của phía TQ là các vấn đề "khó khăn" mà có thành viên nào cảm thấy bất tiện thì không nên được thảo luận; tuy nhiên Mỹ và nhiều nước ASEAN, nếu không nói là hầu hết các nước ASEAN không chia sẻ quan điểm đó. BNG Mỹ cũng đánh giá sự đoàn kết của ASEAN là tốt, đã cải thiện nhiều so với những rối loạn ở Phnom Penh.
ASEAN - Hàn Quốc: Tại hội nghị ASEAN - HQ ngày 9/10, TTh/HQ Park Geun-hye đã đưa ra sáng kiến nhằm củng cố, phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên được nâng tầm vào năm 2010. Đặc biệt, bà cũng kêu gọi các nước ĐNÁ tăng cường hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả chính trị, an ninh, xã hội và giao lưu nhân sự. Nhân dịp này, TTh/HQ đã có các cuộc gặp gỡ song phương với nguyên thủ một số nước như Brunei, Singapore, Australia, Myanmar…
Cấp cao Đông Á: Ngày 10/10 sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, mà dự kiến ngoài vấn đề Biển Đông, thì vấn đề Senkaku/Điếu Ngư cũng sẽ được nêu lên tại Hội nghị. Đáng chú ý, TTh Mỹ Barack Obama và TTh Nga Vladimir Putin không đến dự hội nghị. Trong một bài viết đăng trên tờ Brunei Times ngày 9/10, cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Á châu, ông Curtis Chin, nhận định là sự vắng mặt của ông Obama đang góp phần làm cho nước Mỹ “bị mất mặt ở châu Á” và giúp cho TQ có thêm cơ hội để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Việc này có thể khiến cho uy tín, sức mạnh, và ảnh hưởng của Mỹ bị sút giảm vào một thời điểm mà Washington không ngớt nhấn mạnh tới chiến lược xoay trục sang Á châu. Chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu ĐNÁ ở Singapore cũng có nhận định tương tự khi cho rằng, trong ngắn hạn, sự vắng mặt này sẽ làm suy yếu TTh Obama, trong khi các lãnh đạo TQ nổi lên thành các lãnh đạo của một siêu cường quốc tương lai. Còn GS Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Australia cho rằng, “nhìn chung, trước tình trạng TTh Mỹ vắng mặt, rất khó thấy được Mỹ có thể bày tỏ sự quan tâm đối với vấn đề này với mức độ và thanh thế giống nhau. Hơn nữa, không có Obama, không biết chắc việc các quốc gia khác sẽ mong muốn đi đầu trong vấn đề này”
Bình luận về Hội nghị Cấp cao Đông Á lần này, Mạng Đại Công báo có bài nhận định TTg/TQ Lý Khắc Cường bắt đầu thăm ASEAN, ra sức ngăn cản Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đề cấp đến vấn đề Biển Đông. Trong khi giới phân tích cho rằng, tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần này, các bên ít có khả năng đạt được bất kỳ tiến triển thực chất nào về vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
+ Tin từ Nhật - 9/10: Nhật - Biển Đông. Tại Brunei, nhân tham dự các hội nghị liên quan của ASEAN, TTg/NB Abe đã có các hoạt động đối ngoại quan trọng. Tại Hội nghị ASEAN - NB (9/10), khi đề cập về vấn đề Biển Đông, TTg Abe phát biểu rằng, “rất lo ngại về hành động sử dụng vũ lực làm thay đổi hiện trạng”, có ý phê phán việc TQ tiến mạnh ra biển, “để giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, ASEAN cần phải giữ được một khối thống nhất, NB mong muốn được cùng phối hợp”, NB sẽ hậu thuẫn để ASEAN và TQ sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử COC. Nhiều lãnh đạo ASEAN đã đồng tình cho rằng “việc tuân thủ luật pháp là rất quan trọng”. Về quan hệ Nhật - Trung, TTg Abe cho rằng, “đây là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất đối với NB”. Về vấn đề Senkaku, “NB giữ lập trường kiên quyết nhưng kiềm chế, cánh cửa đối thoại luôn rộng mở”. TTg Abe cũng giải thích với lãnh đạo các nước ASEAN về kế hoạch xem xét lại cách giải thích của chính phủ về quyền phòng thủ tập thể, kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh quốc gia, và đề nghị các nước ASEAN hiểu nỗ lực này của NB. Một số nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ sự ủng hộ “NB với tư cách là một cường quốc toàn cầu hãy duy trì vai trò, đóng góp cho hoà bình thế giới”, không có ý kiến nào bày tỏ sự lo ngại trước kế hoạch xem xét lại chính sách quốc phòng an ninh của NB.
Trong cuộc gặp song phương với TTh Philippines, TTh Akino đã cảm ơn NB cung cấp tàu tuần tra cho nước này. Trong cuộc gặp với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của TQ đối với các hòn đảo tại Biển Đông, ông Abe nói tất cả các nước phải tuân theo luật quốc tế và tránh đưa ra hành động đơn phương, kêu gọi Brunei hợp tác giải quyết vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc. Quốc vương cho biết ông hiểu tầm quan trọng của vấn đề này đối với NB, và cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ. (Yomiuri - 10/10/13)
+ Tin từ Nam Ninh - 9/10: Trung Quốc: Biển Đông (Mạng CRI - 9/10). Trả lời phỏng vấn báo chí các nước ASEAN về vấn đề Nam Hải (Biển Đông) trước khi lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, các hội nghị cấp cao liên quan tại Brunei và thăm chính thức các nước Brunei, TL và VN từ ngày 8 - 15/10, TTg/TQ Lý Khắc Cường cho biết, điều cốt lõi của vấn đề Nam Hải là xoay quanh tranh chấp chủ quyền về một số biển đảo và bãi cạn trên quần đảo Nam Sa và một số vùng biển trên Nam Hải. Đây là vấn đề nan giải do lịch sử để lại, đề cập tới sự bất đồng giữa TQ và một số nước ASEAN.
Khu vực Đông Á có lịch sử cận đại phức tạp, nhất là trải qua sự phân tách của thời kỳ Chiến tranh lạnh, tồn tại không ít tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. chính phủ TQ kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hòa bình, ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không dao động. Chính vì dựa trên cơ sở này, TQ đã kiên trì đối thoại bền bỉ với những nước liên quan và ASEAN, tìm kiếm biện pháp hữu quả cho giữa gìn ổn định khu vực. Năm 2002, TQ và các nước ASEAN đã ký kết "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải". Đây là văn kiện cơ bản cho giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải. "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" đã xác định hàng loạt nguyên tắc quan trọng, trong đó bao gồm giải quyết tranh chấp liên quan bằng phương thức hòa bình, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, đồng thời triển khai hợp tác thiết thực v.v. Những nguyên tắc này đã thể hiện trí tuệ giải quyết mâu thuẫn phức tạp của các nước châu Á, là ước số chung lớn nhất thể hiện lợi ích của các nước, có thể nói đây là điều không dễ có được, đã tạo điều kiện không thể thiếu cho sự hưng thịnh hợp tác và phồn vinh kinh tế của khu vực này. "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" cần được tôn trọng và giữ gìn. TQ và các nước ASEAN cần phải kiên trì đối thoại và hợp tác, thiết thực giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải.
Bất cứ xuất phát từ nhu cầu phát triển trong nước, hay là xuất phát từ lợi ích của khu vực Đông Á, TQ đều luôn luôn là người kiên định gìn giữ hòa bình và an ninh. TQ nhận thức sâu sắc rằng, không có môi trường an ninh, thì không có sự phát triển và phồn vinh của kinh tế. Nam Hải là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, an ninh của tuyến đường biển này liên quan tới toàn cầu, là một nước lớn thương mại trên thế giới, TQ hết sức coi trọng và tin cậy vào sự thông suốt và an toàn của tuyến đường biển quốc tế, đồng thời gánh vác trách nhiệm về mặt này. Vì vậy, TQ coi trọng cao độ tự do hàng hải trên Nam Hải, hết sức quan tâm sự đảm bảo an toàn của Nam Hải, trên thực tế, tranh chấp lãnh thổ trên Nam Hải không gây ảnh hưởng gì tới tuyến đường hàng hải quốc tế. TQ sẽ dành sự quan tâm đặc biệt một khi xảy ra vấn đề. TQ sẽ tiếp tục đề xướng và tham gia hợp tác trên biển khu vực, trong đó bao gồm hợp tác an ninh trên biển, gìn giữ hòa bình và an ninh của khu vực này.
+ RFI, VOA - 9/10: Trung Quốc, Đài Loan: Biển Đông. Tờ Want China Times của ĐL ngày 7/10 dẫn nguồn tin của Mainichi Shimbun cho biết TQ đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Trước đó tờ Shanghaiist cho biết ngày 28/9 đám cưới tập thể đầu tiên gồm 7 cặp đã được tổ chức trên đảo Phú Lâm.
Trong khi đó, ngày 9/10, một Nghị sĩ ĐL thông báo, ngày 7/10, vừa qua, một đội kỹ thuật viên của công ty dầu khí Nhà nước CPC của ĐL đã đến đảo Ba Bình (mà ĐL gọi là Thái Bình ), hoàn tất việc thăm dò địa chất và sẽ có những chuyến thăm dò tương tự tại đây. Được biết, việc thăm dò địa chất đã được tiến hành sau khi vào năm 2011, chính phủ ĐL cấp giấy phép cho công ty CPC khai thác dầu khí ở khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa.
+ Tin từ Philippines - 9/10: Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm Philippines để trao đổi Thỏa thuận khung về tăng cường sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ (Manila Standard Today - 9/10): Ngày 8/10, trong cuộc trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Bali, Indonesia, TTh/PLP Aquino cho biết hiện nay Manila và Washington đã cơ bản thống nhất về Thỏa thuận khung về tăng cường sự hiện diện luân phiên của binh lính, thiết bị quân sự của Mỹ tại PLP và chỉ còn giải quyết vấn đề thuật ngữ. Thỏa thuận khung nói trên sẽ cho phép binh lính Mỹ, máy bay và các tàu chiến Mỹ hiện diện luân phiên nhiều hơn tại PLP. TTh Aquino cũng cho biết, ông không muốn những quan điểm cứng rắn đến từ 2 phía trong quá trình đàm phán Thỏa thuận nói trên. Hai bên đảm bảo rằng, văn bản cuối cùng sẽ giải quyết được tất cả những quan ngại liên quan đến việc tăng cường sự hiện luân phiên của quân đội Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó tại Manila, Người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel nói Thỏa thuận khung sẽ không mang lại cho Washington quyền đồn trú vĩnh viễn tại PLP. Thay vào đó là mô hình hợp tác quân sự mới mang lại lợi ích cho cả hai bên và các đối tác.
Ngày 11/10, NT Mỹ John Kerry sẽ thay mặt TTh Obama thăm PLP. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông John Kerry sẽ hội kiến TTh Aquino.
+ Tin từ Quảng Châu - 9/10: Tổng Kết chuyến đi Indonesia, Malaysia và tham dự hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo “Nhân dân Nhật báo” ngày 9/10, CTN/TQ Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Indonesia, Malaysia và tham dự hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC 21 từ ngày 2 - 8/10, NT/TQ Vương Nghị ngày 8/10 đã tổng kết về chuyến đi, nội dung chính như sau:
Trong thời gian 7 ngày, CT/TQ Tập Cận Bình đã tham dự gần 50 hoạt động song phương và đa phương, tiếp xúc rộng rãi với nhân sĩ các giới, có nhiều bài phát biểu quan trọng, chuyến thăm đã đạt được kết quả quan trọng:
(1) Thúc đẩy quan hệ Trung Quốc với Indonesia và Malaysia bước vào giai đoạn mới. Indonesia là nước lớn đang phát triển, có thị trường mới nổi quan trọng, cũng là thành viên lớn nhất của ASEAN. Malaysia là thành viên quan trọng của ASEAN, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của TQ trong ASEAN, quan hệ giữa TQ với hai nước này luôn đi đầu trong quan hệ với các nước ASEAN, tiềm năng tăng cường hợp tác giữa hai nước với TQ rất lớn, mong muốn hợp tác giữa hai bên mãnh liệt, tăng cường hơn nữa quan hệ song phương là sự lựa chọn tất yếu trong tình hình mới hai bên đều nhìn xa trông rộng và thuận theo trào lưu phát triển, có vai trò dẫn dắt và là hình mẫu trong việc thúc đẩy quan hệ giữa TQ với ASEAN.
Chủ tịch Tập Cận Bình cùng với lãnh đạo hai nước lần lượt tiến hành hội đàm, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị và sự tin cậy giữa các nhà lãnh đạo, đồng thời nhất trí nâng quan hệ song phương TQ - Indonesia, TQ - Malaysia lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời duy trì những chuyến thăm và gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo song phương.
TQ còn cùng hai nước lần lượt ký quy hoạch 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại, xác định mục tiêu hợp tác và lĩnh vực trọng điểm mới, đề ra mục tiêu tổng kim ngạch thương mại giữa TQ và Indonesia đạt 80 tỷ USD vào năm 2015 và với Malaysia đạt 160 tỷ USD vào năm 2017, duy trì và mở rộng quy mô trao đổi tiền tệ song phương.
(2) Xác lập mục tiêu mới trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào truyền đi thông điệp kiên định rằng TQ và các nước ASEAN vui buồn có nhau, cùng nhau phát triển, tạo động lực mới cho sự hợp tác giữa TQ và ASEAN. Lãnh đạo của hai nước Indonesia, Malaysia và một số nước ASEAN khác cũng tán thành chủ trương trên của Chủ tịch Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn cùng đứng về TQ, thúc đẩy quan hệ TQ - ASEAN, ủng hộ và tham gia xây dựng ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở châu Á do TQ đề xướng.
(3) Thúc đẩy Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương giành được những phát triển mới. Chủ tịch Tập Cận Bình nắm chắc tình hình kinh tế khu vực CÁ - TBD, đã đề xướng bảo hộ và phát triển nền kinh tế loại hình mở, thúc đẩy khu vực CÁ - TBD hình thành cục diện phát triển hài hòa về chính sách, cùng tăng trưởng và dung hòa về lợi ích; đề xuất đi sâu điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại, hình thành mạng thông tin CÁ - TBD phủ khắp hai bờ TBD. Việc này vừa để giải quyết những thách thức mà khu vực CÁ - TBD đang đối mặt, cũng mở ra cơ hội tốt cho sự phát triển trong tương lai, có lợi cho khu vực CÁ -TBD tiếp tục phát huy vai trò đầu tầu trong nền kinh tế thế giới. Chủ tịch TQ còn đề xướng cộng đồng kinh tế CÁ - TBD cần theo nguyên tắc mở cửa bao dung, hợp tác cùng thắng, tăng cường sự phối hợp chính sách ở tầng vĩ mô. Trong các hoạt động, TQ phát biểu rất rõ ràng, đề xướng của TQ rất thiết thực, thể hiện vai trò mang tính xây dựng của TQ trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực.
Một loạt quan điểm quan trọng do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất thống nhất với việc TQ kiên trì quan điểm phát triển khoa học, kiên trì đi sâu cải cách, cũng thống nhất với việc TQ thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng, việc này được các nước ủng hộ rộng rãi.
(4) Giới thiệu triển vọng mới phát triển kinh tế Trung Quốc. Vương Nghị cho biết TQ phát triển không thể tách rời khu vực CÁ - TBD, khu vực CÁ - TBD phồn vinh không thể tách rời TQ. Đứng trước việc các nước quan tâm tới triển vọng phát triển kinh tế TQ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tận dụng các hoạt động để giới thiệu toàn diện xu thế tốt đẹp của nền kinh tế TQ tăng trưởng ổn định phát triển, trình bày tư duy mới, giải pháp mới trong việc TQ đi sâu cải cách mở cửa, nhấn mạnh TQ đang đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển. TQ tràn đầy niềm tin về nền kinh tế TQ tiếp tục phát triển lành mạnh.
Chủ tịch TCB nhấn mạnh TQ ra sức thực hiện giấc mơ TQ phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, giấc mơ TQ cũng liên quan đến giấc mơ tốt đẹp của nhân dân các nước châu Á tìm kiếm hòa bình, phồn vinh và hạnh phúc. TQ mang lại cơ hội phát triển cho châu Á và thế giới chứ không phải là mối đe dọa. TQ mong muốn tiếp tục chia sẻ thành quả phát triển với ASEAN, châu Á và thế giới. Chuyến thăm của Chủ tịch TCB lần này sẽ phát huy ảnh hưởng quan trọng và sâu rộng trong việc tạo ra môi trường xung quanh tốt đẹp và ổn định. Đây là chuyến thăm lần thứ 4 của Chủ tịch TCB trong năm 2013. Chỉ trong thời gian ngắn 6 tháng, Chủ tịch TCB đã đặt chân lên các nước Âu Mỹ, châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, đưa ra một loạt ý tưởng ngoại giao mới, triển khai một loạt thực tiễn ngoại giao mới: làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Nga, xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, quy hoạch “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa mới” xuyên đại lục Âu - Á, đề xướng cộng đồng cùng chung vận mệnh TQ - ASEAN, đề xuất chính sách “chân, thực, thân, thành” đối với châu Phi, kêu gọi phát triển kinh tế theo loại hình mở cửa, đề xuất phương án của TQ, xây dựng hình tượng TQ, cho thấy trí tuệ của TQ, phát huy vai trò của TQ.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...