“Hai bờ thỏa thuận chia sẻ tin tức khí tượng Nam Sa (quần đảo Trường Sa)” (Thời báo Hoàn Cầu - 28/2): Ngày 27/2, cuộc hội đàm lần thứ 10 của lãnh đạo lưỡng hội hai bờ đã diễn ra tại Đài Bắc. Đây là cuộc gặp gỡ thứ ba giữa lãnh đạo cấp cao của hai bờ trong tháng này sau các cuộc gặp giữa người phụ trách Ủy ban Đại lục của ĐL và chủ nhiệm văn phòng công tác ĐL của Quốc Vụ viện Trương Chí Quân; giữa CT danh dự của Quốc Dân đảng Liên Chiến và CT quốc gia TQ Tập Cận Bình. Trong cuộc hội đàm lần này, hai bờ đã ký kết hai hiệp định về hợp tác khí tượng và hợp tác thăm dò địa chấn.

Theo tờ Liên hợp Vãn báo của ĐL, CT của Quỹ Giao lưu Eo biển Lâm Trung Sâm ngày 27/2 cho biết, hai bờ sẽ có thể trao đổi kịp thời thông tin về quan trắc, dự báo và cảnh báo khí tượng. Trạm khí tượng của không quân ĐL ở đảo “Thái Bình” (Ba Bình), quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa) mỗi ngày truyền đi thông tin khí tượng ở vùng biển “Nam Sa”, sau khi liên đội khí tượng không quân ĐL báo cáo “Cục Khí tượng Trung ương” của ĐL, ký thỏa thuận, hai bờ sẽ dùng phương thức gián tiếp trao đổi tin tức khí tượng của vùng biển “Nam Sa”.

+ Tin từ Indonesia, RFI - 28/2: Philippines kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông. Ngày 27/2, nhân một diễn đàn về tranh chấp Biển Đông tại Manila, Trưởng nhóm luật sư của PLP, ông Francis Jardeleza đã đích danh kêu gọi VN và Malaysia cùng với một số nước có tranh chấp khác góp sức với PLP trong vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của TQ tại Biển Đông. Theo ông, Malaysia, VN và hai nước khác có thể cùng tham gia vụ kiện chống lại TQ, hoặc nộp những đơn kiện riêng. Chỉ có trên đấu trường pháp lý quốc tế mà các nước nhỏ mới có cơ hội để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình, chống lại siêu cường châu Á là TQ.

Được biết, ngày 30/3 là hạn chót để PLP đệ trình trước Tòa án Trọng tài LHQ các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò TQ trên Biển Đông.

Hành động độc đoán của TQ làm lập trường của Malaysia thêm cứng rắn: Việc TQ tiến hành diễn tập hải quân 2 lần trong vòng chưa tới 1 năm xung quanh khu vực James Shoal cách đảo Borneo của Malaysia 80 km đã gây sốc cho Malaysia và làm cho quốc gia này có quan điểm cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông. Mặc dù đảo chìm này nằm ngoài vùng nước Malaysia nhưng vẫn trong phạm vi 200 hải lý thuộc Vùng đặc quyền kinh tế. Sự kiện xảy ra gần đây nhất vào tháng 1/2014 đã buộc Malaysia thiết lập kênh hợp tác với PLP và VN, nhằm buộc TQ phải ràng buộc với những quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Thái độ độc đoán của TQ đã đẩy Malaysia gần thêm với Mỹ, vốn là đồng minh chủ chốt tại khu vực ĐNÁ. Các bức ảnh chụp sự kiện ngày 26/1 vừa qua đăng trên báo chí TQ cho thấy hàng trăm thủy thủ TQ đứng trên boong tàu, với sự hỗ trợ của hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng tại khu vực James Shoal (TQ gọi là Tăng Mẫu, cách đại lục TQ 1.800 km). Mặc dù lúc đó truyền thông Malaysia chối bỏ sự kiện trên, song các nguồn ngoại giao và an ninh đều xác nhận có 3 tàu chiến TQ tại khu vực đó và thậm chí còn có cả lễ tuyên thệ bảo vệ lãnh thổ của TQ. Chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc tế chiến lược Malaysia coi đó là hành động cảnh tỉnh đối với Malaysia. Vì trước đó giữa hai nước từng có mối quan hệ đặc biệt và không nghĩ sẽ có lúc như thế này. Ngày 18/2 vừa qua, các quan chức PLP, Malaysia và VN đã tổ chức một cuộc họp tại Manila để phối hợp chính sách đối với TQ trong hồ sơ tranh chấp trên biển và bộ quy tắc ứng xử. Có tin tại cuộc đàm phán không được thông báo trước này, các quan chức đã đồng ý bác bỏ bản đồ chín đoạn của TQ, thúc đẩy để sớm kết thúc các cuộc thương lượng về bộ luật ứng xử và yêu cầu Brunei tham gia cuộc họp với ba đối tác, tại Kuala Lumpur, vào tháng 3 tới. Trước đây, người ta chỉ nghĩ có VN và PLP bị thúc ép đối với vấn đề này, nhưng nay cả Malaysia cũng phải can dự.

Tuy nhiên, theo RFI, mặc dù thay đổi lập trường, nhưng dường như Malaysia không muốn mạo hiểm gây gây lạnh nhạt trong quan hệ với TQ, vì đây là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.. Các nguồn tin thân cận với chính phủ Malaysia cho biết, nước này không xem xét việc tham gia kiện tụng cùng với PLP để chống lại những tuyên bố về quyền của TQ tại Biển Đông.

Philippin dọa đưa tàu Cảnh sát biển ra đảo Hoàng Nham, lôi kéo Việt Nam và Malaysia đối kháng với Trung Quốc” (Mạng Hoàn cầu ngày 28/2): Sau vụ việc tuyên truyền TQ dùng vòi rồng tấn công tàu cá PLP, ngày 27/2 BTQP PLP đã tuyên bố “Nếu tàu Cảnh sát biển TQ tiếp tục dùng vòi rồng tấn công tàu cá PLP, chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng, sẽ đưa Lực lượng cảnh vệ bờ biển để đáp trả”.

Cùng ngày, NPN của Lực lượng Cảnh vệ bờ PLP cho biết, việc có đưa tàu của Lực lượng Cảnh vệ bờ đến đảo Hoàng Nham hay không vẫn còn phải đợi quyết định sau cùng của BNG và Phủ TTh, nhưng Lực lượng này đã sẵn sàng đợi lệnh. Sau đó, NPN BNG PLP khẳng định lại, mệnh lệnh trên phải do Phủ TTh quyết định.

Theo phân tích của báo giới PLP, PLP không cử tàu Hải quân mà cử tàu Cảnh sát biển để đối phó vì sự kiện đối đầu tại đảo Hoàng Nham năm 2012 đã có bài học “lúc bấy giờ PLP đưa tàu hải quân đối phó với tàu cá TQ đã bị xem là phạm sai lầm lớn”. Lực lượng Cảnh vệ bờ của PLP trực thuộc Bộ Giao thông và Thông tin PLP.

Mạng Rappler của PLP ngày 27/2 đã tung tin rằng, TQ đã dụ PLP từ bỏ việc kiện TQ ra Tòa án quốc tế với điều kiện là TQ rút khỏi đảo Hoàng Nham và nhanh chóng tăng đầu tư vào PLP. Đề nghị này của TQ đã gây sự chia rẽ trong Chính phủ PLP, BTNG PLP thì kiên trì lập trường kiện TQ ra Tòa án quốc tế và TQ hôm nay có thể rút khỏi đảo Hoàng Nham nhưng ngày mai lại đến, kiểu hai bên rút quân như vậy không công bằng. Nhưng có những quan chức cấp cao khác cho rằng, như thế tình hình sẽ càng xấu hơn, TQ đang tìm mọi cách để PLP rơi vào cảnh khó khăn.

Trung Quốc cần chuẩn bị cho đấu tranh quân sự tại Biển Đông (Báo Văn Hối - 28/2). Bài báo đăng ý kiến giới bình luận quân sự về việc PLP đưa bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough vào phạm vi quản lý của quân khu phía Tây: Bình luận viên quân sự nổi tiếng Tống Trung Bình: Việc làm của PLP là hành động khiêu khích đơn phương. Việc quan chức quân đội PLP tuyên bố sẽ có phản ứng quân sự đối với TQ khi thời cơ đến là muốn nói đến hai thời cơ: (i) khi Mỹ công khai ra mặt hỗ trợ; (ii) khi PLP có trang bị vũ khí mới. Nhưng trước mắt, hai thời cơ này vẫn rất xa vời. Việc làm của PLP chẳng qua chỉ để hư trương thanh thế, xoa dịu người dân trong nước và cũng là để an ủi bản thân.

“Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, TQ không bao giờ mơ hồ, và cũng quyết không nhượng bộ, đây là giới hạn cuối cùng của TQ”. TQ phàm là việc gì cũng cần tính đến tình huống xấu nhất, cũng cần chuẩn bị cho đấu tranh quân sự. Đến lúc ấy, lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển… sẽ phối hợp hành động với hải quân, không quân TQ, để cho PLP nếu dám nổ phát súng đầu tiên thì cũng không thể nổ phát súng thứ 2.

Chuyên gia quân sự giấu tên: Việc báo chí PLP cho rằng quân lực TQ không với được tới Biển Đông đơn thuần chỉ là “tự sướng”, bởi PLP tự ỷ vào việc có Mỹ đứng chống lưng đằng sau. Trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, mặc dù trang bị vũ khí kém xa quân đội Nam VN, nhưng TQ vẫn lấy lại quần đảo Hoàng Sa như thường. Bây giờ, sức mạnh quân sự của TQ đã mạnh hơn rất nhiều lần, hoàn toàn có đủ năng lực bảo vệ chủ quyền. “TQ cần tiến hành thêm các biện pháp hợp pháp như đấu tranh dư luận, pháp lý và nỗ lực ngoại giao, thậm chí cưỡng chế xua đuổi, để đối phó với sự thách thức của PLP”.

Tân Hoa Xã, VOA - 27/2: “Trung Quốc sẵn sàng cùng ASEAN thúc đẩy tiến trình thương lượng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông” : Ngày 26/2, tại họp báo thường kỳ liên quan tới câu hỏi về việc TQ và các nước ASEAN sẽ tổ chức hội nghị liên quan thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải (Biển Đông)" vào ngày 18/3 tới, hội nghị sẽ tiến hành thương lượng về vấn đề "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải", NPN/BNG TQ Hoa Xuân Oánh cho biết: (i) TQ trước sau như một giữ thái độ cởi mở đối với việc xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông” và sẵn sàng cùng các nước ASEAN tích cực thúc đẩy vững chắc tiến trình thương lượng bộ quy tắc này. (ii) TQ luôn duy trì trao đổi thông suốt với các nước ASEAN về vấn đề này.

Trong khi đó, một bài xã luận đăng trên tạp chí The Diplomat nhận định không nên trông cậy quá nhiều vào tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, vì bộ quy tắc này sẽ đe dọa tới lợi ích của TQ. Trong bài viết đăng ngày 26/2, tác giả Shannon Tiezzi chỉ ra một thực tế là Hải quân TQ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực tranh chấp, và Cảnh sát biển TQ cũng tuần tra nước như một cách để khẳng định quyền kiểm soát của TQ ở Biển Đông. Bà lập luận nếu quy tắc ứng xử ngăn cấm những hoạt động như vậy thì tại sao TQ lại muốn ký vào đó. Bà Tiezzi nói TQ cũng có những đòi hỏi của riêng họ cho một quy tắc ứng xử. NT TQ Vương Nghị từng nói rằng đàm phán nên "lưu tâm tới sự thoải mái của tất cả các bên." Theo quan điểm của TQ, điều này có nghĩa là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, chẳng hạn như CPC, không nên bị ép phải ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn. Theo bà Tiezzi, Bắc Kinh không quá quan tâm nếu VN và PLP không cảm thấy “thoải mái” vì một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.

Bà Tiezzi cũng lưu ý đến lập trường của TQ rằng tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ của các nước có liên quan trong khu vực và nước ngoài không nên can thiệp. Nói cách khác, TQ muốn loại Mỹ ra khỏi những cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử chừng nào Mỹ vẫn còn can dự.

Bà Tiezzi kết luận rằng sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bà nói một thỏa thuận như vậy không chỉ hạn chế sự kiểm soát trên thực tế của TQ ở vùng biển tranh chấp, mà còn cản trở chiến lược mở rộng khu vực kiểm soát trên thực tế của nước này thông qua tuần tra hàng hải.

CRI, VOA - 27/2: Trung Quốc: Quyết định lập vùng nhận dạng phòng không mới tùy vào mối đe dọa. Ngày 27/2, trả lời câu hỏi liệu TQ có dự định lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông hay không, ông Dương Vũ Quân, NPN BQP TQ, nhấn mạnh: “TQ, một quốc gia có chủ quyền, có tất cả mọi quyền để làm như vậy”. Tuy nhiên, ông nói quyết định này còn tùy thuộc vào mức độ những nguy cơ về an ninh mà TQ đối mặt.

Theo ông Dương Vũ Quân, TQ tin là tình hình chung ở Biển Đông hiện nay và các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước lân cận đang ổn định. Ông chỉ trích NB đã thổi phồng các suy đoán rằng TQ có kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Ông Dương cũng đồng thời tố cáo rằng NB có chủ đích trong việc này với “các ý đồ che giấu” và “đánh lạc hướng sự chú ý của quốc tế”.

Cũng trong cuộc họp báo này, khi được các phóng viên hỏi là: “Trong thời gian tết, có cư dân mạng chụp được tại căn cứ X của hạm đội Nam Hải ở vịnh Á Long, Tam Á có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược kiểu mới, nhìn từ bên ngoài là tàu ngầm hạt nhân kiểu 094 mới nhất. Cơ quan tình báo của Mỹ cho biết, TQ đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất CÁ, xin chứng thực việc này. Vấn đề thứ hai, theo thông tin của báo chí VN, ngày 3/2/2014, tại phụ cận bãi cạn “Nhiễm Thanh”, quần đảo “Nam Sa” (đảo Sinh Tồn Đông, quần đảo Trường Sa), Hải quân VN đã phát hiện một tàu hỗ trợ quân sự của TQ thả phao nổi tại vùng biển này, sau đó Hải quân VN nhanh chóng điều động, kéo phao nổi này đi, xin chứng thực việc này ?”. NFN/BQP/TQ Dương Vũ Quân cho biết: Về vấn đề thứ nhất, tôi không có thông tin có thể cung cấp. Về vấn đề thứ hai, sau khi xác minh, thông tin này là giả.

Trong khi đó, Kyodo ngày 27/2 dẫn các nguồn tin từ chính phủ Tokyo cho hay Mỹ và NB sẽ lên tiếng phản đối vùng nhận dạng phòng không của TQ ở Biển Hoa Đông tại các vòng họp cuối của Tổ chức Hàng Không Dân sự Quốc tế vào giữa tháng 3/2014 ở Montreal, Canada, bàn về các biện pháp an toàn hàng không dân dụng. Họ hy vọng động thái này sẽ ngăn cản nỗ lực của Bắc Kinh muốn biến vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông bao trùm cả các quần đảo Nhật-Trung đang tranh chấp, thành chuyện đã rồi. Mỹ và NB hy vọng sẽ “bao vây” TQ bằng sự hợp tác của Anh, Australia và các nước trong khối ASEAN.

CRI, VOA - 27/2: “Philippin đưa đảo Hoàng Nham vào sự quản lý của Quân khu Miền Tây, tuyên bố sẽ dùng quân sự để đáp trả Trung Quốc” (Mạng Hoàn cầu ngày 27/2) : Ngày 25/2, NPN của Quân đội PLP tuyên bố, PLP đã quyết định đưa khu vực đảo Hoàng Nham vào vùng quản lý của Quân khu Miền Tây, nhằm nâng cao khả năng phòng vệ của PLP đối với bên ngoài, đảm bảo thống nhất hành động và chỉ huy. Quân khu Miền Tây có những biện pháp quân sự cần thiết trong phòng vệ và giám sát lãnh thổ, lực lượng này có máy bay có thể bay đến bất cứ khu vực nào trong vùng này để giám sát. Phòng vệ bên ngoài là nhiệm vụ và khả năng trọng tâm của quân khu Miền Tây. Vụ việc khi TQ dùng vòi rồng tấn công tàu cá PLP vào tháng trước, quân đội PLP không được quyền đưa ra phản ứng quân sự, nhưng “Khi thời điểm thích hợp” Lực lượng vũ trang PLP sẽ không do dự đưa ra những biện pháp để bảo vệ ngư dân và tàu cá PLP. Mệnh lệnh trên do Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang PLP ký vào tuần trước, theo đó tránh nhiệm quản lý của Quân Khu Miền Tây bao gồm cả khu vực quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và đảo Nhân Ái (Bãi Cỏ Mây).

Về động thái trên của PLP, NPN BQP TQ Dương Vũ Quân cho biết, động thái liên quan của PLP chẳng những vô lý, mà cũng không có bất cứ ý nghĩa gì.

Cũng liên quan đến quan hệ PLP - TQ, ngày 27/2, trả lời câu hỏi của phóng viên NBC (Mỹ): Tháng 3/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Obama, trước đó Tổng thống Obama sẽ đi thăm một số nước Đông Nam Á trong đó có Philippines, trong thời gian chuyến thăm PLP có thể sẽ đề cập đến tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông). Phía PLP đưa tranh chấp “Nam Hải” ra Toà án quốc tế, lý do là PLP đã dùng hết các biện pháp đàm phán, TQ nhìn nhận về vấn đề này như thế nào? Hai bên TQ và PLP đã tiến hành bàn bạc về tranh chấp “Nam Hải” chưa? kết quả như thế nào? Phía TQ yêu cầu PLP đi cùng đường với phía TQ, điều này có phải có nghĩa là phía TQ đã chuẩn bị đầy đủ để bàn bạc với PLP, phía TQ có xem xét mời lãnh đạo PLP đến TQ thảo luận về vấn đề “Nam Hải”, NPN/BNG/TQ Hoa Xuân Doanh nói: “…Về việc phía PLP lấy lý do đã dùng hết các biện pháp đàm phán song phương để đưa vấn đề ra toà án quốc tế, tôi có thể nói một cách có trách nhiệm rằng, cái cớ của PLP là hoàn toàn không có cơ sở. Cách nói của PLP hoàn toàn không phù hợp với sự thực…Trên thực tế, phía TQ và PLP đã từng có sự hợp tác hết sức tốt đẹp. Nhưng điều đáng tiếc là, phía PLP đã thay đổi phương thức và thái độ xử lý vấn đề, vi phạm nhận thức chung đã đạt được với TQ, vi phạm cam kết của mình trong DOC, vứt bỏ khuôn khổ đối thoại với TQ mà các quốc gia Đông Nam Á đều ủng hộ, cự tuyệt hợp tác, mở rộng tình hình. Tháng 3/2010, phía TQ chính thức đề xuất với PLP thiết lập cơ chế tham vấn định kỳ về giải quyết tranh chấp “Nam Hải” giữa TQ và PLP. Tháng 1/2012, chúng tôi lại kiến nghị khởi động lại cơ chế đàm phán giữa TQ và PLP, nhưng cho đến nay phía PLP vẫn chưa có bất kỳ trả lời nào đối với đề nghị của TQ. Cũng tức là, phía PLP tự mình đơn phương đóng cánh cửa lớn đàm phán, tham vấn ngoại giao với TQ…

Về câu hỏi phía TQ có muốn đàm phán trực tiếp với PLP hoặc tiến hành gặp gỡ lãnh đạo hai nước, tôi muốn nhấn mạnh một chút, phía TQ coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với PLP, bởi vì điều này phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước, đồng thời cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần sự nỗ lực chung của cả hai bên, Tôi mong rằng phía PLP đi cùng đường với TQ, cùng nhau nỗ lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào quỹ đạo bình thường”.

Tổng hợp