“Quan chức Ngoại giao Việt Nam trước đây cho biết Cuộc chiến trên biển Việt - Trung năm 1988 cho Việt Nam thấy rõ sự chênh lệnh quân sự” (Mạng Hoàn cầu - 7/8).

Việt Nam vừa đón chuyến thăm của NT/TQ Vương Nghị. Hai bên tuy thảo luận về vấn đề Biển Đông nhưng vẫn giữ được bầu không khí hòa dịu. Hai nước tuy vẫn có mâu thuẫn trong vấn đề chủ quyền, nhưng từ tháng 6 đến nay đã có những chuyển biến: CT Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên kể từ khi nắm quyền từ năm 2011, nguyên thủ hai nước khi hội đàm, CT Tập Cận Bình đã kiến nghị: Quyết tâm chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết chính trị vấn đề Biển Đông. Hai bên còn đồng ý xây dựng đường dây nóng khi xảy ra các vụ việc bất ngờ trên biển và tiến hành điều tra tài nguyên liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, tình hình thực tế chưa có cải thiện gì nhiều.

Một quan chức Ngoại giao Việt Nam trước đây từng ở ĐSQ/Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: rất khó tưởng tượng việc xảy ra xung đột chính trị mang tính quyết định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước đã xảy ra chiến tranh trên biển năm 1988 khiến hơn 60 binh sỹ Việt Nam bị tử vong, đồng thời cho biết “điều đó khiến chúng tôi biết được sự chênh lệnh về sức mạnh quân sự”.

Tại Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 7 vừa qua, Vương Nghị đã chỉ trích Philippines. Đương nhiên Philippines muốn dựa vào Mỹ, Nhật, ngược lại do vấn đề lịch sử, sự trông chờ của Việt Nam đối với Mỹ rất có mức độ. Đối với Nhật, mặc dù Nhật vẫn là nước viện trợ lớn nhất của Việt Nam và về kinh tế Việt Nam phải dựa vào Nhật rất nhiều nhưng về chính trị ảnh hưởng của Nhật đối với Việt Nam không bằng Trung Quốc.

Trung Quốc luôn chủ trương đàm phán song phương trong giải quyết vấn đề Biển Đông, thực tế là Trung Quốc muốn tránh dẫn đến việc đối đầu với tập thể ASEAN cũng như ngăn chặn sự can dự của Mỹ, Nhật trong vấn đề Biển Đông. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục phân hóa, chia rẽ Việt Nam và Philippines nhằm dành lợi thế trong vấn đề Biển Đông.

“Học giả Malaysia cho rằng cùng khai thác là giải pháp tối ưu làm dịu căng thẳng tại Biển Đông” (Tân Hoa Xã - 7/8).

Ngày 5/8, học giả nổi tiếng, nguyên Tổng Thư ký chính trị của TTg Malaysia Na-gíp, ông Ê Xun Ô nhận định: (i) Sáng kiến “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác vẫn là cách thức tối ưu để làm dịu tình hình căng thẳng trên Biển Đông”. (ii) Các nước ASEAN liên quan tranh chấp Biển Đông cần hoan nghênh lập trường của Trung Quốc về thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông” và thúc đẩy thương lượng về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. (iii) Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đạt được thành quả rực rỡ đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong kinh tế toàn cầu, vấn đề Biển Đông không nên ảnh hưởng đến đại cục hợp tác trong khu vực.

“Cách tiếp cận thực tế tạo thuận lợi cho Trung Quốc và ASEAN giải quyết tranh chấp” (Thời báo Hoàn Cầu - 7/8). Quan hệ toàn diện của Trung Quốc với các nước ASEAN chủ yếu tập trung trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên cũng có một loạt các tranh chấp lãnh thổ và trên biển xung quanh các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một vài nước ASEAN như Việt Nam và Philippines.

Trong khi những xung đột ở cường độ khá thấp dù không thể làm tổn hại tới quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN nhưng lại cần được giải quyết với sự cẩn trọng tuyệt đối và trí tuệ bởi những lo ngại về căng thẳng không mong đợi.

Diễn đàn cấp cao nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc -ASEAN được tổ chức tại Bangkok mới đây đã có một điểm tích cực đáng lưu ý với việc Trung Quốc kêu gọi nâng cấp FTA Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) và tăng cường kết nối giữa hai bên. Trong đàm phán CAFTA 1 thập kỷ trước, trọng tâm chủ yếu vào giải quyết các vấn đề quan thuế liên quan tới việc Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt vào thị trường ASEAN, trong khi mong muốn của các thành viên ASEAN là thâm nhập vào thị trường người tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc. Khối lượng thương mại lớn giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ tăng nhanh chóng và thuận lợi nếu kết nối hậu cần giữa hai bên được giải quyết. Với nguồn lực chuyên gia kỹ thuật và tài chính, Trung Quốc cần tăng gấp đôi nỗ lực trong đầu tư và hỗ trợ các nước ASEAN nâng cấp hệ thống thông tin, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn giữa hai bên.

Hầu hết các nước ASEAN đều nhìn nhận tranh chấp biển chỉ là một khía cạnh trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Cánh cửa đối với đàm phán song phương và theo đuổi giải pháp chưa hoàn toàn đóng lại. Đàm phán song phương có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: đàm phán trực tiếp và tham vấn không chính thức có thể được tiến hành song phương trong khi đệ trình về tranh chấp lãnh thổ hoặc tranh chấp biển song phương có thể đưa ra trọng tài hoặc dùng phương thức ra nghị quyết chung. Các phương pháp về nghị quyết đối với tranh chấp được coi như đạt được sự bình đẳng ít nhất là không có lực lượng cao hơn của luật quốc tế liên quan vào đàm phán và tham vấn.

Trong khi Trung Quốc có thể không ủng hộ cách thức giải quyết tranh chấp này nhưng Trung Quốc cần lưu ý rằng thậm chí trong tiến trình thực hiện phán xét trọng tài, đàm phán và tham vấn trực tiếp song phương vẫn có thể được thực hiện. Hơn nữa tranh chấp quốc tế đầu tiên được đệ trình lên tòa án xét xử nhưng cuối cùng vẫn phải giải quyết mang tính song phương ngoài tòa.

Hầu hết các thành viên ASEAN đều hoan nghênh mong muốn của Trung Quốc về thực hiện hơn nữa DOC nhưng hầu hết họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi việc Trung Quốc cam kết tham gia đàm phán để hướng tới COC. COC sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có sự tham gia của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc tham gia vào nỗ lực dự thảo cũng sẽ là đối trọng với vai trò của một vài đối tác hoặc cường quốc khác.

Khai thác chung các nguồn tài nguyên rộng lớn và dồi dào tại Biển Đông đã được thực hiện trong vài thập kỷ qua. Vấn đề là không bên nào thực sự đi đầu trong đề xuất các dự án cụ thể và khả thi. Là cường quốc lớn tại khu vực và cũng là bên liên quan nên Trung Quốc cần tăng cường và đưa ra sáng kiến táo bạo với những dự án cụ thể và khả thi.

Với cách tiếp cận thực tế và linh hoạt hơn, bớt giáo điều trong giải quyết tranh chấp Biển Đông vừa mang lại lợi ích cho cả ASEAN và Trung Quốc bởi hai bên đang hướng tới quan hệ chặt chẽ hơn trong tương lai.

Trung Quốc phát động "chiến tranh nhân dân" bảo vệ Biển Đông (Thời báo Quốc phòng).

Ngày 1/7, Đại đội cơ động ứng cứu tổng hợp dân binh trên biển tỉnh Quảng Đông chính thức thành lập. Tiếp theo, ngày 21/7/2013 lực lượng dân binh trên biển thành phố “Tam Sa”, tỉnh Hải Nam cũng đã tổ chức lễ thượng cờ ra mắt tại quảng trường đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng), Tp “Tam Sa”.

Đáng chú ý đối với tỉnh Quảng Đông - tỉnh lớn về biển, sở hữu bờ biển dài nhất Trung Quốc. Lâu nay Quảng Đông luôn là tỉnh ven biển quan trọng trong thế trận bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. Mới đây, Phó Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, Trung tướng Vương Trị Dân chỉ rõ, Quảng Đông cần phải đẩy nhanh xây dựng đội ngũ dân binh ứng cứu trên biển trở thành đội quân tinh nhuệ trong bảo vệ chủ quyền biển quốc gia và triển khai cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển. Chuyên gia quân sự cho rằng, là tỉnh trung tâm của Quân khu Quảng Châu, với vị trí chiến lược đặc thù, Quảng Đông phải tăng cường phát triển lực lượng cơ động dân binh trên biển, phối hợp và liên kết với tỉnh Hải Nam xây dựng lực lượng và thế trận “chiến tranh nhân dân”, nhằm bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Trước tình hình Biển Đông phức tạp như hiện nay, chỉ có liên kết thì Trung Quốc mới có thể từng bước thu hồi các đảo bãi của quần đảo Trường Sa.

Theo giới quan sát quân sự phương Tây, việc bảo vệ chủ quyền trên biển đương nhiên là lực lượng quân đội chính quy, nhưng việc tuần tra vùng biển rộng lớn, đặc biệt là chống lại sự quấy nhiễu của tầu chiến NB, Mỹ, Philippines, Việt Nam…, Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng dân binh đông đảo trên biển.

Cũng có nhận định cho rằng, Trung Quốc chỉ cần dân binh hóa 100.000 ngư dân và 5.000 tầu cá, thì lực lượng quân sự của tất cả các nước xung quanh Biển Đông cộng lại cũng đã khó có thể ứng phó nổi Trung Quốc.

Trong khi đó, dư luận HongKong cho rằng, Trung Quốc có thể học tập kinh nghiệm cướp đảo của dân binh Hàn Quốc. Nếu tổ chức lực lượng dân binh xuất đầu lộ diện cướp đảo, đối thủ nhất định sẽ huy động quân đội ngăn chặn, khi xảy ra xung đột giữa lực lượng dân binh cướp đảo với đối thủ, nhân cơ hội đó quân đội Trung Quốc có thể ra tay khống chế đảo Điếu Ngư.

Tổng hợp