07/08/2013
Tin tức Biển Đông trên phương tiện thông tin trong và ngoài nước ngày 5 tháng 8.
Trung Quốc: Biển Đông. Mạng Tân Hoa xã ngày 5/8 đưa tin, ngày 5/8, BTNG/TQ, Vương Nghị khi trả lời báo chí đã cho biết, TQ và các nước ASEAN đã đồng ý thảo luận thúc đẩy tiến trình COC trong khuôn khổ thực hiện DOC để cùng nhau bảo vệ hòa bình ổn định của khu vực “Nam Hải” (Biển Đông). TQ luôn giữ thái độ tích cực, mở cửa đối với việc xây dựng COC, đồng thời chú ý đến việc gần đây có nhiều ý kiến thảo luận về làm thế nào thúc đẩy tiến trình COC, quan điểm của TQ là:
Một là, cần có mong muốn hợp lý. Một số nước đề xuất "thuyết chớp nhoáng", mong hoàn thành "Bộ Quy tắc" chỉ trong một ngày đàm phán, đây là điều không phù hợp thực tế, cũng không phải là thái độ nghiêm túc. "Bộ Quy tắc" liên quan tới lợi ích nhiều mặt, việc xây dựng đòi hỏi một quá trình điều phối tường tận và phức tạp.
Hai là, cần hiệp thương nhất trí. Thúc đẩy “COC” phải học hỏi kinh nghiệm xây dựng DOC, tìm kiếm nhận thức chung lớn nhất, chiếu cố đến mức độ cảm nhận của các bên. Không nên để ý chí của một quốc gia hoặc vài quốc gia áp đặt cho quốc gia khác, dưa ép chín sẽ không ngọt.
Ba là, cần loại bỏ quấy rối. TQ và các quốc gia ASEAN đã từng vài lần thảo luận về COC nhưng bị quấy rối mà phải dừng lại. Các bên nên làm nhiều việc có lợi cho thúc đẩy tiến trình COC, tạo ra môi trường và điều kiện cần thiết cho việc này, không phải là đi ngược lại con đường đó.
Bốn là, cần tuần tự tiệm tiến. Xây dựng COC là quy định trong DOC, COC không thể thay thế DOC, càng không thể gạt bỏ DOC để làm mới. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt DOC, đặc biệt là tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển. Trong quá trình này, hiệp thương xác định lộ trình xây dựng COC, từng bước thúc đẩy về phía trước.
Chính sách bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc. TQ lâu nay tiến hành hàng loạt biện pháp bành trướng xuống hướng Nam, trong đó có chính sách Biển Đông quyết liệt. Nguyên nhân của chính sách đó là gì? VN có phản ứng ra sao trước các động thái của TQ?
Nhận định về việc này, Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu TQ, Viện Khoa học - Xã hội VN cho rằng:
Nguyên nhân nằm ở chênh lệch phát triển vùng giữa miền Đông và miền Tây. Miền Tây TQ có 350 triệu dân, giáp các nước Trung Á theo đạo Hồi khiến khu vực này khó phát triển. Miền tây TQ muốn phát triển được phải đi qua ASEAN để đi ra biển … nên đòi hỏi TQ phải có tính toán lại về chiến lược. TQ vì vậy phải quan tâm đến các nước ASEAN và Biển Đông. Họ vừa tập trung vào phát triển sức mạnh cứng - gia tăng sức mạnh quân sự với mong muốn là kiểm soát, khống chế và mục đích lâu dài là khống chế Biển Đông, đồng thời gia tăng các sức mạnh mềm - về kinh tế thông qua các gói viện trợ, hợp tác kinh tế, văn hóa với ASEAN.
Để khẳng định chủ quyền biển đảo, TQ đang tăng cường nghiên cứu khoa học về biển đảo nói chung và Biển Đông nói riêng, đồng thời tuyên truyền phổ biến trong dân chúng, thậm chí dịch ra tiếng Anh đưa ra nước ngoài, tạo dư luận, tạo chứng cứ pháp lý, chỗ dựa lịch sử, chỗ dựa pháp lý. Vì sao họ đặt vấn đề tuyên truyền như vậy? Câu trả lời đó là nhằm kích động dư luận trong nước. TQ có chính sách một con, chẳng may xảy ra xung đột, ai là người đi đánh nhau? Do đó cần phải tạo dư luận, kích hoạt chủ nghĩa dân tộc để khi sự cố xảy ra còn huy động.
Đối với VN, trước hết cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của VN tại Biển Đông phải huy động sức mạnh tổng hợp. Công tác nghiên cứu chỉ là một phần trong đó. Các nhà nghiên cứu khoa học VN cần nghiên cứu lịch sử để đấu tranh với những điều ngụy tạo của TQ. Vấn đề bác bỏ không chỉ đăng trên tạp chí VN mà cần phải đăng trên các tạp chí quốc tế. Đấu tranh không phải chỉ ở trong nước mà phải ở cả quốc tế.
+ RFI, VOA - 5/8: Philippines tăng cường lực lượng Hải quân để đối phó với Trung Quốc. Ngày 4/8, chiến hạm thứ hai mà PLP mua của Mỹ, chiếc BRP Ramon Alcaraz, đã cập bến một căn cứ Hải quân tại Vịnh Subic, PLP. Đây là một chiến hạm của của lực lượng tuần duyên Mỹ, có từ thời Thế chiến Thứ hai và được tân trang lại. Chiếc tàu này sẽ bổ sung cho chiến hạm thứ nhất mang tên BRP Gregorio del Pilar, cũng là một chiếc tàu cũ của lực lượng tuần duyên Mỹ đã được chuyển cho Manila hồi tháng 8/2011.
Ngoài ra, PLP cũng đang tìm mua thêm chiến hạm từ các cường quốc hải quân khác. Ngày 3/8, chính phủ PLP thông báo họ đã đặt mua chiến hạm Pháp mang tên “La Tapageuse” 26 năm tuổi, với giá 6 triệu euro, sẽ được giao vào tháng 4/2014. Đề đốc Rodolfo Isorena, Tư lệnh Cảnh sát Biển PLP cho biết lực lượng của ông đang ở khâu cuối cùng để hoàn tất hợp đồng mua 4 tàu mới, dài 24 mét; và 1 tàu mới, dài 82 mét của Pháp.
Lực lượng tuần duyên PLP cũng dự định sẽ mua 10 tàu tuần tiễu đa năng, trong khuôn khổ một chương trình viện trợ của NB.
“Mục đích chuyến thăm Đông Nam Á của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhằm thảo luận về tranh chấp khu vực” (Trung Quốc Nhật báo, Nhân dân Nhật báo - 5/8):
Ngày 4/8, các chuyên gia phân tích nhận định: Ban lãnh đạo mới TQ đang có hành động tích cực để bảo đảm quan hệ giữa TQ với các nước ASEAN không bị tổn hại bởi các vấn đề lãnh thổ.
Jia Xiudong, chuyên gia nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế TQ (CIIS) cho rằng: Chuyến thăm của BTNG Vương Nghị cho thấy TQ đang đánh giá ngày càng cao tầm quan trọng trong quan hệ với các nước ASEAN và thể hiện rõ TQ sẽ không để các vấn đề lãnh thổ với một vài nước ASEAN trở thành cản trở đối với quan hệ và hợp tác tổng thể giữa TQ và ASEAN.
Giáo sư các vấn đề quốc tế, ĐH Nhân dân TQ, Jin Canrong nhận định: TQ đang cố gắng xác định một số điểm trong thỏa thuận về lợi ích giữa TQ và ASEAN. Chuyến thăm của ông Vương đã gửi đi tín hiệu TQ đang làm mọi nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông để vấn đề này không làm tổn hại tới hòa bình và ổn định chung của toàn khu vực.
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn cấp cao Nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược TQ - ASEAN tổ chức tại Bangkok ngày 2/8/2013, BT Vương Nghị đã nhấn mạnh và kêu gọi:
(i) Các nước ASEAN chung tay cùng TQ làm sâu sắc và đa dạng hóa thêm hợp tác giữa hai bên.
(ii) Quan hệ với ASEAN luôn được TQ đặt lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự ngoại giao và hiện là thời điểm then chốt để tạo tiến triển mới trong quan hệ sau 10 năm trở thành đối tác chiến lược.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Hòa bình châu Á và nguyên là Phó TTg/TL Surukiat Sathirathai, BTNG/TQ Vương Nghị đã đề xuất 3 cách giải quyết tranh chấp Biển Đông trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác chung các nguồn tài nguyên khoáng sản.
(1) Để tìm được giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp Biển Đông sẽ phải mất nhiều thời gian và từ nay cho tới lúc đó, các bên liên quan cần nghiên cứu các cách thức khai thác chung trên cơ sở cùng có lợi và cùng thắng.
(2) Khai thác chung các nguồn tài nguyên khoáng sản không chỉ vì lý do kinh tế mà còn gửi thông điệp tới các nơi khác trên thế giới rằng các nước trong khu vực đang có thiện chí giải quyết các tranh chấp thông qua phương thức hợp tác.
Jia của viện CIIS đánh giá quan điểm này và cho rằng:
(i) Khai thác chung có thể mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các bên và có những tác động an ninh chính trị lớn hơn bởi khai thác chung góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực.
(ii) Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi TQ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PLP đã ký thỏa thuận khai thác địa chất biển chung tại nhiều nơi trên Biển Đông, một động thái được chính phủ hai nước thông qua và sau đó VN cũng gia nhập thỏa thuận khai thác chung đó.
(iii) Đề xuất của TQ về khai thác khoáng sản chung cho thấy sự chân thành trong giải quyết các vấn đề lãnh thổ của TQ và các nước liên quan cần thể hiện rõ sự chân thành của mình. Điều quan trọng là TQ và các nước ĐNÁ kiểm soát được nguy cơ căng thẳng gia tăng do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Chuyến thăm 4 nước ASEAN của BTNG Vương Nghị cho thấy những nỗ lực liên tục của TQ trong củng cố quan hệ với các thành viên ASEAN.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...