BBC, RFI, VOA - 2/8: Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam - Philippines. Phát biểu tại Manila sau Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác song phương VN - PLP (kết thúc hôm 1/8), NT/PLP Albert del Rosario cho biết ông và đối tác VN đã thảo luận về các phương thức mà hai nước có thể cùng nhau tiến hành để xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ với TQ ở Biển Đông, đặc biệt là yêu cầu ASEAN tăng tốc độ đàm phán bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) với TQ; tăng cường hợp tác song phương trên vụ kiện Bắc Kinh ra trước LHQ; và không chấp nhận bất kỳ liên doanh thăm dò dầu khí nào với TQ nếu Bắc Kinh khẳng định rằng họ có chủ quyền trên các khu vực nằm trong phạm vi hợp tác phát triển.

Cụ thể, hai bên đồng ý sẽ yêu cầu ASEAN sớm khởi sự các cuộc đàm phán với TQ về bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa xung đột vũ trang tại Biển Đông. Mạng tin tức GMA PLP ngày 1/8 dẫn lời Del Rosario nói, hai bên VN - PLP mong muốn ASEAN “có bước tiến mạnh mẽ” để TQ đồng ý trong năm nay sớm triển khai “đàm phán”, chứ không phải là “tham vấn” về COC, “chỉ tham vấn không hề đủ, cần phải đàm phán, chúng tôi hy vọng nâng cấp COC đến giai đoạn đàm phán”.

Sau cùng, NT/PLP cho biết, hai bên cũng thảo luận đề nghị gần đây của TQ muốn cùng với các nước có liên can đến hồ sơ Biển Đông phát triển các khu vực tranh chấp. Manila cũng như Hà Nội có cùng quan điểm, đó là không chấp nhận bất kỳ liên doanh thăm dò dầu khí nào với TQ nếu Bắc Kinh khẳng định rằng họ có chủ quyền trên các khu vực nằm trong phạm vi hợp tác phát triển.

Trong khi đó, báo chí VN lại đưa tin rất nhạt về vấn đề trên. Thông tấn xã VN ngày 1/8 cho biết, trong vấn đề BĐ, VN và PLP cùng kiên định lập trường nguyên tắc của ASEAN về đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải; ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, sớm xây dựng COC.

 “Mỹ lôi kéo Việt Nam làm “đối tác”, phía sau có thể là sự giao dịch về tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông)” (Báo Tin tức Thế giới (báo giấy của Đài Phát thanh Quốc tế TQ) - 31/7). Vừa nhậm chức NT Mỹ, John Kerry đã bày tỏ, Mỹ cần đẩy mạnh mức độ thực thi chính sách quay trở lại ĐNÁ. Trương Tấn Sang lại là lãnh đạo quốc gia ASEAN thứ 4 thăm Mỹ.

Hai năm qua, sau khi trải qua nhiều canh bạc với PLP, các nước cần nhìn rõ, trên vấn đề tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), PLP không có ưu thế lịch sử, cũng không có ưu thế pháp lý, càng không có ưu thế về sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, sự khiêu khích của PLP trên vấn đề “Nam Hải”, luôn thể hiện không hiệu quả, không chỉ không thể chiếm lợi từ TQ, cũng không đủ dũng khí chọc giận TQ, càng không đủ trí tuệ để chia rẽ ASEAN. Vì vậy, mới có sự bày tỏ “đẩy mạnh mức độ quay lại ĐNÁ” của Kerry. Nhìn từ hiện tại, phương án chiến lược của Kerry có 2 điểm quan trọng. Một là Mỹ đẩy mạnh mức độ chống lưng phía sau những nước như PLP; NB cũng theo gót, như tặng cho PLP tàu tuần tra tiên tiến… Hai là ý đồ tìm đối tác mới cho PLP. Từ động tác Mỹ lần đầu tiên tuyên bố xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện” với VN, có thể thấy, Mỹ rất cấp bách tìm cho PLP một đối tác hô ứng trên vấn đề “Nam Hải”. Cái mũ cao “quan hệ đối tác toàn diện” mà Mỹ cho VN không hề dễ đội, cần VN trả giá. Cái giá này là cùng tác động với PLP trên vấn đề “Nam Hải”. Từ sự bày tỏ của Obama “ủng hộ cam kết của VN thông qua cơ chế ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á xác lập quy tắc ứng xử, từ đó giải quyết hòa bình và công bằng các vấn đề liên quan”, vì chiếc mũ này VN cũng thực sự đưa ra cam kết của các hành động trong tương lai: Đó là cổ vũ các nước ASEAN khác cuốn vào vấn đề “Nam Hải”, ngăn cản sự hòa nhập kinh tế và thương mại giữa TQ và các nước ASEAN.

Đối với bố trí chiến lược của người Mỹ, TQ không thể coi nhẹ. Hiện nay, TQ là đối tác thương mại lớn nhất của VN, nhưng Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của VN, TPP mà Mỹ đang tiến hành, cũng sẽ bao gồm VN, Mỹ có đủ quân bài và cám dỗ, để VN thực sự hành động, vấn đề “Nam Hải” sẽ có thể xuất hiện sóng gió mới.

+ Tin từ Bắc Kinh, Hongkong, RFI - 3, 4/8 : Ngày 2/8, NT/TQ Vương Nghị đã đến TL tham dự Diễn đàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Trung Quốc (2003 - 2013). Phát biểu tại Diễn đàn, NT/TQ cho biết nhìn lại quá khứ, cơ sở quan trọng nhất của quan hệ TQ - ASEAN là cùng giữ gìn hòa bình ổn định khu vực; nhận thức chung quan trọng nhất là sẵn sàng thông qua hợp tác để đẩy nhanh thực hiện cùng phát triển; kinh nghiệm quan trọng nhất là luôn kiên trì phương thức châu Á và phương thức ASEAN, hóa giải bất đồng bằng hiệp thương hữu nghị và đối thoại hòa bình. Ông cũng tái khẳng định sự phát triển của TQ là cơ hội cho các nước ASEAN chứ không phải đe dọa.

Vương Nghị nêu 2 kiến nghị phát triển quan hệ TQ - ASEAN thời gian tới: i) làm sâu sắc hợp tác toàn diện, thực hiện phát triển cùng thắng, đẩy nhanh xây dựng bản nâng cấp của Khu mậu dịch tự do TQ - ASEAN; thúc đẩy các cơ chế 10+1, 10+3, EAS; thúc đẩy giao lưu các đoàn thể nhân dân, thanh niên, các tổ chức phi chính phủ; TQ sẵn sàng mở rộng hợp tác với ASEAN về an ninh quốc phòng, nỗ lực cho an ninh và ổn định khu vực; (ii) kiên trì xử lý các bất đồng cụ thể bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại hòa bình và hiệp thương hữu nghị. TQ tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ do lịch sử để lại và quyền lợi biển với một số nước ASEAN. TQ luôn chủ trương thông qua đối thoại và đàm phán trực tiếp để tìm cách giải quyết. Trước đây, hiện nay và sau này đề luôn mở cánh cửa đối thoại hiệp thương, luôn sẵn sàng tìm kiếm tương lai cùng có lợi cùng thắng. TQ mong các nước hữu quan cũng có tinh thần như vậy, đi cùng hướng với TQ, không nên tiếp tục áp dụng các hành động có khả năng gây phức tạp, mở rộng tình hình, đặc biệt là đánh giá sai tình hình, sai lầm nối tiếp sai lầm.

Vương Nghị cho biết tại Hội nghị Ngoại trưởng EAS năm nay, TQ và ASEAN đã nhất trí tổ chức tham vấn về xây dựng COC trong khuôn khổ thực hiện DOC; TQ là nước lớn có trách nhiệm, luôn nghiêm túc thực hiện cam kết trong quá trình thực hiện DOC. TQ mong các bên khác cũng tuân thủ quy định của DOC; từ DOC đến COC là quá trình tuần tự tiệm tiến, TQ sẽ cùng các nước ASEAN nghiêm thúc bàn bác và vững bước thúc đẩy tiến trình COC, TQ sẵn sàng cùng các bên nỗ lực, đưa “Nam Hải” thực sự trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Về vấn đề Biển Đông, trong một cuộc tiếp xúc với cựu Phó TTg/TL Surukiat Sathirathai, Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Hòa bình châu Á, ông Vương Nghị đã nêu lên ba hướng mà theo ông nếu được tiến hành đồng thời, sẽ cho phép giải quyết tranh chấp Biển Đông. Một là tiến tới thỏa thuận thông qua tham vấn và đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp. Theo NT/TQ, đây là biện pháp căn bản và là phương cách duy nhất dẫn đến giải pháp dứt điểm cho vấn đề Biển Đông. Hai là tiếp tục thực thi Bản Tuyên bố Ứng xử trên biển Đông DOC đồng thời từng bước thúc đẩy các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Ba là tìm cách cùng khai thác Biển Đông.

Theo các nhà phân tích, ba phương cách trên không có gì mới, chỉ lập lại các quan điểm mà TQ nhắc đi nhắc lại từ trước đến nay, đồng thời quy trách nhiệm về tình hình căng thẳng tại Biển Đông cho các nước khác. Về hướng thứ nhất, đó là chủ trương xuyên suốt của Bắc Kinh, chỉ muốn giải quyết các tranh chấp một cách song phương với từng nước nhỏ hơn mình, để dễ dàng dùng thế nước lớn gây sức ép. Về nhu cầu thực thi DOC và từng bước tiến tới COC, ông Vương Nghị công khai cho rằng đó không phải là giải pháp cho việc giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền, đồng thời lại đổ lỗi cho một số nước là đã không tôn trọng COC. Trong phát biểu của mình, NT/TQ không hề nhắc tới những hành vi quá đáng của TQ tại Biển Đông, vi phạm bản Tuyên bố Ứng xử mà Bắc Kinh đã ký kết. Về chủ trương cùng khai thác, vấn đề là TQ chỉ muốn đồng khai thác các vùng mà các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền, điều khó được các nước khác chấp nhận.

Có bình luận cho rằng, trong bối cảnh NB không ngừng lôi kéo các nước ASEAN, TTg/NB Abe vừa mới kết thúc chuyến thăm đến Malaysia và tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông khiến quan hệ giữa các nước liên quan đang diễn ra rất phức tạp… đã khiến chuyến đi của NT Vương Nghị thể hiện sự coi trọng của TQ đối với quan hệ với ASEAN, đồng thời cũng thể hiện sự cạnh tranh giữa TQ và NB trong việc tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN.

Một số nguồn tin liên quan cho biết, chuyến thăm lần này là “nhằm tăng cường quan hệ của TQ với các nước ASEAN”. Về tổng thể, hợp tác giữa ASEAN và TQ vẫn tương đối thuận lợi, mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng về chính trị, vấn đề biển Đông đã khiến cho mâu thuẫn giữa TQ với một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là PLP tương đối nổi bật. Tình hình năm nay không có lợi cho TQ, Chủ tịch luân ASEAN năm nay là Brunei, quốc gia cũng tồn tại tranh chấp về biển đảo với TQ. Do vậy, trong hàng loạt các hội nghị của ASEAN trong nửa cuối năm nay, liệu có xảy ra những tình huống bất lợi cho TQ hay không vẫn đang là ẩn số.

NB hiển nhiên đã nhìn thấy mâu thuẫn này giữa ASEAN và TQ. Ngay sau khi nhậm chức, TTg/NB Abe đã dồn dập viếng thăm các quốc gia ASEAN. , tính đến nay TTg Abe đã thăm 7 trong 10 quốc gia ASEAN. Xét về khía cạnh kinh tế, Abe hy vọng thông qua thị trường ASEAN để chấn hưng lại kinh tế NB. Về chính trị, NB mong muốn lôi kéo các nước ASEAN nhằm bao vây TQ. Mới đây, NB đã tuyên bố sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh NB - ASEAN trong năm nay nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai bên về vấn đề an ninh trên biển. Báo chí NB cho rằng, động thái này của NB nhằm kiềm chế việc mở rộng lợi ích biển của TQ. Trong bối cảnh đó, TQ không thể ngồi yên, một trong những mục đích chuyến đi lần này của Vương Nghị là nhằm thắt chặt hơn quan hệ TQ - ASEAN, tăng cường nhận thức chung và xử lý thỏa đáng bất đồng, tránh để những kiến nghị của PLP trở thành nhận thức chung của PLP. Đồng thời, chuyến đi lần này không không loại trừ khả năng để chuẩn bị cho các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao TQ trong thời gian tới.

+ Tin từ Trung Quốc - 2/8: Trung Quốc: Biển Đông. Mạng TQ ngày 1/8 đưa tin, trong thời gian kỷ niệm một năm thành lập thành phố “Tam Sa”, Chính quyền nhân dân thành phố “Tam Sa” đã chính thức phê chuẩn, thực hiện “Quy hoạch xây dựng hai khu, hai đường của đảo Vĩnh Hưng, thành phố Tam Sa”. Khu quy hoạch, phía Đông bắt đầu từ đường sân bay, phía Tây đến hết đường Vĩnh Lạc, phía Bắc bắt đầu từ bến tàu “Vĩnh Hưng”, phía Nam đến đường Thâm Hàng. Trong đó, “hai khu” là khu vực cảng và khu vực dân cư phía Tây Nam đảo “Vĩnh Hưng”, “hai đường” là đường Bắc Kinh và đường Tuyên Đức. Khu vực này là trung tâm dịch vụ thương mại và quản lý chung của thành phố “Tam Sa”; là cảng chính và nơi cư trú chính của thành phố.

Trong khi đó, Nhân dân Nhật báo ngày 2/8 đưa tin, cảng Vũ Liên ở Huyện Lâm Cao, tỉnh hải Nam, TQ đã mở cửa. Trong một mùa, cảng cá có thể neo đậu 1000 tàu cá lớn, nhỏ, sản lượng bốc dỡ cá trong 1 năm là 120.000 tấn.

Tân Hoa xã ngày 1/8 đưa tin, ngày 31/7, chiếc tàu hải giám chuyên dụng cho chấp pháp bảo vệ chủ quyền loại 1000 tấn đầu tiên của tỉnh Hải Nam - “Hải giám TQ 2168” đã được bàn giao sử dụng ở Quảng Châu. Người phụ trách của Tổng đội Giám sát hải dương và nghề cá của tỉnh Hải Nam cho biết, “Hải giám TQ 2168” dài 79,9 m, rộng 10,6 m, lượng giãn nước thiết kế 1330 tấn là tàu hải giám trọng tải lớn nhất, trang bị tiên tiến nhất của cơ quan chấp pháp nghề cá biển cấp tỉnh của Hải Nam.

+ Tin từ Battambang, BBC - 4/8: Sam Rainsy lên tiếng hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc. Trong buổi phỏng vấn độc quyền với Kênh truyền hình Phượng hoàng của Hong Kong ngày 29/7, lãnh tụ Đảng Cứu quốc của CPC Sam Rainsy cho biết, Đảng của ông xem TQ là một đồng minh quan trọng, đồng thời tỏ rõ sự ủng hộ dành cho TQ trên vấn đề tranh chấp Biển Đông. Ông nói: “Đảng của chúng tôi ủng hộ TQ trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do TQ bảo vệ là lãnh thổ của TQ. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của TQ và chỉ thuộc về TQ mà thôi.

Ông Rainsy cũng bày tỏ hy vọng rằng CPC sẽ ‘chuyển tiếp sang nền dân chủ’ một cách hòa bình. Sam Rainsy nói ông lên án những ‘bất thường nghiêm trọng’ trong cuộc bầu cử vừa qua mà ông cho là ‘đi ngược lại ý nguyện của nhân dân’. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng đảng của ông chỉ muốn hòa bình chứ không muốn xung đột quân sự.

Tổng hợp