05/08/2013
Tin tức Biển Đông trên phương tiện thông tin trong và ngoài nước ngày 1 tháng 8.
RFA, VOA - 1/8: Việt Nam - Philippines: Biển Đông. NT/PLP Albert del Rosario cho biết, sau cuộc họp lần thứ 7 của Uỷ ban Hợp tác Song phương VN - PLP ngày 1/8, ông và người đồng nhiệm phía VN Phạm Bình Minh đã đồng ý cùng làm việc với nhau chặt chẽ hơn để tìm cách thuyết phục các nước còn lại trong khối ASEAN, nhằm thúc đẩy tiến bộ thực sự trong một cuộc họp với các giới chức TQ vào cuối năm nay. Ông nói: “Hội ý có lẽ chưa đủ. Chúng ta cần phải bàn tới việc thương nghị…”.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/8 bình luận gần đây, bước đi nhằm lôi kéo lực lượng bên ngoài can dự vào tranh chấp Biển Đông của PLP và VN đang đẩy nhanh. Tờ báo đã liệt kê hàng loạt sự kiện như CTN/VN vừa thăm Washington, PLP xác nhận đã yêu cầu Mỹ cử máy bay trinh sát giám sát bãi đá Nhân Ái/Cỏ Mây; TTg/NB vừa bước chân trước ra khỏi PLP, tàu huấn luyện của Hải cảnh NB ngày 30/7 đã cập cảng Đà Nẵng, VN…
Trong khi đó, ông Roilo Golez, cựu dân biểu đồng cố vấn an ninh quốc gia PLP -Thành viên của Liên minh Biển Tây PLP (Biển Đông) cho biết, tinh thần dân tộc đang ngày càng mạnh lên ở PLP, và tổ chức của ông không chỉ hoạch định các cuộc biểu tình rầm rộ mà còn tuyên truyền ở các trường học cũng như cộng đồng về những gì đang xảy ra tại Biển Tây PLP. Liên minh này cũng đang lập kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình chống TQ trong tương lai gần.
Trả lời phỏng vấn VOA, ông Paul Reichler, luật sư đại diện của chính quyền Manila, cho rằng quyền lợi của VN "hoàn toàn giống với hai điểm chính mà PLP mang ra tòa…Giải pháp nhờ tòa trọng tài phân xử của PLP dĩ nhiên là một giải pháp mà VN có thể cân nhắc”.
Trung Quốc: Biển Đông. Mạng Tân Hoa xã ngày 1/8 đưa tin, công ty hữu hạn dầu khí hải dương TQ (CNOOC Limited) tuyên bố, Tổng công ty dầu khí hải dương TQ (CNOOC) đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí tại lô 35/10 thuộc bồn địa biển Oanh Ca, nằm trong Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông với công ty hữu hạn thăm dò và sản xuất Shell TQ. Lô 35/10 nằm ở bồn địa biển Oanh Ca, diện tích 3.427 km2, mực nước sâu từ 80 - 110 m. Hợp đồng quy định, trong thời gian thăm dò, Shell sẽ tiến hành thu thập số liệu địa chấn 3D tại khu vực này và sẽ đảm nhận 100% kinh phí thăm dò.
Trong một tin khác, báo chí VN trích lại tin từ báo TQ, cho biết thêm các lực lượng hành pháp trên biển của TQ hiện đã hợp nhất với số lượng nhân viên 16.000 người, và TQ có thể sẽ vũ trang cho lực lượng này.
Cũng liên quan đến Biển Đông, Lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè của TQ trên Biển Đông đã kết thúc lúc 12 giờ trưa ngày 1/8.
+ RFA - 1/8: Trung Quốc - Mỹ: Biển Đông. BNG/TQ vừa phản đối một nghị quyết của Thượng viện Mỹ liên quan đến những hành động của TQ tại các vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. BNG/TQ cho rằng nghị quyết này chỉ do một thiểu số đưa ra không có chứng cớ thực tế lẫn lịch sử và như thế là đưa ra một thông điệp sai trái.
Nghị quyết thông qua ở Thượng viện Mỹ ngày 29/7 bày tỏ mối quan ngại về những hành động của TQ, đặc biệt là việc TQ cho ấn hành đường biên giới chín đoạn còn gọi là đường lưỡi bò bao trùm gần trọn Biển Đông và việc TQ thường xuyên xâm nhập các vùng biển tranh chấp với NB ở biển Hoa đông.
+ Đài Tiếng nói nước Nga - 1/8: Nga và vấn đề Biển Đông. Mới đây, học giả nổi tiếng người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề CÁ - TBD nhận định rằng, đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước ĐNÁ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc, có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga hiện hữu trong bối cảnh các nước ĐNÁ có nguyện vọng kiềm chế sự bành trướng của một TQ lớn mạnh nhanh chóng.
Một khía cạnh đáng chú ý nữa là trong tương quan này, liệu có thể xuất hiện xích mích trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Matxcova?
Dưới nhãn quan lợi ích của Nga, ông Sergei Luzyanin, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận định: Nga cho rằng khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga - Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Matxcova về mở rộng vai trò của LB Nga trong khu vực, đặc biệt với các lĩnh vực năng lượng và an ninh. Quan hệ đó cũng không được kiềm chế xu thế đa dạng hóa các liên hệ song phương giữa Nga và các nước ASEAN.
Dưới nhãn quan của TQ, các chuyên gia nước này cho rằng: Trong khi về nguyên tắc không phản đối sự phát triển các quan hệ song phương và đa phương của Nga với các nước trong khu vực, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ tiêu cực trước thực tế Nga tăng cường hợp tác năng lượng với VN và những quốc gia khác mà TQ đang có "tranh chấp biển đảo", kể cả tranh chấp về thềm lục địa chứa hydrocarbon.
Dễ hiểu là các tập đoàn năng lượng của Nga đang cố gắng tuân thủ "luật chơi" bất thành văn nào đó, cố gắng không lọt vào vùng lãnh thổ tranh chấp. Nhưng như đã rõ, ranh giới của thềm lục địa tranh chấp là khá tương đối, được cắt nghĩa mỗi lần đều theo cách mới ở Bắc Kinh, Hà Nội, Manila và những thủ đô khác của các quốc gia dự phần tranh cãi. Và ở đây có thể xảy ra "hiểu lầm". Vấn đề khác nữa là trong những trường hợp này, đòi hỏi sự phân định nghiêm túc, tách chính trị khỏi thương mại, không tạo ra cơ sở để ngờ vực lẫn nhau và không phá hoại những lợi ích chiến lược chung.
Chỉ mới cách đây 5 - 10 năm về trước, đối với Nga và TQ tất cả đều được “qui định” trên bình diện những đánh giá chính trị. Liên minh quân sự và chính trị (song phương) của Mỹ với các nước trong khu vực gây mất ổn định tình hình và đáng bị phê phán, còn sự tham gia của Nga và TQ vào các đề án như kiểu ARF (Diễn đàn khu vực về an ninh của ASEAN) và những kế hoạch khác thì được hoan nghênh, đánh giá tích cực… Giờ đây đã xuất hiện sắc thái mới cả trong lĩnh vực an ninh khu vực cũng như trong các đề án giao thông vận tải.
Hiện tại, có vẻ TQ muốn nhìn thấy lập trường rõ ràng hơn của Nga về "xung đột biển đảo" và muốn có sự ủng hộ của Nga về những nội dung khác, kể cả vấn đề "quốc tế hóa eo biển". Chuyện ở đây trước hết là về eo biển Malacca. Bắc Kinh đang tìm kiếm nguồn dự trữ và khả năng mới để sử dụng Nga như là động lực bổ sung nhằm hỗ trợ cho chính sách của TQ ở ĐNÁ.
Có thể thấy là người ta không chuyển tải "niềm hy vọng Trung Hoa" cho Nga một cách rõ ràng hoặc chính thức. Về cơ bản, ý tứ đó biểu đạt theo lối “lộ trình chuyên viên”. Nhưng ngay bây giờ đã có thể nhận thấy sự bực dọc của một số nhân vật chính giới TQ trước đà xúc tiến tích cực hợp tác năng lượng và gia tăng hợp tác quân sự Nga - Việt. Giữa các chuyên viên Nga và TQ cũng không có kiến giải chung nhất về qui chế tương lai của tuyến đường biển phương Bắc (NSR).
Trong những điều kiện này, như ghi nhận của các chuyên gia phương Tây, kể cả học giả Elizabeth Vishnik, tuyến đường biển phương Bắc có thể biến thành một kiểu đối trọng thay thế cho eo biển Malacca. Thực tế, “xung đột biển đảo” của TQ với hàng loạt nước ASEAN rõ ràng sẽ bảo lưu và tồn tại trong hình thức như bây giờ đủ lâu dài (thậm chí còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn). Đồng thời đang diễn ra hiện tượng khí hậu ấm lên và băng tan chảy. Lưu thông tàu thuyền theo đường biển phía Bắc sẽ thuận tiện hơn. Dễ hiểu là các thành tố chiến lược (tạo lập hành lang giao thông mới) và thương mại (độ lưu thông) của dự án qua mỗi năm sẽ càng tăng thêm.
Như vậy, TQ cần hiểu rằng xu hướng này không phải là mưu toan ác ý của Matxcova mà là tiến trình khách quan của sự thay đổi bối cảnh khu vực, cũng như có phần từ thay đổi điều kiện khí hậu, mà bất kỳ chính trị gia nào dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể gây tác động ảnh hưởng.
Những thành tố mới không thể phá vỡ hình thức đối tác Nga - Trung đã được thiết lập, nhưng, hiển nhiên, sẽ cần đến những điều chỉnh (về chuyên viên và chính trị) từ cả hai bên. Cụ thể, về mức độ và điều kiện của khả năng "quốc tế hóa" tuyến đường biển phương Bắc, triển khai rộng hoạt động dầu khí của Nga trong vùng biển phần phía nam ĐNÁ, mở rộng phạm vi hợp tác song phương Nga - VN, Nga - PLP và vai trò của Nga trong nền an ninh khu vực nói chung.
Tổng hợp
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...