05/09/2013
Tin tức Biển Đông tổng hợp ngày 2-3 tháng 9
+ Tin từ Thượng Hải, BBC, RFA, RFI, VOA - 3/9: Trung Quốc muốn có giải pháp hòa bình ở Biển Đông. Ngày 3/9, phát biểu tại Hội chợ TQ - ASEAN lần thứ 10 ở Nam Ninh, TTg/TQ Lý Khắc Cường khẳng định nước ông mong muốn có một giải pháp hòa bình ở Biển Đông cùng với việc tôn trọng thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế. Ông nói: “chính phủ TQ sẵn sàng đảm bảo việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp thông qua tham vấn hữu nghị”.
Cùng ngày, Philippines lại tố cáo Trung Quốc xây cất trên bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông.BQP/PLP công bố không ảnh của 30 khối bê tông có thể là khởi đầu của một dự án xây dựng của TQ nằm tại Bãi cạn Scarborough. NFN/BQP/PLP nói, ông không biết chính xác mục đích của những cấu trúc, nhưng các tàu có thể bỏ neo tại những khối này. Hiện TQ chưa có phản ứng với công bố này. NFN/ĐSQ/TQ tại Manila khi được báo giới đặt câu hỏi về các bức ảnh này thì nói rằng ông ta chưa thể bình luận gì, và sẽ xem các bức ảnh đó.
Trước đó, ngày 2/9, nhận dịp Hội chợ TQ - ASEAN, TTg/TQ Lý Khắc Cường đã lần lượt tiếp lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội chợ lần này, gồm TTh Myanmar, TTg/CPC, TTg/Lào, TTg/TL, TTg/VN và Phó TTg/SGP. Theo BBC, trong cuộc gặp TTg/VN Nguyễn Tấn Dũng, TTg/TQ đã tỏ thái độ mềm mỏng về biển đảo. TTg/TQ bày tỏ: Trong dịp Quốc khánh 2/9 nhưng TTg/VN vẫn tham dự Hội chợ thể hiện phía VN rất coi trọng hợp tác với TQ. Truyền thông nhà nước VN tường thuật: tại cuộc họp, hai bên nhất trí “kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình”.
+ Tin từ Philippines 3/9: Mỹ sẽ không đặt căn cứ quân sự thường trực tại Philippines (Philippines Daily Inquirer - 31/8/2013). Ngày 30/8, BTQP Mỹ Chuck Hagel đang ở thăm PLP đã có cuộc thảo luận với TTh/PLP Benigno Aquino về việc tăng cường sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở PLP, trong bối cảnh PLP đang chú trọng tới việc bảo vệ các yêu sách lãnh thổ tại các vùng biển tranh chấp.
Ông Chuck Hagel cho rằng, thoả thuận về tăng cường hiện diện quân sự Mỹ tại PLP sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước và góp phần hỗ trợ chương trình hiện đại hoá quân đội của TTh/PLP. Tuy nhiên, Mỹ không tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự thường trực ở PLP vì động thái này thể hiện sự trở lại của tâm lý chiến tranh lạnh đã lỗi thời. Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện luân phiên quân đội như đã thỏa thuận với Singapore và Australia gần đây.
BTQP/PLP Gazmin cho biết binh lính và các tàu quân sự của Mỹ sẽ được tiếp cận không chỉ các căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic và Zambales mà cả các cơ sở quân sự khác của PLP.
Cũng tại cuộc họp báo, BTQP Mỹ Hagel nhắc lại Mỹ ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc đàm phán COC nhằm quản lý các bất đồng và căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Mỹ khuyến khích các nước giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế được quốc tế chấp nhận, phù hợp với luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực nhằm thay đổi nguyên trạng.
Ngày12/8, Mỹ và PLP đã tuyên bố khởi động đàm phán một Thoả thuận khung về tăng cường hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ tại PLP. Dự kiến hai bễn sẽ trải qua bốn vòng đàm phán và hiện đã hoàn tất hai vòng.
+ Tin từ Nga - 3/9: Trung Quốc từng bước xây dựng quân đội chuyên nghiệp. Báo “Độc Lập” Nga ngày 3/9 đưa tin TQ đang tích cực hiện đại hóa quân đội theo hướng chuyên nghiệp. Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Trung ương, Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tập trận trên tàu sân bay Liêu Ninh kêu gọi quân đội TQ nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện kỹ năng tác chiến, luôn có ý thức bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền đất nước, làm được như vậy là quân đội đang quán triệt đường lối của ĐCS/TQ hiện đại hóa quân đội và chủ trương tăng cường tình nguyện nhập ngũ.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong khi vẫn giữ chế độ nghĩa vụ quân sự truyền thống, TQ đang hướng tới tinh nhuệ quân đội bằng cách kêu gọi lớp thanh niên thành phố và sinh viên đại học tham gia quân đội. Nhà nước ban hành chế độ đãi ngộ đối với số người này như tăng lương, sau khi rời quân ngũ có thể được nhận vào làm việc tại các cơ quan ngân sách hoặc khởi đầu sự nghiệp kinh doanh. Về thực chất “phòng thủ tích cực, năng động” có thể coi là là cốt lõi của học thuyết quân sự TQ thế kỷ XXI. Theo học thuyết này, TQ nhất định phải xây dựng được quân đội trang bị vũ khí đồng bộ, cân đối giữa các binh chủng, quân chủng, lúc nào cũng sẵn sàng thi hành nhiệm vụ phòng thủ hoặc tấn công theo công thức: “TQ không tấn công ai nhưng mỗi khi bị xâm lược sẽ sẵn sàng đánh trả”. Học thuyết chiến tranh nhân dân dựa trên nguyên tắc “toàn dân là chiến sĩ” hiện đang được thay đổi theo đường lối hoàn thiện các chỉ số đo chất lượng tiềm lực quốc phòng dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Nhưng việc cần thiết để hiện đại hóa quân đội là cần có đội ngũ chuyên gia trình độ cao. Vì vậy, chính quyền TQ tuy vẫn giữ chế độ nhập ngũ chung ở các cấp dưới, tập trung đào tạo cấp chỉ huy trong các trường đại học quân sự. Ngoài ra, quân đội còn được phép tuyển dụng những chuyên gia dân sự đầu ngành vào phục vụ trong các quân chủng, binh chủng của mình.
Ngay từ năm 2006, TQ đã đưa ra Chương trình hiện đại hóa sức mạnh quốc phòng, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu đến 2010 đã xong, giai đoạn hai đến 2020 tập trung hoàn chỉnh cơ khí hóa, tin học hóa quân đội. Nhiệm vụ chính là hoàn thiện khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các binh chủng, quân chủng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chung. Đến năm 2050, về mặt trang bị khí tài, Chương trình yêu cầu xây dựng quân đội TQ phải đạt cho được mức tinh nhuệ của quân đội các nước tiền tiến.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ làm việc tại Quỹ Jamestown Foudation, Bắc Kinh đang ráo riết kêu gọi các thành phần thanh niên có học thức tình nguyện tham gia quân ngũ với con số hiện lên tới 2,3 triệu người. Những người tốt nghiệp đại học hay các trường cao đẳng chuyên nghiệp tự nguyện nhập ngũ, sau khi giải ngũ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi của nhà nước: Họ được thanh toán học phí, ưu tiên khi thi tuyển vào làm việc tại cơ quan nhà nước, hỗ trợ kinh doanh. Còn những người tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn đến từ các tỉnh khác, nếu tự nguyện nhập ngũ, khi hoàn thành nhiệm vụ quân sự có thể được cấp hộ khẩu thủ đô. Chiến dịch vận động tự nguyện tham gia quân đội đang gặp thuận lợi do điều kiện tìm việc làm khó khăn, khoảng 33,6% sinh viên tốt nghiệp ký được hợp đồng với chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chủ trương tuyển mộ từ thanh niên đô thị hay sinh viên đại học không phải lúc nào cũng đạt mục đích đề ra. Số là, các sinh viên quen lối sống ngồi một chỗ, không đảm bảo thể lực theo yêu cầu của các lực lượng chiến đấu. Theo Trung tâm tuyển quân tại Bắc Kinh, 60% sinh viên khi vào tuyển, không vượt qua các thử thách đáp ứng chiến đấu, 23% cận thị, 19% quá béo phì hoặc quá gầy gò. Mặc dù vậy, trường Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh đã hợp tác thành công với binh chủng không quân TQ. Sinh viên Đại học Thanh Hoa học theo Chương trình dân sự 3 năm, sau đó học 1 năm tiếp tại trường quân sự. Tốt nghiệp khóa học, các sinh viên được cấp bằng lái máy bay chiến đấu.
+ Tin từ Trung Quốc, BBC, RFA - 1, 2, 3/9: Việt - Trung. Ngày 2/9 tại Nam Ninh, bên lề Hội chợ TQ - ASEAN, TTg/VN Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với TTg/TQ Lý Khắc Cường.
TTg Lý Khắc Cường chúc mừng Quốc khánh VN và bày tỏ TQ sẵn sàng hợp tác với VN, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau, mở rộng kết nối giao thông, thúc đẩy hợp tác trên bộ và trên biển, tăng cường giao lưu giáo dục và nhân văn. Về vấn đề Biển Đông, Lý Khắc Cường trình bày lập trường nguyên tắc của TQ và chỉ ra rằng, hai bên cần tăng cường đối thoại, trao đổi; quản lý thỏa đáng bất đồng, nỗ lực chuyển thách thức trên biển thành cơ hội hợp tác, tạo môi trường tốt đẹp để triển khai các dự án hợp tác lớn giữa hai nước.
Về phần mình, TTg Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ, phía VN sẵn sàng cùng với phía TQ giao lưu cấp cao chặt chẽ, tăng cường tin cậy chính trị, mở rộng hợp tác thực chất, thông qua hiệp thương hữu nghị, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trước đó ngày 30/8, ĐSQ/VN tại TQ đã tổ chức chiêu đãi, kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN VN, với sự tham dự của 500 quan khác, trong đó có BTNG/TQ và BTNG/VN. Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ VN tại TQ Nguyễn Văn Thơ ca ngợi quan hệ Việt - Trung và ngụ ý tranh chấp trên biển là “vấn đề duy nhất còn lại”. Hai bên sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong khi đó, BTNG/VN phát biểu rằng, “nay hai nước đã thực sự trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”.
Trong một tin khác, liên quan đến tình hình Biển Đông, mới đây VN đã yêu cầu TQ hủy bỏ ngay tem về Hoàng Sa. Vụ Bưu Chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông VN cho biết TQ phát hành bộ tem phổ thông có tên Mỹ Lệ TQ hồi tháng 5/2013 trong đó một mẫu tên Tam Sa Thất Liên Dữ in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, là hành động có tính cách vi phạm chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa. Câu lạc bộ sưu tập tem trong nước có tên là Viet Stamp còn cho biết cùng với mẫu tem Tam Sa Thất Liên Dữ được phát hành ngày đầu tiên, Bưu Chính TQ cũng phát hành phong bì và bưu ảnh có in hình nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Cơ quan Bưu chính VN phản đối hành động của Bưu chính TQ, yêu cầu Bưu chính TQ tôn trọng sự thật và hủy ngay mẫu tem, phong bì cùng bưu ảnh có in hình các đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa của VN.
+ Đài Tiếng nói nước Nga, BBC - 30/8, 1, 2/9: Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ chủ quyền. Trong tuần qua, Hà Nội đã tăng thêm 3 tàu cho cảnh sát biển sau khi nâng cấp lực lượng này thành Bộ Tư lệnh từ cấp cục trước đây. Ngoài đội tàu, cảnh sát biển VN cũng có 3 máy bay Casa-212-400.
Nhà phân tích Dương Danh Dy nói rằng: Cố gắng của VN nhằm bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ ngày càng cứng rắn ... và cần có thêm sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế… Sau nhiều năm ngoại giao mềm, VN không thể chấp nhận ở thế bị động và giờ đến lúc cần tỏ ra cứng rắn hơn.”
Trong khi đó, Interfax đưa tin, xưởng đóng tàu Admiralty của Nga vừa hạ thủy, chuẩn bị thử nghiệm chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cho VN. Như vậy, cho tới nay, xưởng này đã hạ thủy ba chiếc, thử xong một chiếc đầu tiên và chiếc thứ hai còn đang được tiếp tục chạy thử. Đây là 3 trong 6 chiếc tàu ngầm mà VN đặt mua từ Nga hồi năm 2009. Mới đây, ngày 30/8 chính phủ Nga đã thông qua dự thảo thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và VN về hợp tác quân sự, theo đó hai bên tập trung hợp tác theo hướng trao đổi thông tin về các vấn đề quân sự và chính trị, an ninh quốc tế; tăng cường tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác chống khủng bố và kiểm soát vũ khí, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Nga và VN cũng cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân sự, quân y, quân sử; địa hình, thủy văn.
Cũng liên quan đến tàu ngầm, một doanh nhân tỉnh Thái Bình là ông Nguyễn Quốc Hòa tuyên bố đã chế tạo được tàu ngầm mini đầu tiên ở trong nước. Chiếc tàu nặng 9,2 tấn và lượng choán nước 12 tấn được đặt tên là Trường Sa I. Hiện ông Hòa đang xây dựng bể thử nghiệm để chạy thử vào tháng 11 tới.
+ Tin từ Trung Quốc - 3/9: Mạng Nhật báo TQ ngày 2/9/2013 dẫn nguồn tờ Kyodo News cho biết, ngày 2/9, chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ tổ chức hội nghị nghiên cứu thảo luận lần đầu với sự tham gia của những người phụ trách liên quan của các nước Đông Nam Á và châu Phi. Chủ đề của hội nghị là đối sách bảo đảm an ninh giao thông trên biển TBD và Ấn Độ Dương. Dự kiến các đại biểu cấp trưởng phòng đến từ hơn mười nước như PLP, VN, Ma-lai-xi-a…sẽ tham gia.
Chính phủ NB còn hy vọng tăng cường hợp tác với các nước nằm ở vị trí chiến lược như: eo Malacca, Biển Đông, vịnh Aden…để duy trì việc cung cấp ổn định nguồn tài nguyên như dầu khí…
+ Tin từ Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao) - 30/8: Việt Nam: Biển Đông. Gần đây một số trang mạng không chính thức của TQ như Quân sự tây lộ và mạng Một tuần đăng bài bình luận về các hoạt động đối ngoại gần đây của lãnh đạo cấp cao VN với tiêu đề: “Dư luận Hong Kong thốt lên: Quân lực Trung Quốc ngày càng mạnh khiến lãnh đạo cấp cao Việt Nam ngồi không yên”, nội dung chính như sau:
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, lãnh đạo cấp cao VN liên tiếp tới thăm 3 nước láng giềng (TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TL từ 25 - 27/6; CTN Trương Tấn Sang thăm TQ từ 19 - 21/6 và thăm Indonesia từ 27 - 28/6), ngoài mục đích nâng cao vị thế quốc tế, tăng cường tiếng nói trong các vấn đề khu vực, tìm kiếm viện trợ và hợp tác kinh tế, còn có trọng tâm là để đối phó với TQ trong tranh chấp tại "Nam Hải" (Biển Đông).
Indonesia là nước lớn nhất trong ASEAN, TL là nước điều phối quan hệ ASEAN - TQ, hai nước này đều có ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ ASEAN - TQ và lập trường của ASEAN trong vấn đề "Nam Hải", việc lãnh đạo VN chọn đi thăm TL và Indonesia là để tác động tới lập trường của hai quốc gia này trong vấn đề "Nam Hải", tạo thuận lợi để VN thực hiện mục tiêu của mình tại "Nam Hải".
Những năm gần đây, để đối phó với sức ép ngày càng tăng từ VN và PLP cũng như sự can dự ngày càng sâu của các thế lực bên ngoài trong vấn đề "Nam Hải", TQ đã tăng cường hoạt động bảo vệ quyền lợi tại "Nam Hải" như kiên quyết ngăn chặn âm mưu của VN và PLP muốn đơn phương mời thầu, thăm dò tài nguyên dầu khí, kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Nham, và tiến hành tuần tra định kỳ, thống nhất lực lượng chấp pháp trên biển, 3 hạm đội hải quân tiến hành diễn tập tại "Nam Hải", ngư dân TQ tới "Nam Hải" đánh bắt cá để khẳng định chủ quyền.
Thái độ kiên định của TQ trong việc bảo vệ quyền lợi tại "Nam Hải" đã khiến hành vi xâm phạm của VN kiềm chế hơn. Kể từ đầu năm đến nay, VN không còn có các hành vi đơn phương dễ dẫn tới xung đột trên biển kiểu như đơn phương mời thầu, thăm dò dầu khí trên biển, mà chuyển sang phản đối qua kênh ngoại giao, tăng cường mua sắm các trang thiết bị quân sự hiện đại để đối phó với hành động bảo vệ quyền lợi của TQ. Không những thế, tại các diễn đàn quốc tế, còn rêu rao việc trong tranh chấp tại biển "Nam Hải" và Hoa Đông đã xuất hiện biểu hiện phô trương sức mạnh đơn phương, xuất hiện hành động mang tính áp đặt và màu sắc chính trị cường quyền đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực. Tuy không nói rõ, nhưng thực chất là ám chỉ TQ. Ngoài ra, VN còn đề nghị ASEAN xem xét ký kết hiệp định về không sử dụng vũ lực trước nhằm tăng cường tin cậy trong nội bộ ASEAN, đồng thời mở rộng ra các nước trong khu vực CÁ - TBD, VN muốn lấy đó để xây dựng hình ảnh mình là người bảo vệ hòa bình ổn định tại "Nam Hải".
Trong chuyến thăm TQ, Indonesia, TL của lãnh đạo cấp cao VN, vấn đề tranh chấp "Nam Hải" luôn được đề cập tại các cuộc hội đàm. Tuy nhiên, lời lẽ về tranh chấp "Nam Hải" không giống nhau, thậm chí có sự khác biệt rất lớn. Trong tuyên bố chung với TQ, VN tạo ấn tượng với bên ngoài về việc thực hiện DOC, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, xây dựng bầu không khí tin cậy lẫn nhau. Tuy không trực tiếp đề cập tới việc nhanh chóng thúc đẩy COC nhưng thực tế là lót đường cho việc thúc đẩy COC. Còn trong các bản TBC với TL và Indonesia, VN lại sử dụng những lời lẽ lâu nay rằng cần sớm khởi động và ký kết COC.
VN đã lựa chọn thời điểm để tổ chức các chuyến thăm cấp cao. Ngay sau khi chuyến thăm của CTN Trương Tấn Sang kết thúc, các Hội nghị liên quan của ASEAN liên tiếp được tổ chức: Hội nghị NT/ASEAN, Hội nghị ASEAN và các nước đối tác đối thoại, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Có cơ quan báo chí đã đưa tin Dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị NT/ASEAN sẽ 1 lần nữa ghi rõ, cần tranh thủ xây dựng quy tắc COC có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Từ tình hình trên, có thể thấy, sách lược của VN trong xử lý tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với TQ đã có sự thay đổi từ “đối đầu cứng” sang “con dao mềm” chứ không thật sự như NT/TQ Vương Nghị phát biểu gần đây rằng từ DOC tới COC là một quá trình liên tục và tiệm tiến, không thể chỉ cần COC mà không cần DOC, con đường đúng đắn là cần thực hiện tốt và toàn diện DOC, trong quá trình đó vững bước thúc đẩy trao đổi về COC theo phương thức tuần tự tiệm tiến.
Tuy CT Trương Tấn Sang cũng cho rằng, để Thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trở thành hiện thực, cần có sự quyết tâm và cố gắng của hai bên, nhưng kể cả như vậy, việc thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong vấn đề Biển Đông cũng là một quá trình lâu dài, so với việc các bên liên quan xé bỏ mối liên hệ giữa DOC và COC để rồi sốt sắng thúc đẩy COC như hiện nay cũng giống như cho TQ chiếc bánh vẽ để đỡ đói lòng.
Hiện nay, sách lược "Nam Hải" của VN tuy đã thay đổi nhưng thực chất là nhanh chóng thúc đẩy COC bằng phương thức vu hồi, trói buộc hành động bảo vệ quyền lợi của TQ tại "Nam Hải", củng cố thêm hiện trạng tranh chấp tại "Nam Hải". Điều này vẫn là âm mưu lợi dụng sưc mạnh tập thể của ASEAN để bảo vệ lợi ích hiện có của mình tại "Nam Hải".
+ Tin từ Trung Quốc, VOA - 2/9: Đài Loan dự trù 3,3 tỷ Đài tệ mở rộng bến tàu đảo Thái Bình nhằm ứng phó với cục diện thay đổi ở Biển Đông (Nhân dân Nhật báo - 2/9).
Ngày 29/8, “Sở Hải tuần” của ĐL đã trình lên “Viện Lập pháp” nước này dự toán năm 2014, theo đó, tổng kinh phí của “Kế hoạch xây dựng tu sửa cơ sở hạ tầng giao thông đảo Thái Bình (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa sẽ vượt quá 3,3 tỷ Đài tệ, tiến hành từ năm 2014 đến năm 2016. Trong khuôn khổ dự án đó có kế hoạch chi 112 triệu đô la để xây dựng một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu chiến.
Nghị sỹ Quốc Dân đảng ĐL, Lâm Ngọc Phương cho biết, sau khi hoàn thành mở rộng bến tàu, tàu vận chuyển tiếp tế có thể trực tiếp cập bến bốc dỡ trang bị và vật tư, tàu tuần tra hộ vệ cỡ vừa và nhỏ của “Sở Hải tuần” ĐL, thậm chí một số tàu của hải quân có thể trực tiếp cập bờ, mật độ tuần tra của tàu ĐL tại vùng biển này sẽ tăng lên với mức độ lớn.
Dự án mở rộng bến tàu đảo “Thái Bình” đưa ra sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 đến 3 năm, việc này không chỉ là do nhu cầu của chính quyền Mã Anh Cửu nhằm ứng phó với tình hình Biển Đông mà cũng được coi là nội dung quan trọng để đánh giá liệu ĐL có thể tiến thêm một bước trong quan hệ hai bờ.
Đảo Thái Bình cách ĐL không gần. Khoảng cách từ đảo “Thái Bình” đến căn cứ hải quân ở Cao Hùng khoảng 1600 km, vượt quá bán kính tác chiến của máy bay chủ lực ĐL như: F16, Mirange 2000…; dùng tốc độ di chuyển nhanh nhất của tàu chiến ĐL đến đảo Thái Bình cũng cần thời gian 3 ngày. Nhưng, lực lượng không quân biển của VN xung quanh đảo Thái Bình cũng mạnh hơn ĐL. Từ trước đến nay, bất kể là TQ hay ĐL thì đều có dư luận cho rằng, hai bờ nên liên thủ trợ giúp bảo vệ đảo Thái Bình, cùng nhau khai thác và bảo vệ “Nam Sa”.
Một số chuyên gia nhận định TQ đang vận động lập một liên minh bí mật với ÐL. Giáo sư Lâm Trung Bân thuộc khoa nghiên cứu chiến lược của Ðại học Ðạm Giang ở ÐL nói rằng bây giờ ÐL cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn sau mấy chục năm khiêm tốn, công chúng đang ngày càng lo ngại là người ta không chú ý đầy đủ đến đảo Thái Bình. TTh Mã Anh Cửu chú ý nhiều hơn đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông một phần là vì áp lực của Bắc Kinh đòi hợp tác trong các vấn đề lãnh thổ, nhưng ông cũng phải chú ý đến liên minh không chính thức của Ðài Bắc với Mỹ. Theo Giáo sư Lâm, chính sách của TTh Mã là làm sao để đứng giữa Bắc Kinh và Washington. Tăng cường chuyện đảo Thái Bình sẽ là một đáp ứng đối với yêu cầu của Bắc Kinh về vấn đề quản lý lãnh thổ. Mặt khác, ÐL trước đây không muốn làm phật lòng Mỹ. Mỹ muốn thấy hòa bình trong khu vực này.
Tương lai, sau khi đảo “Thái Bình” mở rộng, bến tàu sẽ được coi là cái cớ để ĐL né tránh sự viện trợ của TQ, tiếp tục độc chiếm hay là trở thành căn cứ để quân đội hai bờ liên thủ? Nếu có thể giải đáp được vấn đề này thì có thể nhìn ra đương cục ĐL liệu có mong muốn tiến một bước tích cực trong việc tin cậy lẫn nhau về quân sự, tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai bờ. Cách đây một năm, lực lượng tuần dương ÐL đã tiến hành 5 lần tập trận bắn đạn thật ở đảo Thái Bình. Các chuyên gia nói rằng những nước khác có tranh chấp chủ quyền trong khu vực cảnh giác theo dõi các động thái của ÐL, nhất là trong tình huống TQ hùng mạnh về ngoại giao không để cho Ðài Bắc tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương về gìn giữ hòa bình.
+ Tin từ Trung Quốc - 2/9: Trung Quốc thực hiện chiến lược cường quốc biển phải làm tốt việc xây dựng lực lượng (Mạng Hoàn Cầu - 1/9). Đại hội Đảng 18 của ĐCS/TQ chính thức đề ra chiến lược xây dựng cường quốc biển. Đến thời điểm này, mục tiêu xây dựng cường quốc biển đã được đưa vào trong chiến lược lớn phát triển quốc gia. Chiến lược “cường quốc biển” của TQ lấy phát triển hoà bình làm trục chính, tuyệt đối không phải là chủ nghĩa bá quyền.
TQ không chỉ là quốc gia lục địa lớn, mà cũng là quốc gia lớn về biển trên thế giới, tổng chiều dài đường bờ biển lên đến 32.000 km, trong đó đường bờ biển đại lục dài 18.000 km. Diện tích vùng biển quản hạt của TQ là 3 triệu km2.
TQ muốn trở thành một nước lớn trên biển và cường quốc hải quân ít nhất còn cần đợi 30 năm, TQ phải xem xét khách quan, bình tĩnh phẩm chất và trình độ xây dựng hiện đại hoá quốc phòng và hiện đại hoá quân đội của TQ.
Nội hàm của chiến lược xây dựng cường quốc biển của TQ bao gồm 4 phương diện: kinh tế biển, sinh thái biển, khoa học công nghệ biển và quyền lợi và lợi ích biển. Đồng thời với việc phát triển sự nghiệp biển, càng phải quý trọng nguồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ quyền và lợi ích biển. Nhưng, trước mắt các mặt như: khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển, tỉ trọng kinh tế biển trong kinh tế quốc dân, khoa học công nghệ biển và trình độ bảo vệ môi trường…vẫn có khoảng cách nhất định với các quốc gia phát triển trên thế giới. Bởi vậy, trong quá trình trỗi dậy của TQ, nhất định phải trù tính tốt cả hai đại cục trong nước và quốc tế, kiên trì coi trọng đất liền và biển, kiên trì đi con đường phát triển dựa vào biển làm giàu, dựa vào biển để cường quốc, con người hài hoà với biển, hợp tác cùng thắng, thông qua phương thức hoà bình, phát triển, hợp tác, cùng thắng, tích cực thúc đẩy xây dựng cường quốc biển, thực hiện việc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
Bảo vệ quyền và lợi ích biển là tiền đề xây dựng cường quốc biển của TQ. TQ nhất định phải nhanh chóng nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển, kiên trì bảo vệ quyền và lợi ích biển của nước mình, đồng thời thúc đẩy hợp tác hữu nghị cùng có lợi, triển khai đàm phán, khống chế bất đồng, cùng khai thác nguồn tài nguyên biển với các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trên biển. Cùng với việc tiến hành tham vấn về vấn đề “Nam Hải” với các nước ASEAN, không ngừng củng cố sự chi phối thực tế đối với các đảo, đá của quần đảo “Nam Sa”. Trên cơ sở không làm tổn hại lợi ích cốt lõi của TQ, tranh thủ vận dụng phương thức hoà bình giải quyết tranh chấp về vấn đề biển, tranh thủ tối đa hoá tương đối lợi ích biển; xây dựng TQ trở thành quốc gia biển phù hợp với tình hình TQ và nhu cầu phát triển thực tế để thực hiện việc bảo vệ môi trường biển, giữ vững quyền và lợi ích biển quốc gia, đảm bảo an ninh biển quốc gia, thực hiện chiến lược cường quốc biển mang màu sắc TQ.
Việc thực hiện chiến lược “cường quốc biển” cần phải giải quyết hai vấn đề: đầu tiên, phải xây dựng và hoàn thiện một hạm đội viễn dương thực sự và cơ sở hạ tầng đồng bộ cho nó, lấy tàu sân bay làm hạt nhân, phối hợp với tàu ngầm, tàu hộ vệ, khu trục hạm và kỹ thuật vệ tinh Bắc Đẩu. Thứ hai, chiến lược cường quốc biển nhất thiết phải bảo đảm lợi ích quốc gia trên phạm vi toàn cầu, trong phạm vi toàn cầu, xây dựng một số căn cứ tiếp tế và trạm trung chuyển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trưởng của hạm đội viễn dương TQ.
Mục tiêu của chiến lược tái cân bằng CÁ - TBD của Mỹ là nhằm vào TQ, trong bối cảnh này, việc tăng cường trang thiết bị quân sự của các nước châu Á, trong một trình độ nhất định đã phân tán việc bá quyền trên biển, sự đan xen phức tạp về quyền lợi và lợi ích làm cho các nước không thể hành động thiếu suy nghĩ, mà phải tích cực tăng cường lực lượng biển của mình, trong thiết lập cân bằng tìm kiếm phát triển.
Các nước chạy đua tăng cường lực lượng quân sự trên biển, làm xấu đi hơn nữa tình hình an ninh CÁ - TBD, dẫn đến tình hình khu vực ngày càng căng thẳng, làm cho bất đồng của các quốc gia liên quan càng khó giải quyết hơn.
Bởi vậy, TQ thực hiện chiến lược cường quốc biển cần phải làm tốt thực sự việc xây dựng lực lượng trên biển, trong tình hình chiến lược “Tái cân bằng CÁ - TBD” của Mỹ không có lợi cho sự phát triển lực lượng trên biển của TQ, cùng với việc thúc đẩy giao lưu kinh tế và ngoại giao, phải tăng cường sức mạnh hải quân, chủ động mở rộng lợi ích ở nước ngoài, bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích biển của TQ. Từ đó vào giữa thế kỷ này vượt ra khỏi châu Á, đi ra thế giới, đến cuối thế kỷ này hoặc đầu thế kỷ 22, TQ sẽ thực hiện chiến lược cường quốc biển, từ đó thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
+ Tin từ Battambang - 3/9: Thủ tướng Campuchia Hun Sen hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc và Việt Nam (AKP - 3/9). Bên lề Hội chợ Triển lãm TQ - ASEAN lần thứ 10 tại Nam Ninh, TQ, ngày 2/9, TTg/CPC Hun Sen đã có cuộc hội đàm với TTg/TQ Lý Khắc Cường.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển và hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác nhiều hơn giữa Đảng cầm quyền.
TTg/TQ Lý Khắc Cường thông báo sẽ cho CPC vay thêm một khoản không lãi suất, giá trị 200 triệu NDT (khoảng hơn 32,6 triệu USD) thuộc dự án hỗ trợ hàng năm TQ dành cho CPC.
Cùng ngày, TTg Hun Sen cũng có cuộc gặp với TTg/VN Nguyễn Tấn Dũng. TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chúc mừng chiến thắng của Đảng Nhân dân CPC trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, chúc chính phủ Hoàng gia mới dưới sự lãnh đạo của TTg Hun Sen sẽ giúp CPC phát triển hơn nữa. TTg Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “Sự tiến bộ của CPC cũng là sự tiến bộ của các nước khác trong khu vực”.
Về phần mình, TTg Hun Sen cảm ơn sâu sắc VN vì những hỗ trợ VN dành cho CPC từ trước tới nay, đặc biệt là đã khuyến khích các doanh nghiệp VN đầu tư vào CPC.
+ Tin từ Philippines 3/9: Mỹ sẽ không đặt căn cứ quân sự thường trực tại Philippines (Philippines Daily Inquirer - 31/8/2013). Ngày 30/8, BTQP Mỹ Chuck Hagel đang ở thăm PLP đã có cuộc thảo luận với TTh/PLP Benigno Aquino về việc tăng cường sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở PLP, trong bối cảnh PLP đang chú trọng tới việc bảo vệ các yêu sách lãnh thổ tại các vùng biển tranh chấp.
Ông Chuck Hagel cho rằng, thoả thuận về tăng cường hiện diện quân sự Mỹ tại PLP sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước và góp phần hỗ trợ chương trình hiện đại hoá quân đội của TTh/PLP. Tuy nhiên, Mỹ không tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự thường trực ở PLP vì động thái này thể hiện sự trở lại của tâm lý chiến tranh lạnh đã lỗi thời. Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện luân phiên quân đội như đã thỏa thuận với Singapore và Australia gần đây.
BTQP/PLP Gazmin cho biết binh lính và các tàu quân sự của Mỹ sẽ được tiếp cận không chỉ các căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic và Zambales mà cả các cơ sở quân sự khác của PLP.
Cũng tại cuộc họp báo, BTQP Mỹ Hagel nhắc lại Mỹ ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc đàm phán COC nhằm quản lý các bất đồng và căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Mỹ khuyến khích các nước giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế được quốc tế chấp nhận, phù hợp với luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực nhằm thay đổi nguyên trạng.
Ngày12/8, Mỹ và PLP đã tuyên bố khởi động đàm phán một Thoả thuận khung về tăng cường hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ tại PLP. Dự kiến hai bễn sẽ trải qua bốn vòng đàm phán và hiện đã hoàn tất hai vòng.
+ Tin từ Nga - 3/9: Trung Quốc từng bước xây dựng quân đội chuyên nghiệp. Báo “Độc Lập” Nga ngày 3/9 đưa tin TQ đang tích cực hiện đại hóa quân đội theo hướng chuyên nghiệp. Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Trung ương, Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tập trận trên tàu sân bay Liêu Ninh kêu gọi quân đội TQ nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện kỹ năng tác chiến, luôn có ý thức bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền đất nước, làm được như vậy là quân đội đang quán triệt đường lối của ĐCS/TQ hiện đại hóa quân đội và chủ trương tăng cường tình nguyện nhập ngũ.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong khi vẫn giữ chế độ nghĩa vụ quân sự truyền thống, TQ đang hướng tới tinh nhuệ quân đội bằng cách kêu gọi lớp thanh niên thành phố và sinh viên đại học tham gia quân đội. Nhà nước ban hành chế độ đãi ngộ đối với số người này như tăng lương, sau khi rời quân ngũ có thể được nhận vào làm việc tại các cơ quan ngân sách hoặc khởi đầu sự nghiệp kinh doanh. Về thực chất “phòng thủ tích cực, năng động” có thể coi là là cốt lõi của học thuyết quân sự TQ thế kỷ XXI. Theo học thuyết này, TQ nhất định phải xây dựng được quân đội trang bị vũ khí đồng bộ, cân đối giữa các binh chủng, quân chủng, lúc nào cũng sẵn sàng thi hành nhiệm vụ phòng thủ hoặc tấn công theo công thức: “TQ không tấn công ai nhưng mỗi khi bị xâm lược sẽ sẵn sàng đánh trả”. Học thuyết chiến tranh nhân dân dựa trên nguyên tắc “toàn dân là chiến sĩ” hiện đang được thay đổi theo đường lối hoàn thiện các chỉ số đo chất lượng tiềm lực quốc phòng dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Nhưng việc cần thiết để hiện đại hóa quân đội là cần có đội ngũ chuyên gia trình độ cao. Vì vậy, chính quyền TQ tuy vẫn giữ chế độ nhập ngũ chung ở các cấp dưới, tập trung đào tạo cấp chỉ huy trong các trường đại học quân sự. Ngoài ra, quân đội còn được phép tuyển dụng những chuyên gia dân sự đầu ngành vào phục vụ trong các quân chủng, binh chủng của mình.
Ngay từ năm 2006, TQ đã đưa ra Chương trình hiện đại hóa sức mạnh quốc phòng, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu đến 2010 đã xong, giai đoạn hai đến 2020 tập trung hoàn chỉnh cơ khí hóa, tin học hóa quân đội. Nhiệm vụ chính là hoàn thiện khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các binh chủng, quân chủng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chung. Đến năm 2050, về mặt trang bị khí tài, Chương trình yêu cầu xây dựng quân đội TQ phải đạt cho được mức tinh nhuệ của quân đội các nước tiền tiến.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ làm việc tại Quỹ Jamestown Foudation, Bắc Kinh đang ráo riết kêu gọi các thành phần thanh niên có học thức tình nguyện tham gia quân ngũ với con số hiện lên tới 2,3 triệu người. Những người tốt nghiệp đại học hay các trường cao đẳng chuyên nghiệp tự nguyện nhập ngũ, sau khi giải ngũ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi của nhà nước: Họ được thanh toán học phí, ưu tiên khi thi tuyển vào làm việc tại cơ quan nhà nước, hỗ trợ kinh doanh. Còn những người tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn đến từ các tỉnh khác, nếu tự nguyện nhập ngũ, khi hoàn thành nhiệm vụ quân sự có thể được cấp hộ khẩu thủ đô. Chiến dịch vận động tự nguyện tham gia quân đội đang gặp thuận lợi do điều kiện tìm việc làm khó khăn, khoảng 33,6% sinh viên tốt nghiệp ký được hợp đồng với chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chủ trương tuyển mộ từ thanh niên đô thị hay sinh viên đại học không phải lúc nào cũng đạt mục đích đề ra. Số là, các sinh viên quen lối sống ngồi một chỗ, không đảm bảo thể lực theo yêu cầu của các lực lượng chiến đấu. Theo Trung tâm tuyển quân tại Bắc Kinh, 60% sinh viên khi vào tuyển, không vượt qua các thử thách đáp ứng chiến đấu, 23% cận thị, 19% quá béo phì hoặc quá gầy gò. Mặc dù vậy, trường Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh đã hợp tác thành công với binh chủng không quân TQ. Sinh viên Đại học Thanh Hoa học theo Chương trình dân sự 3 năm, sau đó học 1 năm tiếp tại trường quân sự. Tốt nghiệp khóa học, các sinh viên được cấp bằng lái máy bay chiến đấu.
+ Đài Tiếng nói nước Nga, RFA - 3/9: Nhật Bản muốn tăng ngân sách quốc phòng: Ngày 3/9, trong cuộc họp báo ở Tokyo, BTQP/NB Itsunori Onodera đã phát biểu, NB cần tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2014 tới để đối phó với nguy cơ đến từ TQ và Bắc Hàn, đồng thời muốn sửa đổi bản hiến pháp được ban hành từ sau Thế chiến Thứ hai để gia tăng hoạt động ở nước ngoài cũng như tham gia vào những hoạt động quân sự với các nước đồng minh.
Ông Onodera nói, chính phủ Nhật không thể ngồi yên trước những vấn đề trọng đại đang xảy ra trong khu vực, liên quan trực tiếp đến an ninh của quốc gia, trong đó bao gồm cả đe dọa đến từ nước khác. Trách nhiệm của Tokyo là phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước những hoạt động của TQ ở khu vực hai nước đang tranh chấp chủ quyền, và nguy cơ BTT có thể bắn hỏa tiễn tầm xa gây hấn với NB, kể cả việc hỏa tiễn của BTT bắn vào những căn cứ quân sự mà binh sĩ Mỹ đang trú đóng trên đất Nhật.
Về ý kiến phải sửa đổi bản hiến pháp hiện hành, có điều khoản quy định Nhật chỉ có cơ quan phòng vệ quốc gia và không được tham dự những hoạt động về quân sự ở nước ngoài. Ông cho rằng, những quy định này phải sửa đổi để quân đội Nhật tham gia vào lực lượng bảo vệ hòa bình quốc tế và tăng cường mức độ hợp tác với đồng minh, đặc biệt là với Mỹ. Đây là điều được Washington ủng hộ. Ngoài ra, ông Onodera cũng thông báo quân đội NB sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-35, là loại tối tân hơn chiến đấu cơ mà TQ và Nga đang có.
Trong khi đó, cùng ngày nhân dịp kỷ niệm 68 năm chiến thắng của TQ trong chiến tranh chống NB, NFN/BNG/TQ Tần Cương kêu gọi nhà chức trách NB đánh giá trung thực lịch sử cuộc xâm lược các nước châu Á, có thái độ trách nhiệm trước những vấn đề lịch sử và tương lai, thực hiện các bổn phận liên quan và có hành động thiết thực để gây dựng lòng tin từ các nước láng giềng châu Á và cộng đồng thế giới. Ông chỉ rõ, mọi âm mưu xét lại lịch sử cuộc xâm lược của NB đều gây làn sóng phẫn nộ từ phía các dân tộc bị áp bức ở châu Á và trên thế giới.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...