BBC - 6/3: Tàu cá Việt lại bị tấn công ở Hoàng Sa: Theo báo An ninh Thủ đô, ngày 1/3, tàu cá mang số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và 14 ngư dân đã bị TQ tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu cá này đã về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng "mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt TQ đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người TQ tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng". Được biết, chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa. Ông Lựu cho biết, một tàu sắt của TQ với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá của ông. Nhiều đối tượng người TQ dùng hung khí khống chế ông và những thuyền viên trên tàu. Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người TQ, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không.

Từ đầu 2014, được biết đã có 4 vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người TQ tấn công ở Hoàng Sa.

Trong khi đó, ngày 5/3, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển VN đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vùng Cảnh sát biển 2. Tại lễ kỷ niệm, Vùng Cảnh sát biển 2 thông báo trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ trên biển và xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển VN, trong đó có nhiều tàu TQ.

Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định). Khu vực này được cho là tối quan trọng vì có các vùng biển TQ cũng nhận là của họ.

+ RFA, RFI, VOA - 6/3: Manila: Việt Nam ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông. Phó TTh PLP Jejomar Binay cho biết VN ủng hộ Manila trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa PLP với TQ ở Biển Đông. Báo Inquirer dẫn lời Phó TTh Jejomar Binay cho hay đại sứ VN tại PLP, ông Trương Triều Dương, đã bày tỏ sự ủng hộ này trong một cuộc điện đàm với ông Binay hôm 4/3. Nguồn tin này nói rằng đại sứ VN cũng thông báo với PLP rằng Malaysia cũng có chung quan điểm. Ông Dương nói sự cố gần đây khi tàu tuần duyên TQ dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân PLP ra khỏi bãi cạn Scarborough là điều cũng đã có xảy ra với ngư dân VN.

Phó TTh PLP cho rằng các nước ASEAN cần có một lập trường cứng rắn để chống lại các tuyên bố giành chủ quyền gây hấn của TQ.

Trong một tin khác, ngày 6/3, NPN của quân đội PLP cho biết, Manila đầu tư 500 triệu peso (hơn 11 triệu USD) để nâng cấp căn cứ Ulugan Bay. Đây là căn cứ gần đảo Trường Sa nhất nằm ở phía tây đảo Palawan và là trụ sở của lực lượng tuần duyên đặc trách toàn bộ bờ tây PLP. 

Trên nguyên tắc, vào tháng 5/2014, TTh Benigno Aquino sẽ chính thức thông báo dự án nói trên trong chuyến thăm căn cứ quân sự của Hải quân PLP tại Ulugan Bay. Theo kế hoạch, PLP dự trù mở rộng hoạt động của căn cứ hải quân này để  các tàu lớn có thể dễ dàng cập bến ”.

6/3: Truyền thông nước ngoài bày tỏ quan ngại về mức tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc. Một số nhận định đáng chú ý như sau: (i) TQ nhiều năm nay luôn tăng chi quốc phòng với tốc độ 2 con số, điều này phản ánh tham vọng của quân đội TQ, vì TQ thấy tự tin với sức mạnh kinh tế của mình, đồng thời cũng rất tự tin trong tranh chấp lãnh thổ với NB và các nước láng giềng khác. Dự chi quốc phòng năm nay của TQ có tỷ lệ lớn nhất từ năm 2011 đến nay và là sự tiếp tục tăng mạnh chi quốc phòng TQ trong suốt 20 năm qua. Trước khi TQ công bố dự chi quốc phòng 01 ngày, Mỹ vừa đưa ra kiến nghị cắt giảm quy mô quân sự và giảm chi tiêu của Chính phủ Mỹ.

(ii) Giới phân tích cho rằng, chi phi quốc phòng thực tế của TQ còn lớn hơn nhiều con số được công bố công khai. Theo tính toán của Mỹ, chi quốc phòng TQ năm 2012 khoảng từ 135 tỷ - 215 tỷ USD, gấp 3 lần của Ấn Độ, và còn nhiều hơn cả 04 nước và khu vực cộng lại là NB, HQ, VN và ĐL.

(iii) Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế cho biết, chi tiêu quân sự TQ năm 2030 có thể sẽ ngang bằng với Mỹ, tuy nhiên về mặt trình độ và kỹ thuật thì có thể phải cần thêm một thời gian dài nữa mới có thể đuổi kịp Mỹ.

(iv) Về nội dung “thống nhất thúc đẩy toàn diện chuẩn bị chiến đấu quân sự trên các phương diện, các lĩnh vực” trong Báo cáo Công tác chính phủ của TTg Lý Khắc Cường, cho rằng “đây đồng nghĩa với việc phát đi tín hiệu chiến lược”, vì tranh chấp kéo dài với NB, PLP và các nước láng giềng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.

(v) Việc TTg Abe viếng đền Yasukuni, TQ phản ứng cho rằng không cho phép đi vào vết đổ của bánh xe lịch sử, TQ còn chủ trương xây dựng cường quốc biển…tất cả đều nhằm vào NB. BQP NB ngày 5/3 bày tỏ, việc thiếu minh mạch trong chi tiêu quân sự TQ khiến thế giới lo ngại, NB sẽ theo dõi chặt chẽ mức tăng chi quân sự của TQ năm nay và giữ mối liên hệ chặt chẽ với các nước xoay quanh vấn đề này.

(vi) Tăng chi quân sự của TQ thực sự có phải vì có mục tiêu chủ định? Có báo chí còn lưu ý đến chi tiết, khi TTg Lý Khác Cường đọc báo cáo công tác Chính phủ nhận được hơn 40 lần vỗ tay hoan nghênh, trong đó lần dài nhất và lớn nhất là 12 giây, là khi đọc đoạn “bảo vệ thành quả thắng lợi và trật tự quốc tế sau chiến tranh thế giới lần 2, quyết không cho phép đi vào vết đổ của lịch sử”. Điều này rõ ràng là nhằm vào NB - kẻ phủ định xâm lược.

Trong khi đó, báo chí Pháp đưa một số thông tin về việc TQ tăng ngân sách quốc phòng năm 2014, gây ra lo ngại cho các nước khu vực, đặc biệt là NB: Bộ tài chính TQ thông báo tăng 12,2% ngân sách quốc quốc phòng trong năm 2014 trong bối cảnh nước này có tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng tại khu vực, đạt mức 95,9 tỷ euro và đây cũng là xu hướng những năm qua (11,2% năm 2012, 10,7% năm 2013). Hiện ngân sách quốc phòng của TQ đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số thực còn cao hơn rất nhiều. Theo BQP Mỹ, ngân sách quốc phòng 2012 của TQ dao động trong khoảng từ 98 tỷ đến 156 tỷ euro.

Việc ngân sách quốc phòng của TQ tăng hai con số liên tiếp trong nhiều năm, đi kèm với chính sách không minh bạch hóa về quốc phòng đã gây ra lo ngại cho các nước láng giềng, đặc biệt là NB. NT Mỹ John Kery trong chuyến thăm TQ ngày 14/2 cũng bày tỏ lo ngại và yêu cầu TQ phải “minh bạch” hơn nữa về phương diện quốc phòng, sau khi xuất hiện căng thẳng do TQ đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.

Đài Loan: Biển Đông (Mạng Liên hợp ngày 4/3). ĐL đã tiến hành khởi công xây dựng cầu cảng tại đảo Thái Bình (Ba Bình) vào tháng 2/2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2016 với tổng chi phí khoảng 3,37 tỷ đài tệ. Do nhận được nhiều sự chú ý của các bên tranh chấp liên quan ở Biển Đông nên dự án đã âm thầm khởi công, không thông báo ra bên ngoài cũng như tổ chức Lễ khởi công công trình. Cục Hải tuần ĐL cho biết do đảo Thái Bình là khu vực quân sự nên tiến độ thi công cầu cảng được giữ kín, các nhà cung cấp dịch vụ cho công trình đều phải thông qua kiểm tra kỹ lưỡng. Cầu cảng mới được thiết kế theo hình chữ L, mở rộng ra mặt biển. Dự kiến sau khi hoàn thành, cùng với Bệnh viện Nam Sa (Trường Sa) sẽ trở thành địa điểm cứu hộ cứu nạn cho tàu cá và ngư dân ĐL cũng như các tàu cá và ngư dân nước ngoài khác.

+ VOA - 5/3: Tư lệnh quốc phòng ASEAN kêu gọi Quy tắc ứng xử Biển Đông. Ngày 5/3, Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng ASEAN không chính thức lần thứ 11 đã khai mạc tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar để thảo luận về những thách thức an ninh khu vực.

Tư lệnh quân đội các nước ĐNÁ cùng nhắc lại tầm quan trọng của việc có được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý để giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Tổng tư lệnh lực lượng quốc phòng nước chủ nhà nhấn mạnh, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình giữa những nước có liên quan, theo phương thức song phương hoặc đa phương.

Thông cáo chung của Hội nghị nói rằng "việc hoàn tất sớm Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông là thiết yếu đối với an ninh hàng hải và môi trường an ninh ổn định trong khu vực".

 

Tổng hợp